Năm nguyên tắc được đề nghị để phục hồi xã hội sau COVID-19

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 02-04-2020 | 08:34:08
Ảnh: Maysa_NYC -Flickr

Ảnh: Maysa_NYC -Flickr

Rất nhiều nhóm hoạt động Công giáo trên thế giới đã tham gia ký tên vào một bức thư ngỏ kêu gọi các chính phủ dấn thân hành động cho một tương lai khỏe mạnh hơn và công bằng hơn sau COVID-19.

Mở đầu Thư ngỏ là lời khẳng định: “Đại dịch COVID-19 đòi hỏi các chính phủ quốc gia và cộng đồng quốc tế phải có những hành động nhanh chóng và chưa từng có”. “Đây là thời điểm quyết định trong việc cứu sống và táo bạo trong việc vạch ra một con đường dẫn đến một tương lai thực sự lành mạnh và công bằng hơn”.

“Lựa chọn được đưa ra ngay bây giờ sẽ định hình xã hội của chúng ta trong nhiều năm, nếu không nói là nhiều thập kỷ tới” – Thư ngỏ viết.

Tuy thế, theo các Nhóm ký tên trong Thư ngỏ, “khi những người ra quyết định thực hiện các bước để đảm bảo cứu trợ ngay lập tức và phục hồi lâu dài, điều bắt buộc là họ phải xem xét cuộc khủng hoảng trong liên quan đến tình trạng bất bình đẳng, nạn phân biệt chủng tộc và sự suy giảm sinh thái – đặc biệt là khủng hoảng khí hậu, đã diễn ra từ lâu trước COVID-19, và bây giờ có nguy cơ sẽ càng trở nên trầm trọng”.

Từ đó, họ kêu gọi một “phản ứng toàn cầu đối với COVID-19 để góp phần phục hồi”.

Phản ứng đó, theo các tổ chức ký tên trong Thư ngỏ, “ở mọi cấp độ, phải duy trì năm nguyên tắc sau:

1. Đặt sức khỏe con người lên hàng đầu, không có ngoại lệ.
Tài nguyên dịch vụ y tế phục vụ mọi nơi; đảm bảo cho tất cả mọi người đều được hưởng.

2. Cung cấp cứu trợ kinh tế trực tiếp cho người dân.
Tập trung vào người dân và công nhân – đặc biệt là những người bị thiệt thòi trong các hệ thống hiện có – các nhu cầu ngắn hạn và các điều kiện dài hạn của chúng ta.

3. Giúp đỡ người lao động và cộng đồng, chứ không phải giám đốc điều hành công ty.
Hỗ trợ trực tiếp các ngành cụ thể phải được chuyển đến cộng đồng và người lao động, chứ không phải các cổ đông hay giám đốc điều hành của công ty và không bao giờ cho các tập đoàn không cam kết giải quyết khủng hoảng khí hậu.

4. Tạo khả năng phục hồi cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Chúng ta phải tạo ra hàng triệu việc làm tử tế giúp tăng cường khả năng phục hồi và chuyển đổi cho người lao động và cộng đồng sang tương lai không có carbon mà chúng ta đang cần.

5. Xây dựng tình liên đới và cộng đồng xuyên biên giới chứ không phải là trao thêm quyền cho các nhà chức trách.
Chuyển giao công nghệ và tài chính cho các quốc gia và cộng đồng có thu nhập thấp hơn để cho phép họ phản ứng bằng cách sử dụng các nguyên tắc này và chia sẻ các giải pháp xuyên biên giới và cộng đồng. Đừng sử dụng khủng hoảng như một cái cớ để chà đạp lên quyền con người, quyền tự do dân sự và dân chủ.

Có thể xem danh sách các tổ chức ký tên ở đây.

Hoàng Tiến

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube