Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các quốc gia châu Âu thực hiện ‘trách nhiệm chung’ đối với những người tị nạn và di cư

Buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội trường Paul VI tại Vatican, ngày 22 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội trường Phaolô VI tại Vatican, ngày 22 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các quố gia châu Âu thực hiện “trách nhiệm chung” đối với những người tị nạn và những người di cư.

Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Phaolô VI tại Vatican vào ngày 22 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng chuyến Tông du gần đây của ngài tới Síp và Hy Lạp cho thấy một số quốc gia đang chịu gánh nặng lớn hơn so với những quốc gia khác.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Trong chuyến viếng thăm của tôi đến Síp và Hy Lạp, tôi đã có thể một lần nữa đích thân chạm vào những con người bị tổn thương nơi những người tị nạn và những người di cư. Tôi cũng lưu ý rằng chỉ một số quốc gia châu Âu đang gánh chịu phần lớn hậu quả của hiện tượng di cư này ở khu vực Địa Trung Hải, trong khi trên thực tế, trách nhiệm chung là hết sức cần thiết mà không quốc gia nào có thể miễn trừ cho mình”, Đức Thánh Cha nói.

“Đặc biệt, nhờ sự cởi mở rộng rãi của các nhà chức trách Ý, tôi đã có thể đưa đến Rôma một nhóm bao gồm những người mà tôi đã gặp trong cuộc hành trình của mình: một số người trong số họ đang hiện diện ở đây giữa chúng ta hôm nay. Hãy chào mừng họ!”.

Đức Thánh Cha tiếp tục: “Với tư cách là một Giáo hội, chúng tôi sẽ chăm sóc họ trong những ngày tháng tới. Đây là một dấu hiệu nhỏ bé mà tôi hy vọng sẽ đóng vai trò như là một sự kích thích cho các quốc gia Châu Âu khác, để họ có thể cho phép các cộng đồng Giáo hội địa phương chăm sóc những anh chị em khác đang cần được di dời khẩn cấp”.

“Trên thực tế, có nhiều Giáo hội địa phương, các Dòng tu và các tổ chức Công giáo sẵn sàng chào đón và đồng hành với họ để hướng tới một sự hội nhập hiệu quả. Tất cả những điều cần thiết là một cánh cửa rộng mở”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trên vào cuối buổi tiếp kiến chung được phát trực tiếp của mình.

Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết sau buổi tiếp kiến chung, Đức Thánh Cha đã chào đón một bé gái mà ngài đã gặp trong chuyến viếng thăm trại tị nạn Mavrovouni trên đảo Lesbos của Hy Lạp vào ngày 5 tháng 12. Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết rằng bé gái này đang có mặt ở Rôma cùng với gia đình để được điều trị, sau sự can thiệp của Đức Thánh Cha và với sự hỗ trợ của Cộng đồng Sant’Egidio.

Giáo hoàng Francis chào mừng một gia đình từ trại tị nạn Mavrovouni ở Lesbos, Hy Lạp, sau buổi tiếp kiến chung của ngài tại Hội trường Paul VI, ngày 22 tháng 12 năm 2021. Vatican Media.

Đức Thánh Cha Phanxicô chào mừng một gia đình đến từ trại tị nạn Mavrovouni ở Lesbos, Hy Lạp, sau buổi tiếp kiến chung của ngài tại Hội trường Phaolô VI, ngày 22 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong bài chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về sự ra đời của Chúa Giêsu, điều mà ngài mô tả như một sự kiện mà “lịch sử không thể bỏ qua”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng vì Đức Mẹ và Thánh Giuse không thể tìm thấy một chỗ để trú lại qua đêm, Chúa Giêsu đã được sinh hạ trong một chuồng bò.

cq5dam.web.800.800

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha nói: “Hãy nghĩ xem: Đấng tạo thành vũ trụ… Ngài không được ban cho một nơi để sinh ra”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhắc lại rằng sự ra đời của Chúa Giêsu đã được một Thiên sứ loan báo cho “những mục đồng thấp hèn”.

“Các mục đồng là hiện thân của những người nghèo của Israel, những người thấp hèn sống nội tâm với ý thức về mong muốn của chính họ”, Đức Thánh Cha nói. “Chính vì lý do này, họ tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa hơn những người khác. Họ là những người đầu tiên được chiêm ngắm Con Thiên Chúa làm người, và cuộc gặp gỡ này đã biến đổi họ một cách sâu sắc”.

cq5dam.web.800.800 (2)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Tất cả những gì được biết một cách chắc chắn về các nhà đạo sĩ, những người đã đến chiêm bái Hài Nhi Giêsu đó là họ đến từ Đông phương, Đức Thánh Cha giải thích.

“Các nhà đạo sĩ đại diện cho các dân tộc ngoại giáo, đặc biệt là tất cả những người đã tìm kiếm Thiên Chúa qua nhiều thời đại, và những người bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm Ngài”, Đức Thánh Cha nói.

“Họ cũng đại diện cho những người giàu có và quyền lực, nhưng chỉ những người không làm nô lệ cho của cải, những người không ‘bị sở hữu’ bởi những thứ họ tin rằng họ nắm trong tay”.

cq5dam.web.800.800 (4)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng Phúc Âm tường thuật về sự ra đời của Chúa Giêsu nhấn mạnh rằng đó là “một sự kiện phổ quát liên quan đến toàn thể nhân loại”.

“Anh chị em thân mến, sự khiêm nhường là con đường duy nhất dẫn chúng ta đến với Thiên Chúa. Đồng thời, đặc biệt vì nó dẫn chúng ta đến với Ngài, sự khiêm nhường cũng dẫn chúng ta đến những điều cốt yếu của cuộc sống, đến ý nghĩa chân thật nhất của nó, đến lý do đáng tin cậy nhất để giải thích tại sao cuộc sống thực sự đáng sống”, Đức Thánh Cha nhận xét.

cq5dam.web.800.800 (6)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Chỉ có sự khiêm tốn mới có thể mở ra cho chúng ta kinh nghiệm về chân lý, về niềm vui đích thực, về việc nhận thức được điều gì là quan trọng. Nếu không có sự khiêm nhường, chúng ta bị ‘cắt đứt’ khỏi sự hiểu biết về Thiên Chúa và sự hiểu biết về chính mình. Khiêm tốn là điều cần thiết để hiểu được bản thân mình cũng như để hiểu rõ về Thiên Chúa”.

“Các nhà đạo sĩ thậm chí có thể vĩ đại theo logic của thế giới, nhưng họ tự biến mình trở nên thấp hèn, khiêm tốn, và chính vì điều này mà họ đã thành công trong việc tìm thấy Chúa Giêsu và nhận biết Ngài. Họ đã đón nhận sự khiêm tốn của việc tìm kiếm, của việc bắt đầu một cuộc hành trình, của việc kêu cầu, của việc chấp nhận sự rủi ro, của việc phạm phải sai lầm”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng mỗi người đều có một nỗi khắc khoải nội tâm thôi thúc họ tìm kiếm Thiên Chúa.

“Công việc của chúng ta không phải là loại bỏ sự khắc khoải đó, nhưng là cho phép nó phát triển bởi vì chính sự bồn chồn khắc khoải đó tìm kiếm Thiên Chúa; và, với ân sủng của Ngài, chúng ta có thể tìm thấy Ngài”, Đức Thánh Cha nói.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm: “Anh chị em thân mến, tôi muốn mời mọi tất cả người nam cũng như nữ đến chuồng bò ở Bethlehem để thờ lạy Con Thiên Chúa đã làm người. Ước gì mỗi người chúng ta hãy đến trước Hang đá tại tư gia của mình hoặc bên trong nhà thờ hoặc ở một nơi khác, và cố gắng thực hiện một hành động tôn thờ, trong thâm tâm của mình: ‘Con tin rằng Ngài là Thiên Chúa, con xác tín rằng Hài nhi bé bỏng này chính là Thiên Chúa. Xin ban cho con ơn khiêm tốn để có thể nhận thức được điều đó”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng không thể tìm thấy Thiên Chúa nếu không có lòng khiêm nhường.

“Lý do là những người không khiêm tốn không có chân trời phía trước”, Đức Thánh Cha nói. “Họ chỉ có một tấm gương để soi mình trong đó. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa phá vỡ tấm gương này để chúng ta có thể nhìn xa hơn, nhìn tới chân trời xa tít, nơi Ngài đang hiện diện. Nhưng Ngài cần phải làm điều này: ban cho chúng ta ân sủng và niềm vui của sự khiêm tốn để bước đi trên con đường này”.

“Vậy, anh chị em thân mến, giống như ngôi sao đã làm với các nhà đạo sĩ, tôi muốn đồng hành trên cuộc hành trình đến Bethlehem cùng với tất cả những ai không có sự thao thức một cách có ý thức những người không đặt câu hỏi về Thiên Chúa, hoặc những người thậm chí có thể chống lại tôn giáo, tất cả những người được xác định một cách không thích hợp là những người vô thần”.

Trích dẫn Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et spes của Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha nói: “Tôi muốn nhắc lại với họ thông điệp của Công đồng Vatican II: ‘Giáo Hội cho rằng nhìn nhận Thiên Chúa không có gì nghịch lại với phẩm giá con người, vì phẩm giá ấy đặt nền tảng và nên hoàn hảo trong chính Thiên Chúa […] Bởi vậy, Giáo Hội nhận thức rõ sứ điệp của mình phù hợp với những khát vọng thầm kín nhất của lòng người’” (số 21).

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cho biết thêm rằng tình yêu của Thiên Chúa là nguồn mạch của sự vui mừng đối với người Kitô hữu.

cq5dam.web.800.800 (13)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

“Đây là lý do của sự vui mừng: khi nhận thức rằng chúng ta được yêu thương mà không cần bất kỳ công trạng nào, chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương trước hết, với một tình yêu cụ thể đến nỗi Ngài đã mặc lấy xác phàm và đến sống giữa chúng ta, nơi Hài nhi mà chúng ta chiêm ngắm nơi Máng cỏ. Tình yêu này có một tên gọi và một dung mạo: Chúa Giêsu là tên gọi ấy và dung mạo đó là tình yêu – đây là nền tảng của niềm vui của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Sau bài chia sẻ, tóm tắt bài chia sẻ Giáo lý của Đức Thánh Cha đã được đọc ra bằng bảy thứ tiếng. Sau mỗi bản tóm tắt, Đức Thánh Cha chào hỏi các thành viên của mỗi nhóm ngôn ngữ.

Buổi tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh. Sau đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón một hàng giáo sĩ, vào sau đó dừng lại trong ít phút để nghe một cuộc điện thoại khẩn cấp.

cq5dam.web.800.800 (17)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong thông điệp chia tay những người hành hương, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Anh chị em thân mén, tôi cầu chúc anh chị em một mùa Giáng sinh vui vẻ, một mùa Giáng sinh An lành và Thánh đức. Và tôi hết sức mong muốn điều đó – vâng, có những lời cầu chúc tốt đẹp, những cuộc đoàn tụ gia đình, điều này luôn hết sức tốt đẹp – nhưng cũng có một sự nhận thức rằng Thiên Chúa đã đến ‘vì tôi’”.

“Tất cả mọi người hãy nói điều này: Thiên Chúa đến vì tôi. Cần ý thức rằng ước muốn tìm kiếm Thiên Chúa, tìm gặp Thiên Chúa, đón nhận Thiên Chúa, thì cần phải có sự khiêm nhường: việc khiêm tốn tìm kiếm ân sủng bẻ gẫy tấm gương của sự phù phiếm, kiêu căng, của việc chỉ tự nhìn vào bản thân mình. Hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu, nhìn về phía chân trời, hãy chiêm ngắm Thiên Chúa, Đấng đến với chúng ta và Đấng chạm đến trái tim chúng ta với sự khắc khoải mang đến cho chúng ta niềm hy vọng. Cầu chúc tất cả anh chị em một mùa Giáng sinh An lành và Thánh đức!”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube