Báo cáo mới mô tả bức tranh đầy lo ngại đối với vấn đề tự do tôn giáo toàn cầu

  • Tin tức
  • Thứ Sáu, 27-04-2018 | 20:43:41

Những điều kiện liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo đã trở nên ngày càng tồi tệ trên toàn cầu trong năm qua, theo báo cáo năm 2018 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF), được công bố hôm 25 tháng 4.

Những vi phạm về vấn đề tự do tôn giáo đã trở nên đặc biệt cấp bách dưới các chế độ độc tài ở Đông bán cầu. Ngoại trừ Cuba, tất cả 28 quốc gia USCIRF được chỉ định là những quốc gia vi phạm tồi tệ nhất trong năm 2017 nằm ở phía đông của kinh tuyến chính.

Sự ngược đãi tồi tệ nhất chống lại vấn đề tự do tôn giáo bao gồm các hành động như diệt chủng, nô lệ, hãm hiếp, giam cầm, cưỡng bức di dời, cải đạo cưỡng bức, phá hoại tài sản, và việc cấm giáo dục tôn giáo đối với trẻ em.

Ủy ban đề nghị rằng 16 quốc gia được Bộ Ngoại giao công nhận là Các quốc gia quan cần tâm đặc biệt (CPC), một cái tên vốn xác định các chính phủ nước ngoài tham gia hoặc chịu đựng những vi phạm về vấn đềtự do tôn giáo “có hệ thống, liên tục và đặc biệt nghiêm trọng”. Việc nhận được sự chỉ định này từ Bộ Ngoại giao mở ra cảnh cửa đối với những hậu quả bao gồm các biện pháp trừng phạt và tài trợ thương mại.

Đây là 16 quốc gia mà USCIRF đã đề xuất vào năm ngoái. Bộ Ngoại giao tiếp tục công nhận 10 quốc gia khác là Các quốc gia quan cần tâm đặc biệt vào tháng 12/2017, bao gồm: Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Xê Út, Sudan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Praying_holy_Credit_Unsplash_CNATuy nhiên, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ thúc giục rằng những vi phạm về vấn đề tự do tôn giáo ở Pakistan, Nga, Syria, Nigeria, Việt Nam và Cộng hòa Trung Phi đã trở nên quá nghiêm trọng đến mức các quốc gia này cũng đáng được chỉ định là Các quốc gia quan cần tâm đặc biệt.

Trong sáu quốc gia không được công nhận này, Chủ tịch USCIRF, Daniel Mark, đặc biệt lo ngại về tình trạng tự do tôn giáo ở Pakistan.

“Điều chúng ta đã nói trong nhiều năm đó là Pakistan chính là quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới không được chỉ định là Quốc gia quan cần tâm đặc biệt. Pakistan là một quốc gia đi đầu thế giới về các hành động giam cầm và kết án, các hành động truy tố về tội phỉ báng và bội giáo, và những điều tương tự như thế”, ông Mark phát biểu với CNA.

Theo báo cáo, khoảng 40 người đã bị kết án theo luật báng bổ đang chờ án tử hình hoặc tù chung thân, bao gồm Asia Bibi, một người mẹ Kitô giáo và là một nông dân.

Vào tháng 12 năm 2017, những kẻ đánh bom tự sát có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã tấn công một nhà thờ ở Quetta, Pakistan làm thiệt mạng chín người. Cuộc bầu cử quốc gia sắp tới vào tháng 7 năm 2018 đã làm trầm trọng thêm sự căng thẳng tôn giáo ở trong nước.

“Các điều kiện ở Pakistan không chỉ tồi tệ ở mức độ luật pháp, chẳng hạn như, Ahmadis đang ở trong tình trạng ngoài hiến pháp đối với các công dân hạng hai, mà còn ở cấp độ của xã hội dân sự, nơi mà nền văn hóa của việc không bị trừng phạt đã phát triển”, Mark tiếp tục, người giải thích rằng các đội viên dân phòng đã tấn công người dân trên cơ sở của những cáo buộc phỉ báng.

Thay vì chỉ định là Quốc gia quan cần tâm đặc biệt, Pakistan đã được Bộ Ngoại giao đưa vào danh sách “Danh sách Theo dõi Đặc biệt” vào tháng 12 năm 2017. Danh sách này là một danh mục mới được tạo ra bởi các sửa đổi năm 2016 đối với Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế.

“Các vấn đề liên quan đến Pakistan là hết sức nhạy cảm với thực tế rằng họ chính là đối tác của chúng ta trong việc chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn thế giới trong cuộc chiến ở Afghanistan và hơn thế nữa. Nhưng, do sự gia tăng của chủ nghĩa cực đoan ở Pakistan … chúng tôi thực sự nghĩ rằng áp lực nên được duy trì, bất kể sự hợp tác mà hai quốc gia của chúng ta cần đến”, ông Mark nói.

Chủ tịch USCIRF phát biểu với CNA rằng ông lo ngại rằng cả Nga và Trung Quốc đều đã tăng cường đàn áp tự do tôn giáo trong suốt năm 2017.

“Nga, quốc gia mà chúng tôi đã đề nghị chỉ định là Quốc gia quan cần tâm đặc biệt lần đầu tiên vào năm ngoái, ngày càng tiếp tục trở nên xấu đi. Sự đàn áp ở một số quốc gia Trung Á hậu Xô Viết đã theo mô hình của Nga, quả thực hết sức đáng buồn”, ông Mark nói.

Báo cáo lưu ý rằng Nga là quốc gia duy nhất mở rộng các chính sách đàn áp của mình sang một lãnh thổ láng giềng bằng các phương tiện của việc xâm lược quân sự. Những người Hồi giáo Tatar của Crimea đang bị bắt cóc, tra tấn, và bị cầm tù ở Ukraine do Nga chiếm đóng.

“Nga là một nhân vật lớn trên trường thế giới. Quả thực hết sức quan trọng để thông điệp đó được gửi đi một cách rõ ràng”, Mark nói khi đề cập đến vấn đề tự do tôn giáo.

Báo cáo cũng đề cập đến cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc, bao gồm cả việc đàn áp người Công giáo, đồng thời lưu ý rằng năm 2017 đã đánh dấu 60 năm kể từ khi thành lập Hiệp hội Yêu nước Công giáo do Nhà nước quản lý.

Vào năm 2017, Trung Quốc đã gia tăng quyền kiểm soát của chính phủ đối với các tôn giáo được công nhận của mình như là một phần trong chiến dịch của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm “thao túng tất cả mọi khía cạnh của đức tin thành một khuôn mẫu xã hội chủ nghĩa với các ‘đặc điểm của người Trung Quốc ’”.

Hai khu vực của Trung Quốc có các nhóm dân số thiểu số và các nhóm sắc tộc đáng kể, Tân Cương và Tây Tạng, “ngày càng giống với các chế độ dùi cui”, báo cáo cho biết.

“Các sư và ni cô từ chối tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc cam kết trung thành với Bắc Kinh đã bị trục xuất khỏi các tu viện của họ, bị cầm tù, và bị tra tấn”.

Báo cáo cũng trích dẫn những tiết lộ về việc các nhà chức trách Trung Quốc tra tấn các tù nhân lương tâm và những người ủng hộ bảo vệ nhân quyền khác để buộc tội và buộc các cá nhân từ bỏ đức tin của họ.

Trong báo cáo năm 2018, USCIRF cũng công nhận thêm 12 quốc gia có tình trạng vị phạm tự do tôn giáo ít nghiêm trọng hơn như: Afghanistan, Azerbaijan, Bahrain, Cuba, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Kazakhstan, Lào, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ.

USCIRF đề xuất trong báo cáo rằng chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên những nỗ lực để biện hộ cho việc phóng thích các tù nhân lương tâm. Chủ tịch Daniel Mark đã đề cập đến chuyến đi gần đây của Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback tới Thổ Nhĩ Kỳ thay mặt cho một mục sư Kitô giáo bị cầm tù Andrew Brunson như là một ví dụ điển hình.

Ông Mark cũng nhấn mạnh rằng đã có một số cải thiện trong nỗ lực tự do tôn giáo quốc tế trong năm qua.

“Sự phản kháng chống lại ISIS ở Iraq và việc tái chiếm lại tất cả hoặc gần như tất cả lãnh thổ từ tay họ đã trở nên cực kì quan trọng trong việc cứu thoát nhiều mạng sống. Và một sự việc khác được chú ý nhiều hơn đó chính là sự hợp tác quốc tế. Thật tuyệt vời khi nhận thấy rằng vào ngày 1 tháng 1, Đan Mạch đã mở một văn phòng mới với một đại sứ đại diện về vấn đề này và chúng tôi hy vọng sẽ thấy nhiều quốc gia tiếp bước theo sau”, ông Mark nói.

Nhà nước Hồi giáo là một trong những yếu tố phi chính phủ mà báo cáo USCIRF đề nghị cần phải được chỉ định là một thực thể cần được quan tâm đặc biệt, cùng với Taliban ở Afghanistan, và al-Shabaab ở Somalia. Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank R. Wolf được thông qua vào tháng 12 năm 2016 yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cũng cần phải xác định các tác nhân phi chính phủ này là Các thực thể cần quan tâm Đặc biệt hoặc EPC.

 Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube