LHQ sẽ cử hành Ngày Nạn nhân của Bạo lực vì lý do Tôn giáo

“Chính quyền Trung Quốc đang hạn chế vấn đề tự do tôn giáo bằng cách gán cho các hoạt động tôn giáo ôn hòa như là những biểu hiện của ‘chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố’”, ông Austin Smith, Đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, cho biết. “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên lên tiếng chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng cũng như việc đàn áp tôn giáo của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện thái độ thù địch cực độ đối với tất cả các tín ngưỡng tôn giáo kể từ khi thành lập. Sự đàn áp này đã ngày càng gia tăng dưới chính sách ‘Hán hóa’ tôn giáo hiện hành của nó”.

 Refugees_in_the_Diocese_of_Maiduguri_Nigeria_Sept_9_2014_Credit_Aid_to_the_Church_in_Need_CNA

Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vào tuần trước đã thông qua một nghị quyết tuyên bố ngày 22 tháng 8 là Ngày Quốc tế Tưởng niệm các nạn nhân của các Hành vi bạo lực dựa trên cơ sở tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

Nghị quyết hôm 28 tháng 5 được giới thiệu bởi Jacek Czaputowicz, Bộ trưởng ngoại giao của Ba Lan.

“Bất kỳ hành vi bạo lực nào đối với những người thuộc các nhóm thiểu số tôn giáo đều không thể được chấp nhận”, ông Czaputowicz tuyên bố. “Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ giúp chống lại những tội ác thù hận cũng như các hành vi bạo lực liên quan đến tôn giáo hoặc tín ngưỡng, và đồng thời sẽ tăng cường hơn nữa việc đối thoại liên tôn”.

Ngoại trưởng Ba Lan lưu ý sự gia tăng bạo lực dựa trên cơ sở tôn giáo trên toàn thế giới, đặc biệt là các vụ tấn công gần đây nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo tại New Zealand và các nhà thờ tại Sri Lanka.

Bên cạnh Ba Lan, dự thảo nghị quyết được đồng tài trợ bởi Brazil, Canada, Iraq, Jordan, Nigeria, Pakistan và Mỹ.

Theo Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ, phần lớn các quốc gia vi phạm tự do tôn giáo tồi tệ nhất thế giới đều được tìm thấy ở Trung Đông, Châu Á và Châu Phi. Báo cáo gần đây nhất của ủy ban tập trung vào việc giới thiệu về các vụ ngược đãi đối với những người Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ của Trung Quốc.

Đại diện của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, ông Austin Smith, lưu ý về hành động thanh trừng sắc tộc đối với những người Rohingya tại Miến Điện và những người Yazidis ở Iraq, và đồng thời hco biết rằng “các quốc gia phải làm việc xuyên biên giới để bảo vệ quyền của các thành viên của các cộng đồng thiểu số tôn giáo, và đồng thời bảo vệ tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng bất cứ nơi nào nó bị đe dọa”.

Ông Smith đã đặc biệt tập trung vào việc giam giữ tùy tiện của Trung Quốc đối với hơn 1 triệu người Ngô Duy Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong các “trại cải tạo giáo dục”, nơi mà họ bị buộc phải lao động, bị tra tấn và bị làm cho thấm nhuần tư tưởng chính trị, điều mà ông gọi là “một trong những sự từ chối tự đối với vấn đề do tôn giáo hoặc tín ngưỡng khủng khiếp và tồi tệ nhất thế giới”.

“Chính quyền Trung Quốc đang hạn chế vấn đề tự do tôn giáo bằng cách gán cho các hoạt động tôn giáo ôn hòa như là những biểu hiện của ‘chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và chủ nghĩa khủng bố’”, Ông Smith nói. “Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên lên tiếng chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng cũng như việc đàn áp tôn giáo của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện thái độ thù địch cực độ đối với tất cả các tín ngưỡng tôn giáo kể từ khi thành lập. Sự đàn áp này đã ngày càng gia tăng dưới chính sách ‘Hán hóa’ tôn giáo hiện hành của nó”.

Ông Smith cho biết thêm: “Chúng tôi kêu gọi các quốc gia thành viên ép buộc chính phủ Trung Quốc phải đóng cửa ‘các trại cải tạo’ của họ và đồng thời tôn trọng quyền của những người Hồi giáo ở Tân Cương, cũng như quyền của các Kitô hữu, các Phật tử Tây Tạng và các học viên Pháp Luân Công”.

Đại diện của Trung Quốc đáp lại rằng những tuyên bố trên của ông Smith là một lời buộc tội vô căn cứ, và đồng thời nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng họ đang chống lại chủ nghĩa cực đoan. Ông gọi các trại cải tạo là các trung tâm học tập của người Duy Ngô Nhĩ, và đồng thời nhấn mạnh bản chất hướng nghiệp và giáo dục của các trại này.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube