Thần khí của Cha và của Con - (tiếp theo)

Theo các sách Tân ước, Thần khí là Ngôi thứ ba trong thứ tự Ba Ngôi. Ngài không đi trước Cha hay Con, tuy Ngài là hố thẳm của mầu nhiệm Thiên Chúa, là đúc kết các thuôc tính như: quyền năng, sự thánh thiên. Ngài là Thân khí của cả Cha và Con và không Ngôi vị nào xuất tự Ngài. Tất cả bản vị Ngài được xác lập trong tương quan với Cha và với Con.

Ngài triển xuất từ Cha ở ngay giây phút Cha sinh hạ:Thien-Chua-Cha-trong-Con,-Thanh-Than-01

  • Kinh thánh đánh giá mối quan hệ giữa Thần khí với Cha bằng chữ “triển xuất từ Cha” (Yn 15, 26). Triển xuất có nghĩa Thần khí bắt nguồn trong Cha nhưng không do Cha sinh hạ. Ngài là mãnh lực, là ý muốn của Cha, là sự sống vọt ra từ Cha, mà mãnh lực, ý muôn của ai xuất ra từ kẻ đó nhưng không phải do kẻ đó sinh chúng ra. Thần khí quan hệ với Cha khác hằn quan hệ của Con.
  • Thế nhưng quan hệ của Thần khí với sự sinh hạ rất mật thiết: Ngài triển xuất ngay trong giây phút Cha sinh hạ Con. Ngài là Thần khí của Cha trong chức làm Cha. Và chính trong chức năng sinh hạ Con mà Cha là nguồn mạch Thần khí.

Ngài liên kết với Con và triển xuất từ quan hệ giữa Cha và Con.

  • Trong lịch sử làm Người của Con, tức trong Đức Kitô, Thần khí và Con không tách rời, mà liên kết với nhau thường xuyên. Tất cả hoạt động của Thần khí tập trung vào Con:
  • Ngài làm cho Con được sinh ra trên đời.
  • Ngài giúp Chúa Con nên Con thảo suốt đời và qua cuộc tử nạn phục sinh.
  • Ngài phát huy tử hệ của Đức Giêsu.
  • Ngài làm Đức Giêsu nên “Con người của Thần khi” do đó nên Con thảo thật sự
  • Ta chỉ có một con đường để hiểu mầu nhiệm Thần khí trong Ba Ngôi, đó là dựa vào sự hiểu biết về Đức Kitô: khi đó ta hiểu Thần khí chẳng những triến xuất từ Cha ngay lúc Cha sinh hạ mà còn triến xuất từ quan hệ giữa Cha và Con.

Thần khí là chính sự sinh hạ:

  • Thần khí không sinh, không được sinh, nhưng Ngài lại là Thần khí của Đấng sinh thành và của chức làm Con.
  • Ta cần nhớ tất cả mầu nhiêm của Cha là sinh ha Con. Vậy nếu Thần khí triển xuất từ Cha, mà tất cả mầu nhiệm là sinh hạ, và nếu Thần khí không phải là Con thì tất nhiên Ngài chính là sự sinh hạ. Thần khí là hoạt động của Cha với tư cách là Cha. Ngài là hiện thân sự sinh hạ.
  • Thế mà chi trong cuộc Vượt qua của Đức Giêsu, sự sinh hạ đời đời của Ngôi Lời mới hoàn tất trọn vẹn trong tạo thành (Cv 13, 33). Với việc sinh hạ từ nay được thể hiện trọng trần gian đó, Thần khí mới hiện diện giữa tạo thành nguyên si như trong Thiên Chúa, vì Ngài chính là sự sinh hạ. Trước đó, khi Đức Giêsu được tồn vinh, chưa có Thần khí trong trần gian.

Thần khí của Con nữa

Thánh Thần là chính sự sinh hạ mà cả Cha và Con cùng sở hữu. Thần khí không những của Cha mà của Con nữa.

Vì Cha thông ban cho Con

  • Thánh Thần là kho tàng của Thiên Chúa. Cha thông chia cho Con kho tàng đó, cũng như thông chia hữu thể, quyền năng, sự thánh của mình.
  • Khi sinh hạ Con, Cha ban cho Con được “hiện hữu” trong Thần khí, trong tất cả sự viên mãn của hoạt động Thần khí.
  • Khi phục sinh Con, Cha ban Thần khí cho Con, làm cho Đức Kitô.
  • Nên Thần khí tác sinh làm cho sống: (1 C 5, 45).
  • Nên hình ảnh giống hệt Cha, vì có sự viên mãn Thần khí

Nhưng Chúa Con sở hữu Thần khí một cách khác Cha.

  • Vì Cha là Đấng sinh hạ trong Thần khí.
  • Con là Đấng được sinh hạ trong Thần khí.
  • Cha là mạch suối ban Thần khí.
  • Con tiếp nhận Thần khí.

Vậy Con sở hữu Thần khí bằng cách tiếp nhận; kho tàng là của chung, chi có sự khác biệt ở chỗ Cha là Cha, Con là Con mà thôi.

Cha cũng chia sẻ cho Con quyền được phân phát Thần khí:

  • Cha chia sẻ cho con mọi đặc quyền của Người, kể cả quyền phân phát Thần khí.
  • Từ khi thành Thần khí của Con thì Thần khí cũng là hơi thở của Con. Mà Thần khí chỉ còn là hơi thở, hơi khí của Con khi Con phát ra hơi thở đó.
  • Thần khí là sự hiến ban hoàn toàn, không phải một sự vật, một “cái để có, để giữ” nên cũng phải được hiến ban đi.
  • Thần khí là sự xuất thần, là vọt ra từ nguồn: Ngài cư ngụ nơi Con bằng cách vọt ra từ Con.
  • Thần khí là tình yêu, nên con phải yêu, nghĩa là phải phát ra Thần khí thì Thần khí mới được ban cho Con.
  • Ta hiếu rõ phần nào các điều trên nhờ vào cuộc Phục sinh của Đức Kitô:
  • Khi Thần khí tràn vào Ngài, Đức Kitô trở nên Thần khí và hơn thế trở nên nguồn suối Thần khí cho tín hữu, trở nên “Thần khí tác sinh”.
  • Đến lượt tín hữu: khi được Thần khí cư ngụ, cũng lại lan tỏa Thần khí. Thần khí biến họ thành mạch nguồn ân sủng, thành kẻ xá giải tội lỗi (Yr. 20, 22)
  • Đức Giêsu chỉ nên nguồn ban Thần khí khi lên cùng Cha, khi triệt để trở về lại với tử hệ hằng hữu của Ngài, khi bản thân Ngài được hoàn toàn chìm sâu trong mầu nhiệm Ba Ngôi, kết nhập vào vinh quang làm Con cho đến tận thề xác Ngài. Bởi vì trở nên mạch suối Thánh Thần là một đặc ân của chức làm Con, quyền định liệu vê Thần khí là do chức làm Con. mà chi khi được tôn vinh, được sinh hạ, Ngài mới hoàn toàn thụ hưởng đặc quyền làm Con.
  • Cha là nguồn cội của sứ mạng của Thần khí, Cha sẽ sai Thần khí từ nơi Cha (Yn 15, 26) nhưng chính Chúa Con cũng là nguồn cội việc sai Thần khí, nên Đức Giêsu nói trắng ra: Thánh Thần mà Cha sẽ phái đi nhân danh Thầy (Yn 14, 26). Cha và Con hợp nhất với nhau, cùng sai phái Thánh Thần, cũng là nguồn cội sứ mạng của Đấng Bầu Chữa.

Chúa Con chia sẻ tất cả vinh quang của Cha, vinh quang được sở hữu và được ban phát Thần khí.

  • Tuy ngang hàng nhau trong việc sở hữu và ban phát Thần khí, Cha và Con lại khác nhau:
  • Khác nhau ỏ khía cạnh chức làm Cha và chức làm Con.
  • Khác nhau ở chỗ Cha là nguồn ban cho Con được Thần khí: nguồn mạch ban cho được trở thành nguồn mạch.
  • Đức Giêsu đã ám chỉ đến thứ tự Ba Ngôi này khi nói “Thầy sẽ sai Thần khí sự thật từ nơi Cha” (Yn 15, 26) cũng như “Đức Giêsu thốt ra những Lời của Cha” (Yn 14, 24. 17, 14).
  • Tuy khác nhau, Cha và Con không thua kém nhau:

Như cha mẹ yêu thương con thì đánh thức tình mến nơi con, làm cho con biết yêu mến, nguồn tình yêu làm cho có nguồn tình yêu. Nhưng rồi con đáp lại cha mẹ bằng tình yêu mến và lại kích thích tình yêu mến của cha mẹ: ‘lúc đau cha mẹ cho con, bây giờ con lại cho cha mẹ’ Đức Giêsu nói: “Cha Thầy yêu mến Thầy, vì Thầy hiến mạng sống Thầy” (Yn 10, 17) vì Thầy thi thố một cử chi yêu mến tuyệt đối.

Con không thua Cha, tuy thọ lãnh mọi sự từ Cha, vì Con lại phát động trong Cha một tình yêu làm cho Cha là Cha.

Thần khí làm cầu nối giữa hai bên trong một chuyên động “âm dương” duy nhất, qua đó Cha sinh hạ Con và Lời được sinh hạ. Thần khí được ví với cái hôn qua đó tình yêu hai bên dành cho nhau biểu hiện ra và kích thích nhau.

Thần khí là một Ngôi thứ ba, là sự sinh hạ.

  • Thánh Thần chủ yếu nằm trong quan hệ giữa Cha và Con. Vì thế ta phải gọi Ngài là Ngôi thứ ba.
  • Trong Cha và Con, môt cách khác nhau Thần khí là Ngôi vị hiện thân sự sinh hạ: nhận thức được Thần khí là sự sinh hạ hằng hữu là ta đã nói lên được một lời thiết yếu về Ngôi vi Thần khí.

Thần khí không rời xa Cha và Con

  • Khi nghe Kinh thánh nói: “Thần khí triển xuất từ Cha và được Đức Kitô sai đi”, ta chớ hình dung Ngài từ bỏ Cha và rời xa Con. Ngài giống tình yêu: tuy làm người ta ngây ngất, xuất thần, tình yêu không ra khỏi người đang yêu, mà đưa kẻ đó vào trong mình, xuống tận đáy thẳm chưa ngờ tới của mình.

Thần khí triển xuất từ Cha và Con ngay ở nới chức làm Cha và làm Con đang thể hiện, bằng cách ở lại hố thầm thâm, nơi sức sống Ba Ngôi khởi động và kết liễu, tức trong chính Cha và trong chính Con.

Theo F. X. Durrwell, C.Ss.R.

trong “Thần Khí Thánh của Thiên Chúa”

(Còn tiếp)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube