Bất bình đẳng toàn cầu: những con số của một cuộc khủng hoảng gây sốc

Trong tay của tám người siêu giàu là tài sản trị giá bằng tổng số tài sản của 3,6 tỷ người nghèo nhất trên hành tinh, tức là của ½ nhân loại.

vietnam_inequality_davos_ma

Vào đêm trước khi khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới hàng năm tại Davos (ngày 17-ngày 20 tháng 1), OXFAM – tổ chức phi chính phủ của Anh được thành lập bởi một mạng lưới các cá nhân quan tâm đến các vấn đề bất bình đẳng, đói nghèo, phân biệt đối xử và việc khai thác các nguồn tài nguyên của thế giới – phát hành báo cáo hàng năm về tình trạng bất bình đẳng trên hành tinh của chúng ta. Trên trang web OXFAM trích dẫn các con số từ báo cáo để phát động lời kêu gọi các chính phủ ủng hộ của một nền kinh tế phục vụ mọi người.

Nghiêm trọng hơn đáng sợ

Cuộc khủng hoảng bất bình đẳng toàn cầu nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những gì chúng ta đã lo sợ sẽ xảy ra. Rõ ràng rằng nếu các nhà lãnh đạo thế giới không tăng gấp đôi nỗ lực của họ để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Thế giới sẽ không đạt được mục tiêu đã được đưa ra vào năm 2013 để chấm dứt nghèo đói cùng cực.

Các tập đoàn lớn và các doanh nhân có sức mạnh nhất, những người đang gặp nhau vào tuần này tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ ngày 17-ngày 20 Tháng 1 2017), đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này.

Sự chênh lệch quá lớn giữa những người siêu giàu và phần còn lại của dân số thế giới, trong đó hàng triệu người vẫn kẹt cứng trong nghèo đói, làm đổ nát xã hội và đe dọa cuộc sống chung dân chủ. Con số những người bị bỏ mặc trong sợ hãi và tuyệt vọng ngày càng gia tăng.

Khoảng cách giàu nghèo hiện nay lớn như thế nào?

  1. Chỉ 8 người giàu nhất đã chiếm hữu của cải tương đương của 3,6 tỷ người nghèo nhất của nhân loại, tức là một nửa dân số thế giới. Không ai trong số 8 người ấy đã làm ra tài sản bằng tài năng hoặc công việc khó khăn, nhưng là do thừa kế, tích lũy vốn thông qua các loại hình kinh doanh thường liên quan đến tham nhũng và các mối quan hệ bảo trợ đặc biệt (Oxfam đã tính toán rằng 1/3 sự giàu có của các tỷ phú là do thừa kế, trong khi 43% là do các mối quan hệ bảo trợ).
  2. Cứ 10 người thì có 7 người đang sống trong một đất nước mà bất bình đẳng gia tăng liên tục trong 30 năm qua.
  3. Những người giàu nhất tích lũy sự giàu có với một tốc độ đáng sợ, đến nỗi thế giới có thể có “Trillionaire” đô la đầu tiên trong vòng 25 năm nữa (“Trillionaire”, một cá nhân sở hữu nhiều hơn một nghìn tỷ đô la). Để dễ hình dung: có một nghìn tỷ đô la nghĩa là có thể xài mỗi ngày 1 triệu đô la trong vòng 2.738 năm.
  4. Sự bất bình đẳng kinh khủng trên thế giới có tác động rất lớn đến cuộc sống của phụ nữ. Các phụ nữ đi làm phải chịu sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc ở mức độ rất cao, phải chịu một lượng không cân xứng “các hoạt động hỗ trợ” không được thanh toán (“các hoạt động hỗ trợ” ở đây có nghĩa là các hoạt động nội trợ và chăm sóc cho gia đình của họ) và thường phải ở dưới đáy cùng của bậc thang xã hội. Tính theo xu hướng thực tế hiện nay, sẽ phải mất 170 năm để phụ nữ được trả lương như nam giới.
  5. Các hành vi trốn thuế của các công ty lớn làm thất thoát của các nước nghèo ít nhất 100 tỷ đô la một năm. Số tiền đó đủ để trang trải chi phí giáo dục cho 124 triệu trẻ em hiện nay không đi học và để ngăn chặn cái chết của ít nhất 6 triệu trẻ em bằng cách cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các em.

Một nền kinh tếvì 99% nhân loại

Chúng ta cần phải tạo ra một nhận thức mới và phải thiết kế nền kinh tế mới có lợi cho tất cả mọi người, chứ không chỉ cho vài người có đặc quyền. Cần một nền kinh tế mới có khả năng tạo ra một xã hội tốt hơn và công bằng hơn, trong đó người lao động được nhận lương khá hơn, và trong đó phụ nữ và nam giới đều được đối xử bình đẳng, một xã hội trong đó trẻ em được có tất cả các cơ hội để tăng trưởng và không ai phải sống trong nỗi lo sợ bị bệnh vì không trả nổi các chi phí y tế.

N.H. (theo settimananews)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube