Chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng: LHQ nên thúc đẩy "thay đổi xã hội toàn cầu"

Chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội – bà Margaret Archer – nói rằng Giáo hội Công giáo đang nhắm đến các tổ chức phi chính phủ quốc tế, chẳng hạn như Liên Hiệp Quốc, để thúc đẩy các chính sách nhằm mang lại sự thay đổi xã hội. Bà cho biết những vấn đề chính mà xã hội hiện đang phải đối diện – chẳng hạn như việc phát thải khí cácbon, những người xin quyền tị nạn, chủ nghĩa khủng bố – là những thách đố mang tính chất quốc tế, chứ không đơn thuần mang tính chất quốc gia.

Hôm thứ Ba 2/5 vừa qua, người phụ nữ có vị trí cao nhất tại Vatican cho biết rằng việc tăng cường các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc là cách thế duy nhất để có thể đối phó với các vấn đề về toàn cầu hoá, đồng thời dự đoán rằng “sẽ có một phong trào nhằm đưa ra ngày càng nhiều hành những hoạt động điều hành hơn” trong các cơ quan quốc tế.

pas_0673_1493718941-690x450

Bà Margaret Archer – Chủ tịch Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng về Khoa học Xã hội, nói rằng Giáo hội nên “phó mặc chính quyền các quốc gia” và cố gắng tạo sự ảnh hưởng đến các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như Liên Hiệp Quốc, nhằm đẩy mạnh thi hành các chính sách hướng tới việc “đưa ra những thay đổi về xã hội toàn cầu”.

Bà Archer cho biết rằng vấn đề chính trị quốc gia hiện vô cùng “khủng khiếp”.

“Họ đang thực hiện tiến trình Brexit. Họ đang thực hiện tiến trình Frexit. Châu Âu đang tan rã “, bà Archer nói, đồng thời cũng đưa ra sự liên quan trực tiếp tới cuộc bỏ phiếu của Anh vào hồi tháng 6 năm 2016 để rời khỏi Liên minh châu Âu, và các cuộc bầu cử tổng thống vào tuần trước của Pháp, đã đưa hai nhân vật không chuyên môn – bà Marine Le Pen thuộc Đảng Mặt trận Quốc gia, một người chống Euro và theo quốc quyền chủ nghĩa; và cựu chuyên viên ngân hàng Emmanuel Macron, một người chủ trương ôn hòa theo Chủ nghĩa xã hội đã thành lập đảng riêng – trong đợt bỏ phiếu cuối cùng.

Bà Archer cho biết toàn bộ cử tri có “sự nhiệt huyết đối với tính chất bài ngoại” được kích động tại các khu vực khác nhau, vốn làm tăng số lượng cử tri đi bầu ở các khu vực như phía đông bắc nước Anh.

Bà Archer cũng cho biết điều tương tự đã xảy ra tại Pháp, nơi có số lượng người đi bầu cao nhất trong nhiều năm qua.

“Vì vậy, mọi người nhận thức được rằng những sự kiện lớn đang xảy ra: Việc rời khỏi EU, bỏ mặc tầm nhìn của châu Âu, một cấu trúc liên minh mới giữa các quốc gia, nhưng nó đã không mang lại cho mọi người bất cứ điều gì”, bà Archer cho biết.

“Trong thực tế, những người bỏ phiếu cho việc rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ thức tỉnh và họ sẽ trải qua một cú sốc như vậy, bởi vì nó đã xảy ra” – bà Archer nói – “hãy nhìn vào tỷ giá của đồng bảng so với đồng đô la và đồng Euro … Người Anh đã trở nên tồi tệ hơn về mặt kinh tế, họ chỉ thực sự nhận ra điều đó khi họ đi nghỉ, đó là một nghịch lý”.

Dưới sự chỉ đạo của bà Archer – và của Chưởng Ấn Hàn Lâm Viện – vị Giám mục người Argentina, Đức Cha Marcelo Sánchez Sorondo, tổ chức này đã sẵn sàng để có những lập trường chính trị mạnh mẽ hơn. Vào năm 2016, Hàn Lâm Viện đã gây tranh cãi khi mời Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Bernie Sanders, phát biểu tại một cuộc họp tại Vatican trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông.

Bà Archer đã phát biểu tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị toàn thể diễn ra từ ngày 28/4 đến ngày 2/5 vừa qua với tựa đề “Hướng tới một xã hội cho phép sự tham gia cá nhân: Những con đường mới hướng tới việc hội nhập văn hoá và xã hội”.

Bà cho biết các thành viên của Hàn Lâm Viện đã nói về việc vượt qua ngoài hệ thống phúc lợi xã hội đã được tạo ra trong thế kỷ 19 và 20 để giúp đỡ những người nghèo.

“Điều này không giúp họ tham gia vào xã hội. Tốt nhất, chỉ để tồn tại và cuộc sống không chỉ đơn giản là sự sống còn”, bà Archer nói. “Phúc lợi là một giải pháp từ trên xuống. Vì vậy, đây chính là động lực cho hội nghị bàn về sự tham gia”.

Bà Archer nhấn mạnh rằng ĐTC Phanxicô “không muốn giải pháp đơn giản thái quá chỉ bằng việc cho họ tiền, bởi vì điều này không thể nào kéo dài mãi được”.

ĐTC Phanxicô trước đó đã gửi đến hội nghị một thông điệp, trong đó Ngài cho biết: “vào đầu thế kỷ 21, nhu cầu về chủ nghĩa nhân bản mới đã ngày càng được cảm nhận một cách mạnh mẽ hơn”.

“Sự gia tăng tràn lan về bất bình đẳng xã hội, di dân, xung đột sắc tộc, chế độ nô lệ mới, những vấn đề về môi trường, và các vấn đề chính trị-sinh học và sinh học-pháp lý chỉ là một số vấn đề gây rắc rối cho chúng ta hiện nay”, ĐTC Phanxicô viết.

“Đối diện với những thách đố như vậy, việc đơn thuần chỉ nâng cấp những thứ tư tưởng lỗi thời hoặc sử dụng những kỹ thuật của những quyết định tập thể phức tạp là không đủ; chúng ta cần phải thử những con đường mới được truyền cảm hứng bởi sứ điệp của Đức Kitô”, ĐTC Phanxicô nói.

Bà Archer cho biết rằng bởi vì châu Âu “đã trở nên mong manh hơn và rời rạc hơn”, họ sẽ phải phát triển những cách thức mới trong việc xử lý các vấn đề mang tính quốc tế.

“Không một quốc gia nào trong thời đại chủ nghĩa tư bản đa quốc gia có khả năng hoạt động dựa trên cơ sở quốc gia” – bà Archer nói – “đó chình là toàn cầu hoá”.

Vì không có “một chính phủ toàn cầu”, bà Archer nói rằng các tổ chức phi chính phủ quốc tế như LHQ và ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) là những cơ quan duy nhất đảm nhận nhiệm vụ này.

“Vấn đề khí thải carbon, những người xin tị nạn, chủ nghĩa khủng bố: Đây là ba vấn đề lớn nhất mà chúng ta phải đối diện, và tất cả đều là những vấn đề mang tính quốc tế, đó không phải là những vấn đề mang tính quốc gia”, bà Archer nói.

Bà Archer cho biết Giáo hội đã “rất khôn ngoan.”

“Nó không ảnh hưởng trực tiếp đến chính phủ các quốc gia” – bà Archer cho biết – “nhưng nó tùy thuộc vào các hiệp hội phi chính phủ quốc tế như: Liên Hiệp Quốc, ILO, và tất cả các cơ quan khác”.

Bà đã đưa ra hai ví dụ: Thứ nhất, khi Vatican và các nhóm thuộc Giáo Hội đã tham dự các cuộc thảo luận về biến đồi Khí hậu Paris vào năm 2015 và những nỗ lực của Giáo Hội nhằm đưa nạn buôn người vào các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ.

Sau đó, bà Archer cho biết Tổng thư ký Ban Ki-moon đã nói với bà rằng ông “chẳng mấy lạc quan”, họ có thể thuyết phục chính phủ các quốc gia cần ưu tiên hơn cho các nỗ lực chống nạn buôn người, nhưng cuối cùng họ đã thành công.

“Hãy theo dõi điểm này, bởi vì chúng tôi có những sáng kiến khác đối với LHQ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế”, bà Archer nói.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube