Các nhà lãnh đạo Giáo hội hoan nghênh sắc lệnh về tự do tôn giáo của Tổng thống Trump

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 06-05-2017 | 06:22:04

Tuy nhiên, một số đã cảnh báo rằng sắc lệnh rất ít được thực hiện trong thực tế và không giải quyết một số vấn đề cấp bách.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã hoan nghênh sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump về tự do tôn giáo, được ký kết trong một buổi lễ diễn ra tại khu vườn Rose Garden của Nhà Trắng hôm 4/5 vừa qua, như một bước đi đúng hướng.

President Donald Trump shows his signed Executive Order on Promoting Free Speech and Religious Liberty during a National Day of Prayer event at the White House in Washington May 4. (CNS photo/Jim Lo Scalzo, EPA) See RELIGIOUS-FREEDOM-EXECUTIVE-ORDER May 4, 2017.

Trong buổi lễ nhân Ngày Quốc gia cầu nguyện của Hoa Kỳ trước khi ký sắc lệnh, Tổng thống Trump phát biểu với các nhà lãnh đạo tôn giáo hiện diện trong buổi lễ: “Chúng ta đang thực hiện những bước tiến lớn trong việc bảo vệ tự do tôn giáo và đồng thời cũng bảo đảm với họ rằng chính phủ “sẽ không cho phép việc phân biệt tôn giáo”.

Ba nhà lãnh đạo tôn giáo, trong đó có ĐHY Donald W. Wuerl thuộc Địa phận Washington, đã dâng lời cầu nguyện trong buổi lễ. Ngay trước sự kiện, ĐHY Wuerl cùng với ĐHY Daniel N. DiNardo thuộc Địa phận Galveston-Houston – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã gặp gỡ Tổng thống Trump về sắc lệnh này.

Trong một bản tuyên bố được đưa ra sau khi sắc lệnh này được ký kết, Đức Hồng Y DiNardo nói rằng sắc lệnh sẽ “bắt đầu quá trình giảm bớt những gánh nặng nghiêm trọng đối với Sắc lệnh ủy quyền của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ”, đề cập đến nhiệm vụ do Bộ Y Tế và Dịch vụ Nhân sinh liên bang đưa ra nhằm yêu cầu hầu hết các nhà tuyển dụng tôn giáo cung cấp bảo hiểm đối với việc kiểm soát sinh sản nhân tạo cho các nhân viên của họ thậm chí ngay cả khi họ phản đối nó về mặt luân lý.

Nhưng ĐHY DiNardo cũng nhấn mạnh rằng các Giám mục Hoa Kỳ sẽ “phải xem lại các chi tiết đối với bất kỳ đề xuất pháp lý nào”.

Văn bản của sắc lệnh “Thúc đẩy Tự do Ngôn luận Tự do và Tự do Tôn giáo” tuyên bố rằng các văn phòng chính phủ “sẽ xem xét việc ban hành các quy định sửa đổi, phù hợp với pháp luật hiện hành, nhằm giải quyết những ngăn trở dựa trên lương tâm đối với nhiệm vụ chăm sóc phòng ngừa.”

Trong buổi lễ diễn ra tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump phát biểu với các Nữ tu Dòng Tiểu Muội Bần Cùng hiện diện trong đám đông: “Những thách đố tồn tại từ lâu của quý vị sẽ sớm chấm dứt”. Các nữ tu chỉ là một trong những nhóm đã phản đối sắc lệnh ngừa thai liên bang dưới mọi hình thức với Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.

Nữ tu Loraine Marie Maguire – Bề trên Tỉnh Dòng Tiểu Muội Bần Cùng Baltimore, phát biểu trong một tuyên bố rằng các nữ tu “lấy làm biết ơn sắc lệnh của tổng thống đồng thời mong muốn các cơ quan tạo cho chúng tôi một sự miễn trừ để chúng tôi có thể tiếp tục công việc chăm sóc cho những người nghèo và người đang hấp hối” mà không còn phải lo sợ bị chính phủ trừng phạt.

Một khía cạnh khác của sắc lệnh này chính là sự suy yếu của điều mà Tổng thống Trump gọi là Tu chính án Johnson “đầy bất công ” trong sự kiện hôm 4/5 vừa qua. Sửa đổi năm 1954 nghiêm cấm các nhà thờ và các tổ chức phi lợi nhuận thuộc mọi loại hình tham gia vào các hoạt động đảng phái chính trị có nguy cơ đánh mất điều kiện miễn thuế của họ.

Tổng thống Trump nói với các nhà lãnh đạo tôn giáo rằng nỗ lực nhằm giảm bớt các hạn chế của tu chính án của sắc lênh này “sẽ tạo tiếng nói trở lại cho các nhà thờ của chúng ta”.

Sắc lệnh tuyên bố rằng Bộ Tài chính sẽ đảm bảo “việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do của các cá nhân cũng như các tổ chức tham gia vào những phát biểu về tôn giáo và chính trị”.

Nó cũng kêu gọi các quan chức “không đưa ra bất kì hành động bất lợi nào đối với bất kỳ cá nhân, những nơi thờ tự hay tổ chức tôn giáo nào khác” khi họ phát biểu về “những vấn đề liên quan đến luân lý hoặc chính trị theo quan điểm tôn giáo”.

Liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo, sắc lệnh không phải là quá cụ thể. Nó quy định: “Để hướng dẫn tất cả các cơ quan trong việc tuân thủ luật liên bang có liên quan, Tổng Chưởng lý sẽ phải đưa ra những hướng dẫn nhằm giải thích luật bảo vệ tự do tôn giáo theo luật liên bang”.

ĐHY DiNardo, trong tuyên bố của mình, đã nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây, “những người có niềm tin tôn giáo đã phải chịu những áp lực hạn chế về vấn đề tự do tôn giáo bởi cả chính phủ liên bang lẫn chính phủ tiểu bang vốn nhận tài trợ của liên bang”.

ĐHY DiNardo cũng lưu ý rằng các cơ quan của Giáo hội đặc biệt có kinh nghiệm về những hạn chế trong việc nhận con nuôi, trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ xã hội khác, nơi mà “những niềm tin tôn giáo về luân lý, đặc biệt liên quan đến việc bảo vệ sự sống con người cũng như việc bảo vệ định chế hôn nhân và gia đình, đã bị nhạo báng trong những năm gần đây vì sự cuồng tín hoặc sự thù địch”.

“Nhưng sự bất đồng về những vấn đề liên quan đến luân lý và tôn giáo không phải là sự phân biệt đối xử; thay vào đó, nó là kết quả không thể tránh khỏi và đáng mong đợi của một xã hội tự do dân chủ được đánh dấu bằng sự đa dạng tôn giáo đích thực “, ĐHY DiNardo cho biết thêm.

Nhà Trắng đã không tiết lộ toàn bộ văn bản của sắc lệnh này trước khi ký kết. Bản dự thảo của sắc lệnh đã được tiết lộ trên tạp chí Nation ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Trump và bao hàm một thứ ngôn ngữ mạnh mẽ hơn.

Liên quan đến sắc lệnh mới, Đức Hồng Y DiNardo nói rằng các Giám mục sẽ “tiếp tục tán thành cho sự trợ giúp thường xuyên của Quốc hội về các vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người có niềm tin tôn giáo”, ĐHY DiNardo cũng lưu ý rằng tự do tôn giáo là “một quyền cơ bản phải được tất cả mọi cơ quan của chính phủ bảo vệ và giữ gìn chứ không phụ tùng những ý tưởng về chính trị”.

Richard Garnett – một giáo sư về luật tại Đại học Notre Dame, cho biết trong một email gửi tới Cơ quan Thông tấn Công giáo CNS rằng sắc lệnh này có thể được xem như là một cam kết của chính quyền rằng họ muốn bảo vệ quyền tự do tôn giáo. “Tuy nhiên, xét về mặt chi tiết, sắc lệnh rất ít được thực hiện trong thực tế và không giải quyết được một số vấn đề cấp bách và quan trọng”.

Nữ tu Donna Markham – Chủ tịch và giám đốc điều hành của tổ chức ‘Catholic Charities USA’, cũng đã hoan nghênh sắc lệnh này và nói rằng tổ chức “mong muốn xem xét chi tiết” của sắc lệnh này với hy vọng rằng việc áp dụng nó sẽ cho phép các cơ quan của tổ chức Catholic Charities tiếp tục phục vụ tất cả các khách hàng phù hợp với phẩm giá vốn có của họ, đồng thời bảo vệ quyền tự do của các cơ quan này để có thể phục vụ nhằm phù hợp với niềm tin của chúng ta”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube