Thánh Anphongsô và Mầu Nhiệm Giáng Sinh

not4

Thánh Anphongsô suy tư về tình yêu của Chúa Giêsu và công trình cứu độ của Người qua ba sự kiện: Nhập Thể, Cuộc Khổ Nạn và Bí tích Thánh Thể. Mầu Nhiệm Nhập Thể, đặc biệt, đã liên tục hiện diện trong những suy tư của Thánh Anphongsô, được trình bày trong các tác phẩm, những bài suy niệm, cầu nguyện, và các bài Thánh Ca. Lòng yêu mến, sự tin tưởng và thành kính đối với Ngôi Lời Nhập Thể, đối với Hài Nhi Giêsu tại Bethlehem, chiếm ưu thế trong những suy tư đó.

Đối với Thánh Anphongsô, tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện không chỉ ở thực tế của Mầu Nhiệm Nhập Thể mà còn ở cách tình yêu ấy được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó làm nổi bật sự tương phản giữa “Thiên tính và Nhân tính”. Đi đôi với những điều trên, Thánh Anphongsô đã viết trong cuốn “Tuần Cửu Nhật Giáng Sinh”: Chúa Giêsu đã trở nên nhỏ lại. Ngài đã che giấu bản tính Thiên Chúa để không khiến chúng ta xa rời sự uy nghi của Ngài, thay vào đó mang lại cho chúng ta sự tin tưởng và khiến chúng ta trở nên có thể tiếp cận  với tất cả mọi người. Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận tôi đòi để khiến chúng ta vượt qua nô lệ của tội lỗi và lề luật và đồng thời ban cho chúng ta sự tự do của con cái của Thiên Chúa. Thật đáng ngạc nhiên khi giải thích về việc sự tôn cao của con người lại tương ứng với sự tự hủy của Thiên Chúa, với nhịp điệu không ngừng của sự cho đi và nhận lãnh.

Và Thánh Anphongsô tiếp tục triển khai các khía cạnh khác nhau của Mầu Nhiệm Nhập Thể với một số lượng lớn các đề tài được rút ra từ truyền thống của thời đại của Ngài, vốn đào sâu với những suy tư cá nhân và sự tham gia sống động. Ngài viết: “Chúa Giêsu đã trở nên một Hài nhi vô tội”. Đây chính là khía cạnh cứu chuộc của Mầu Nhiệm Nhập Thể, mà trong đó, từ khi sinh ra cho đến Cuộc Khổ Nạn, Ngài đã tự mình gánh lấy mọi tội lỗi của thế giới.

Ngoài ra, sự nghèo khó của Chúa Giêsu là một trong những khía cạnh đặc trưng nổi bật nhất của Thánh Anphongsô qua việc chiêm ngắm Máng cỏ, có lẽ bởi vì ở điểm này, Ngài cảm thấy đồng điệu hơn với sự nghèo khó này: Thánh Anphongsô, giống như Chúa Giêsu, đã trở nên nghèo khó, bỏ mặc tất cả mọi thứ để bước theo Ngài và cảm thấy gần gũi với những người nghèo. Tuy nhiên, Thánh Anphongsô đã nhận ra rằng sự nghèo khó của Ngài thì quả là chẳng đáng kể so với Chúa Giêsu. Với Mầu Nhiệm Nhập Thể, theo một nghĩa nào đó, Thiên Chúa đã biểu lộ bản chất của mình: “Từ bỏ tất cả để tự hiến hoàn toàn”. Và Thánh Anphongsô viết: “Từ chính mình, Ngài đã trở thành của chúng ta”.

Nói một cách ngắn gọn, Thánh Anphongsô đã sử dụng tất cả các phương tiện văn chương để bày tỏ cảm xúc của mình về đức tin và tình yêu, về sự ăn năn hoán cải và sự khiêm nhường, về lòng biết ơn và sự kính sợ, vốn phát sinh nơi Ngài và điều đó thôi thúc tất cả mọi Kitô hữu vào dịp Lễ Giáng sinh, vì Mầu Nhiệm tuyệt luân về một Thiên Chúa, Đấng đã trở nên một người phàm để con người trở nên giống với Thiên Chúa, Mầu Nhiệm về một Thiên Chúa đã trở nên con người để cứu cả nhân loại.

Trích từ: P. Giovanni Velocci, S. Alfonso e il mistero del Natale, in: Alfonso M. De Liguori, Maestro di Vita Spirituale, a cura di Vincenzo Ricci.

(redentoristasdecolombia.com)

Minh Tuệ (theo Scala News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube