Thay đổi cách tiêu dùng trên con đường hoán cải môi sinh

Số 230 Laudato Si chỉ ra rằng thế giới tiêu thụ điên khùng cũng là thế gii đi xtvi ssng dưi mi hình thc. Và, như Thánh Têrêsa thành Lisieux từng mời chúng ta thực hiện con đường nhỏ bé của tình yêu, thì một nn sinh thái toàn din cũng được thực hiện từ những cử chỉ đơn sơ hằng ngày. Qua những hành động đơn sơ, nhỏ bé đó chúng ta sẽ phá vlôgic bạo lực, bóc lt và ích kỷ của cái thế giới đang đối xử tệ với sự sống kia. 

Những hành động đơn sơ, nhỏ bé -với mục đích cứu lấy môi sinh- thể hiện việc chúng ta thực hành sự hoán cải môi sinh như lời ĐTC Phanxicô kêu gọi.

Thay đổi cách thức tiêu thụ sản phẩm là một trong bốn cách ĐTC Phanxico đề nghị chúng ta thực hành hoán cải môi sinh. Học thuyết Xã hội Công giáo cũng xác định: Mua sắm thực sự là một hành vi có tính luân lý. Cách nhìn này có lẽ không quen với nhiều người.

*

Quý vị nào đang sở hữu một smart phone xin giơ tay lên để chúng ta đếm thử ạ?

Hàng ngày, thường Quý vị bắt đầu mở máy tính/ smart phone/ ipad để vào mạng xã hội lúc mấy giờ? Bao nhiêu lần trong ngày? Khi nào? Để làm gì?

Nếu mạng/máy bị trục trặc cảm giác của Quý vị thế nào?

Đa số những người hàng ngày dùng các thiết bị điện tử để vào các mạng xã hội đọc tin tức, giao lưu, học hỏi cảm thấy bứt rứt, khó chịu khi mạng hoặc máy bị trục trặc. Từ giữa thế kỷ 19, Romano Guasdini, một linh mục cũng là một nhà học thuật, đã báo trước về vấn đề trên: công chúng “dễ dàng chấp nhận những vật dụng và các cách sống áp đặt lên họ do các kế hoạch hợp lý và các sản phẩm máy móc làm ra, và nói chung, họ chấp nhận với ấn tượng rằng điều đó thật hợp lý và đúng đắn”.

Quý vị đã sở hữu smart phone, xin hỏi Quý vị đã sở hữu chiếc máy ấy bao lâu rồi? Xin kể ra những chức năng Quý vị đã làm với cái smart phone của Quý vị?

Những ai dùng hết các chức năng của smart phone hàng ngày xin giơ tay?

Rất ít người sử dụng hết các chức năng trong smart phone, đúng không? Điều đó không có gì lạ, vì “Thị trường luôn hướng đến việc tạo ra một bộ máy tiêu thụ không dừng được, để các sản phẩm cuối cùng nhấn chìm con người vào trong một vòng xoáy mua và xài phí một cách vô ích”. (Laudato Si 203)

Để có thể thoát ra khỏi vòng xoáy mua và sở hữu, chúng ta phải tìm hiểu xem hệ thống kinh tế, thương mại đã làm gì để cuốn hút mọi người vào tình trạng đó.

    • Mô hình marketing thường dùng gồm 4 bước: (1) gây sự chú ý, (2) tạo sự quan tâm, (3) hình thành mong muốn và (4) dẫn đến hành động.
    • Họ cũng không ngừng nghiên cứu tâm lý, thần kinh con người trong các hành vi mua sắm, để xây dựng những chiến lược mới, thu hút người tiêu dùng liên tục. Hãy xem ý kiến của giới marketing trong một bài báo, trên trang Doanh Nhân Saigon Online:

Khi chúng ta mua một món hàng nào đó, chúng ta thường nghĩ rằng mình biết rõ lý do vì sao chọn món hàng này. Chúng ta luôn có cảm giác kiểm soát được hành động của mình và quyết định mua một món hàng nào đó cũng không phải là ngoại lệ[…].

Thế nhưng, theo các nghiên cứu từ góc độ khoa học thần kinh, tâm lý và kinh tế học hành vi thì con người hầu như không hợp lý như chúng ta vẫn nghĩ. Thay vào đó, ta bị thôi thúc bởi những ảnh hưởng vô thức và mơ hồ có nguồn gốc từ “quá khứ xa xôi”.

Cũng trong chiều hướng nghiên cứu cẩn thận tâm lý, thần kinh người tiêu dùng, giới marketing phân tích cả đến hoạt động của niềm tin tôn giáo trong việc người tiêu dùng mua sắm, để thiết kế chiến lược. Vì như Jack Trout, một chuyên gia trong việc xây dựng uy tín thương hiệu, cũng khẳng định “cuộc chiến định vị thương hiệu là một cuộc chiến hoàn toàn của nhận thức chứ không phải một cuộc chiến của sản phẩm”.

Tóm lại, hệ thống marketing sẽ tìm mọi cách để “chiếm đoạt” nhận thức của người tiêu dùng.

  • Vậy, ở góc độ tiêu thụ sản phẩm, chúng ta cần làm gì để nhắc nhau trở về con đường hoán cải môi sinh?

Ở khía cạnh tiêu thụ sản phẩm, để giúp con người thoát khỏi cạm bẫy nhận thức do giới marketing giăng ra, nhắm đến mục đích duy nhất là lợi nhuận, không cần tôn trọng hệ sinh thái, chúng ta cũng phải có một số phương cách khả dĩ tương ứng, để giữ cân bằng nhận thức của người tiêu thụ.

Những phương cách ấy nhằm điều hướng hành vi tiêu thụ sản phẩm, sao cho bảo vệ được môi sinh. ĐTC Phanxico đã đề nghị qua Laudato Si, đó là khi chọn lựa, quyết định việc mua sắm chúng ta nên kiểm tra theo các tiêu chí sau:

            • Quan tâm đến “Tôi Là Ai?” hơn là “Tôi Có Gì?”.
            • Tôn trọng sự công bằng, không tiêu thụ hàng gian, hàng giả.
            • Sản phẩm không làm thiệt hại đến thế hệ sau.
            • Ưu tiên mua sắm loại sản phẩm nào giúp cho người nghèo, các nước chậm phát triển có thể phát triển.
            • Đơn giản đời sống, chỉ dùng những gì cần.

Mở đầu chương VI Laudato Si, Đức Giáo hoàng Phanxicô khẳng định: “Nhiều điều cần thay đổi, nhưng trên hết chính con người cần thay đổi”

Và ngài cũng nhấn mạnh rằng những nỗ lực cá nhân không thôi sẽ không chữa lành hoàn cảnh phức tạp của thế giới chúng ta; chúng ta cần đến những mạng lưới cộng đồng thực hành những thay đổi ấy một cách có hiệu năng.

Thuận Kiệt

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube