Sự ngược đãi trở nên tồi tệ hơn đối với các Kitô hữu tại Myanmar sau cuộc đảo chính

Các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni tham gia huấn luyện quân sự tại trại của họ gần Demoso ở bang Kayah của Myanmar vào ngày 6 tháng 7. (Ảnh: AFP)

Các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni tham gia huấn luyện quân sự tại doanh trại của họ gần Demoso ở bang Kayah của Myanmar vào ngày 6 tháng 7 (Ảnh: AFP)

Tình hình đã trở nên xấu đi đáng kể kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ dân sự vào tháng Hai.

Các Kitô hữu và các nhóm sắc tộc thiểu số ở Myanmar chủ yếu theo Phật giáo hiện đang phải đối mặt với sự áp bức ngày càng gia tăng dưới chính quyền lật đổ chính phủ dân sự vào ngày 1 tháng 2.

Các chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ gia tăng của việc đàn áp các nhóm sắc tộc thiểu số và tôn giáo, bao gồm các Kitô hữu trong một cuộc thảo luận nhóm.

Hội thảo trực tuyến được tổ chức bởi cơ quan giám sát đàn áp tôn giáo quốc tế mang tên “Quan tâm Kitô quốc tế” (International Christian Concern – ICC) có trụ sở tại Hoa Kỳ vào ngày 8 tháng 7.

Các tham luận viên cũng thảo luận về báo cáo mới của ICC được công bố vào ngày 16 tháng 6, “Bị mắc kẹt giữa hai làn đạn: Các nhóm thiểu số Kitô giáo của Myanmar theo quy tắc Tatmadaw”.

Báo cáo tiết lộ thông tin chi tiết về các Kitô hữu ở các vùng sắc tộc thiểu số như bang Kachin, Kayah và Chin và bang Wa, nơi họ từng phải đối mặt với sự đàn áp và bức hại trong hơn 5 thập kỷ cai trị tàn bạo của quân đội.

Trong cuộc thảo luận, Nadine Maenza, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, cho biết tình hình đã trở nên xấu đi một cách đáng kể kể từ cuộc đảo chính cách đây 5 tháng.

“Không một nhóm thiểu số tôn giáo nào được an toàn trước sự ngược đãi hoặc phân biệt đối xử” bà Maenza nói.

Ông David Eubank thuộc Tổ chức “Free Burma Rangers” (FBR), một nhóm nhân đạo Kitô giáo, đã nói về hàng ngàn người phải di tản ở các khu vực sắc tộc, đặc biệt là ở bang Karen nơi ông đang phục vụ.

Ông Eubank đã chia sẻ câu chuyện gần đây về việc bị quân đội bắn trong khi dân làng cố gắng trồng lúa ở bang Karen.

Ông Eubank đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ nhân đạo, đặc biệt là ở các bang Karen, Kayah và Chin, nơi hàng nghìn người đã phải di tản.

Do các cuộc không kích và các vụ tấn công bừa bãi của quân đội, hàng nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa và lánh nạn trong các nhà thờ và các khu rừng rậm ở ba khu vực chủ yếu là Kitô giáo.

Giữa bối cảnh của cuộc xung đột gần đây, các nhà thờ đã bị đột kích và pháo kích, và quân đội đóng quân trong các khuôn viên nhà thờ, trong khi các Linh mục và Mục sư đã bị bắt giữ và nhiều dân thường không có vũ trang bao gồm cả các Kitô hữu đã bị giết hại.

Hơn 230.000 người đã phải di tản ở các bang Kachin, Kayah, Karen, Chin và Shan sau sự leo thang trong cuộc giao tranh giữa quân đội và các nhóm vũ trang sắc tộc và Lực lượng Phòng vệ Nhân dân kể từ tháng Ba.

“Myanmar đang đối mặt không chỉ với cuộc khủng hoảng chính trị mà còn là cuộc khủng hoảng nhân đạo và kinh tế”, Benedict Rogers, trưởng nhóm Đông Á của “Tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (Christian Solidarity Worldwide – CSW) có trụ sở tại Vương quốc Anh cho biết.

Ông Rogers kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu và các biện pháp trừng phạt được nhắm mục tiêu nhằm cắt đứt huyết mạch của chế độ quân sự.

“Nó cũng nên được duy trì càng nhiều càng tốt vì nó có thể là một cuộc đấu tranh lâu dài và mạnh mẽ trong phong trào ủng hộ dân chủ đang diễn ra của Myanmar, vì vậy nó cũng cần phải mãnh liệt và bền vững”, ông Rogers cho biết thêm.

Báo cáo của ICC đưa ra một số khuyến nghị đối với cộng đồng quốc tế nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt, tạo ra một khối gắn kết và ủng hộ chính phủ thống nhất quốc gia do các nhà lập pháp bị lật đổ thiết lập.

“Việc bảo vệ nhiều nhóm sắc tộc thiểu số và tôn giáo của Myanmar, bị đàn áp từ lâu bởi Tatmadaw, là một vấn đề quan trọng và phải được xếp hạng cao trong danh sách ưu tiên của cộng đồng quốc tế”, báo cáo cho biết.

Các Kitô hữu chiếm khoảng 6% trong tổng dân số 54 triệu người của Myanmar, trong khi Phật giáo là quốc giáo chiếm gần 89%.

Quốc gia Đông Nam Á đã bị xếp hạng thứ 18 trong danh sách Theo dõi Thế giới năm 2021 của Tổ chức “Open Doors Hoa Kỳ” về các quốc gia nơi các tín hữu Kitô giáo phải đối mặt với cuộc bức hại nghiêm trọng nhất. Chủ nghĩa dân tộc tôn giáo đặc biệt mạnh mẽ ở Myanmar và thúc đẩy nhiều cuộc đàn áp các tín hữu Kitô giáo.

Minh Tuệ (theo UCA News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube