Người dân Nam Sudan hy vọng và cầu nguyện cho chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô

ĐTC Phanxicô cho biết Ngài mong ước trong năm nay Ngài sẽ có thể cùng với Đức Tổng Giám Mục Canterbury tới thăm đất nước Nam Sudan vốn đã bị chiến tranh tàn phá.

REUTERS1999242_ArticoloTrả lời những câu hỏi được đặt ra cho Ngài hôm Chúa Nhật vừa qua bởi các giáo dân thuộc Giáo Xứ Các Thánh, thuộc Giáo Hội Anh giáo tại Roma, nhân chuyến viếng thăm của Ngài tới cộng đồng Anh giáo, ĐTC Phanxicô cho biết: “Tòa Thánh đang cân nhắc về khả năng của một chuyến viếng thăm tới Nam Sudan để đáp lại lời mời của các Giám mục Anh giáo, Giáo Hội Trưởng Nhiệm và Công giáo của nước này, ĐTC Phanxicô cho biết, “hy vọng rằng sự hiện diện của vị Giám Mục thành Roma cùng với các Giám Mục thuộc Cộng đồng Anh giáo có thể giúp cho tiến trình lập lại hòa bình tại nước này”.

Tuần trước, ĐTC Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi mạnh mẽ đối với đất nước Nam Sudan yêu cầu sự hỗ trợ cụ thể đối với những người dân đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng, vốn đã “khiến cho hàng triệu người dân phải chết đói, trong đó có nhiều trẻ em”.

Debora Donnini – cộng tác viên Vatican Radio – đã phỏng vấn Đức Cha Erkolano Ludu Tombe – Giám mục Nam Sudan thuộc Địa phận Yei, rằng liệu người dân nước này có vui mừng về chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô hay không:

“Tất cả mọi người, thậm chí ngay cả những người ngoài Kitô giáo, tất cả mọi người dân Nam Sudan đều cảm thấy rất vui mừng khi biết rằng ĐTC Phanxicô có thể sẽ đến thăm Nam Sudan”, Đức Giám mục Ludu Tombe cho biết.

Đức Cha Tombe chỉ ra rằng ĐTC Phanxicô đã không hứa hẹn điều này, nhưng Ngài ‘hy vọng’ sẽ có thể thực hiện chuyến đi này, vì vậy người dân đang cầu nguyện để Đức Thánh Cha có thể đến viếng thăm đất nước của họ.

Chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô sẽ “hết sức ý nghĩa đối với đức tin cũng như đời sống mỗi người chúng ta, ngay cả đối với những người ngoài Kitô giáo”, Đức Cha Tombe nói.

Đức Giám mục Ludu Tombe mô tả về tình huống của cuộc nội chiến đang diễn ra tại nước này, với các vụ giết người và hàng ngàn người dân phải chạy trốn sang các nước láng giềng, với các cuộc tấn công và phá hủy các ngôi thánh đường.

Tuy nhiên – nhấn mạnh đến một thực tế rằng Giáo hội, chính phủ cũng như người dân đều mong mỏi chiến tranh phải chấm dứt – Đức Cha Tombe bày tỏ hy vọng rằng bạo lực sẽ sớm kết thúc tại nước này.

Giành độc lập từ năm 2011, thế nhưng đến năm 2013, Nam Sudan đã trở thành kịch trường của một cuộc nội chiến mới đầy cảnh đẫm máu -bất chấp những thỏa thuận hòa bình – và một lần nữa đã được đánh thức vào tháng 7/2016 giữa các nhóm ủng hộ Tổng thống Salva Kiir thuộc dân tộc Dinka và những thành phần có liên quan đến cựu Phó Tổng thống Riek Machar thuộc nhóm dân tộc Nuer.

Đất nước này đã quay trở lại trở thành một nơi đầy rẫy “những vụ giết người có chủ ý đối với những người dân thường, các vụ hiếp dâm và cướp bóc”, theo như các tổ chức và các nhà truyền giáo quốc tế đã lên án, trong khi nạn đói đã đẩy 100.000 người đến bờ vực của cảnh chết đói và gần 5 triệu người – chiếm hơn 40% dân số quốc gia – hiện đang cần được sự giúp đỡ khẩn cấp.

Đức Giám mục Ludu Tombe phát biểu về mối bận tâm đầu tiên của Giáo Hội địa phương đó chính là cuộc khủng hoảng nhân đạo “vốn đã kìm kẹp đất nước: nạn đói hoành hành, tình trạng mất an ninh vẫn đang diễn ra, nền kinh tế khó khăn, người dân đang phải vật lộn để có thể tồn tại”.

Căn nguyên của tất cả những vấn đề này – Đức Cha Tombe nói – chính  là sự yếu kém trong việc quản lý kinh tế.

“Thảm họa nhân đạo tại Nam Sudan cần phải được hồi đáp và chúng tôi đang yêu cầu cộng đồng quốc tế đến để hỗ trợ cho những người dân Nam Sudan đang chết dần chết mòn vì đói. Thật là hết sức vô ích khi bàn về những chuyện khác trong khi quý vị không – trước hết phải là – cứu sống những người dân đói khổ này”, Đức Cha Tombe nói.

Đức Giám mục Ludu Tombe cũng nói về tiến trình đối thoại và hòa giải dân tộc được đưa ra bởi Tổng thống Nam Sudan vốn bao gồm tất cả các đảng phái cũng như các nhóm chính trị đối thủ tại nước này, trong đó cũng phải kể đến Giáo Hội Công Giáo vốn đang tham gia tích cực vào tiến trình hòa giải và đối thoại.

“Đó chính là một phần thiết yếu đối với sứ vụ của Giáo Hội trong việc góp phần xây dựng hoà bình và đối thoại”, Đức Cha Tomb cho biết.

Đức Cha Tombe giải thích rằng tiến trình này bao gồm những ý tưởng được lấy từ Giáo Huấn Xã hội của Giáo Hội, đồng thời Ngài cũng cho biết rằng Giáo Hội tại Nam Sudan hoan nghênh tiến trình đối thoại quốc gia vì hòa bình và hòa giải.

“Kiểu tiến trình như vậy không phải là điều mới mẻ đối với Giáo Hội – Đức Cha Tombe nói – vốn đã tham gia trong việc kiến tạo hòa bình tại khu vực nhiều lần trước đó”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube