Trung Quốc tiếp tục đàn áp tôn giáo trong thời gian gia hạn thỏa thuận với Vatican

Nhà thờ Thánh Tâm nhà thờ Công giáo chính của Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc. Tín dụng: Marco Ramerini / Shutterstock)

Nhà thờ Thánh Tâm, ngôi Thánh đường Công giáo chính ở Đại Lý, Vân Nam, Trung Quốc (Ảnh: Marco Ramerini / Shutterstock)

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục thực thi các biện pháp hạn chế sâu rộng đối với tự do tôn giáo trong những tuần lễ trước khi gia hạn thỏa thuận với Vatican vào ngày 22 tháng 10.

Theo Bitter Winter, một tạp chí của Ý tập trung vào vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc, chính phủ Cộng sản gần đây đã tăng cường thực thi lệnh cấm bán và phân phối các tài liệu tôn giáo. Các tài liệu tôn giáo không được phép gửi qua đường bưu điện ở Trung Quốc vì chúng được coi là “hàng lậu”.

Tờ Bitter Winter đưa tin vào ngày 13 tháng 10 rằng chủ một cửa hàng xuất bản đã bị các quan chức đến kiểm tra một tháng trước đó để đảm bảo rằng ông không in ấn các tài liệu tôn giáo.

“Họ đã kiểm tra khu vực nhà kho của tôi, xem xét kỹ lưỡng tất cả các hồ sơ, và thậm chí xem xét các giấy tờ trên sàn nhà để xem chúng có nội dung bị cấm hay không”, theo một chủ quản lý xưởng in ở Lạc Dương, một thành phố cấp tỉnh ở tỉnh Hà Nam, miền Trung. “Nếu phát hiện bất kỳ nội dung nào như vậy, tôi sẽ bị phạt, hoặc tệ hơn, doanh nghiệp của tôi sẽ bị đóng cửa”, anh chia sẻ.

Chủ xưởng in này phát biểu với Bitter Winter rằng anh phải từ chối bất kỳ đơn đặt hàng nào liên quan đến các tài liệu tôn giáo, đồng thời cho biết rằng anh có thể mất việc kinh doanh nếu bị phát hiện đã in ấn những tài liệu như thế. “Đức tin duy nhất mà mọi người có thể tự do thực hành đó là tin tưởng vào Đảng Cộng sản”.

Các cửa hàng in khác cũng duy trì các chính sách tương tự, với lý do chính phủ cấm xuất bản các văn bản tôn giáo, đặc biệt là các văn bản Kitô giáo. Một cửa hàng xuất bản gần đây đã bị đóng cửa và nhân viên của họ đã bị bắt giữ sau khi nhà chức trách phát hiện cửa hàng này đã xuất bản sách vở Kitô giáo.

Tương tự, việc sao chép tài liệu tôn giáo cũng bị cấm, và một nhân viên tại cửa hàng photocopy đã phát biểu với Bitter Winter rằng anh được chỉ thị báo cáo bất kỳ ai đang tìm cách sao chép các tài liệu tôn giáo.

“Nếu doanh nghiệp bị phát hiện, họ có thể bị phạt gấp mười lần thu nhập hàng tháng; hoặc tệ nhất, nhân viên của họ thậm chí có thể bị bắt giữ”, một nhân viên phát biểu với Bitter Winter. “Nếu chúng tôi không chắc liệu một văn bản có phải là tôn giáo hay không, chúng tôi phải giữ bản sao và báo cáo với chính quyền”.

Theo ChinaAid, một tổ chức phi chính phủ Kitô giáo, các ấn phẩm của Trung Quốc đã bắt đầu thay thế các từ ngữ như “Chúa Kitô”, “Giáo hội” và “Chúa Giêsu” trong sách vở của họ bằng chữ cái đầu của các thuật ngữ bính âm (pinyin) cho những từ đó để tránh bị kiểm duyệt. Một số đầu sách, ChinaAid đưa tin vào ngày 20 tháng 10, đã làm mờ các từ tôn giáo bằng các khối màu.

Pinyin là một hệ thống La-tinh hóa cho tiếng Quan Thoại (Mandarin).

Bằng cách thay thế những từ này, các Kitô hữu hy vọng sẽ tránh được những kẻ kiểm duyệt, những người sẽ ngăn cản các tài liệu sách vở của họ không thể được đọc trực tuyến. Kinh Thánh không có mã số ISBN ở Trung Quốc và không thể mua được ở các hiệu sách bình thường.

Năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ thị tháo dỡ 10 Điều răn được treo trong các nhà thờ ở một số khu vực trong nước và thay thế chúng bằng các văn bản đã được sửa đổi để phản ánh tốt hơn các nguyên tắc của Cộng sản. Các quan chức Đảng Cộng sản cũng đã thông báo rằng họ đang tiến hành làm việc về một phiên bản Kinh Thánh do Cộng sản phê chuẩn.

Ngay cả những anh chị em Kitô hữu đã qua đời từ lâu cũng là đối tượng bị bức hại ở Trung Quốc. Bitter Winter đưa tin vào ngày 16 tháng 10 rằng vào tháng trước chính quyền Trung Quốc đã phá dỡ các bia mộ của 20 nhà truyền giáo Thụy Điển, một số người đã chết cách đây hơn 100 năm.

Các nhà truyền giáo được chôn cất tại thị trấn Xiezhou, thuộc quản lý của huyện Yanhu thuộc thành phố Yuncheng, một thành phố cấp tỉnh ở phía bắc tỉnh Sơn Tây. Các nhà truyền giáo Kitô giáo Thụy Điển lần đầu tiên hiện diện ở Yuncheng vào năm 1888, và cuối cùng đã xây dựng một số trường học và bệnh viện trong khu vực. Nhiều người đã trở lại Kitô giáo do công việc của các nhà truyền giáo Thụy Điển, và những ngôi mộ được cải tạo của họ gần đây đã trở thành điểm thu hút khách du lịch Kitô giáo.

Theo Bitter Winter, chính quyền huyện Yanhu đã cử hơn 100 nhân viên cảnh sát đến nghĩa trang vào sáng ngày 12 tháng 9. Các khu mộ và một ngôi nhà chứa di ảnh của các nhà truyền giáo, đã bị san ủi hai giờ sau đó. Cây xanh được trồng trên phần đất của các khu mộ.

Anh chị em giáo dân dựng lại các bia mộ đã bị đưa vào danh sách đen, Bitter Winter đưa tin. Những người sống gần khu vực nghĩa trang cũng đã bị thẩm vấn.

Những báo cáo về cuộc đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc xuất hiện cùng thời điểm với một quan chức cấp cao của Vatican đã khiển trách một phóng viên khi đặt câu hỏi về cuộc đàn áp Kitô giáo ở Trung Quốc.

Bất chấp cuộc đàn áp các Kitô hữu đang diễn ra ở Trung Quốc, nơi cũng chứng kiến chính quyền Cộng sản san bằng các nhà thờ, bắt giữ các Giám mục và cung cấp tiền thưởng để có được thông tin về các buổi cử hành nghi lễ tôn giáo bí mật, vào ngày 22 tháng 10, Vatican thông báo rằng họ đã đồng ý “gia hạn giai đoạn thực hiện thử nghiệm” của thỏa thuận tạm thời hai năm được ký lần đầu tiên với chính phủ Trung Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm 2018.

“Tòa Thánh coi việc áp dụng thỏa thuận ban đầu – có giá trị quan trọng về mặt Giáo hội và mục vụ – là tích cực, nhờ sự liên hệ và hợp tác tốt đẹp giữa các bên về các vấn đề đã thỏa thuận, và có ý định theo đuổi một thỏa thuận cởi mở và cuộc đối thoại mang tính xây dựng vì lợi ích của đời sống của Giáo hội Công giáo cũng như lợi ích của người dân Trung Quốc”, theo một thông cáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Vào ngày 21 tháng 10, một ngày trước khi được thông báo rằng thỏa thuận đã được gia hạn, Đức Hồng y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, phát biểu với các nhà báo rằng trong khi ngài “vui mừng” với thỏa thuận này, vị Giám chức cũng thừa nhận rằng “cũng có nhiều vấn đề khác mà thỏa thuận không có ý định giải quyết”.

Đức Hồng y Parolin cho biết rằng mục tiêu của thỏa thuận là “sự hợp nhất của Giáo hội” và thông qua sự hợp nhất này “nó sẽ trở thành một công cụ của việc loan báo Tin Mừng”, theo một bản dịch được cung cấp bởi tờ Avvenire của Ý.

Khi được hỏi về cuộc đàn áp Kitô giáo tại Trung Quốc, Đức Hồng y Parolin trả lời: “Nhưng, cuộc bức hại nào?”.

“Bạn phải sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Có những quy định được áp đặt và liên quan đến tất cả các tôn giáo, và chắc chắn cũng liên quan đến Giáo hội Công giáo”.

Ở Trung Quốc, gviệc iáo dục tôn giáo đối với bất kỳ người nào dưới 18 tuổi đều là bất hợp pháp. Điều này có nghĩa là các lớp học Giáo lý đã bị đóng cửa và trẻ vị thành niên không được phép vào các tòa nhà của nhà thờ. Các nhà thờ Công giáo đăng ký với chính quyền Trung Quốc được giám sát chặt chẽ thông qua các thiết bị camera CCTV kết nối với mạng an ninh công cộng. Các linh mục đã bị buộc phải tham gia các khóa đào tạo huấn luyện của chính phủ.

Chính phủ Trung Quốc tiếp tục bỏ tù các giáo sĩ Công giáo từ chối ủng hộ Đảng Cộng sản, theo một báo cáo hồi tháng 9 của tỉnh Giang Tây.

Trung Quốc cũng được cho là đã giam giữ hơn một triệu người thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ trong một mạng lưới bao gồm các trại tập trung ở tỉnh Tân Cương. Rõ ràng là vì mục đích chống “chủ nghĩa cực đoan” tôn giáo, nhiều báo cáo từ các cơ quan quốc tế và các cơ quan giám sát nhân quyền đã ghi nhận các trường hợp tra tấn, cưỡng bức lao động, cưỡng bức phá thai và triệt sản, cũng như truyền bá tử tưởng Cộng sản chống tôn giáo.

Các nhóm nhân quyền đã nhiều lần gọi các hành động của Trung Quốc đối với những người Duy Ngô Nhĩ là “tội ác diệt chủng”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube