Đức Thánh Cha Phanxicô: Những người tị nạn đang rơi vào ‘sa mạc của nhân loại’

Giáo hoàng Francis đến thăm Trung tâm Astalli của Rome vào ngày 10 tháng 9 năm 2013. | Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Trung tâm Astalli tại Rôma vào ngày 10 tháng 9 năm 2013 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng những người tị nạn buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ thường kết thúc trong “sa mạc của nhân loại”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời phát biểu nhận xét trên trong một bức thư nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập một trung tâm tị nạn do Dòng Tên điều hành ở Rôma.

“40 năm qua của lịch sử nhân loại cũng không phải là một tiến trình tuyến tính: số người buộc phải rời bỏ quê hương tiếp tục tăng lên”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong bức thư vào ngày 7 tháng 11.

“Nhiều người trong số anh chị em đã phải chạy trốn khỏi những điều kiện sống tương đương với chế độ nô lệ, nơi mà nền tảng là khái niệm về con người bị tước đoạt phẩm giá và bị coi như một món đồ vật”.

“Anh chị em biết chiến tranh có thể khủng khiếp và hèn hạ như thế nào, anh chị em biết cuộc sống không có tự do và quyền lợi có ý nghĩa như thế nào, anh chị em bất lực nhìn đất đai của anh chị em cạn kiệt khô héo, nguồn nước của anh chị em trở nên ô nhiễm, và anh chị em không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tìm đến một nơi an toàn nơi bạn có thể thực hiện những ước mơ và khát vọng của mình, nơi anh chị em có thể tận dụng tài năng và kỹ năng của mình”.

“Thật không may, trong nhiều trường hợp, việc bắt đầu một cuộc hành trình không phải là một sự giải thoát thực sự. Anh chị em thường xuyên phải chiến đấu chống lại một sa mạc của nhân loại, với sự thờ ơ vốn đã trở nên mang tính toàn cầu và làm khô cằn các mối tương quan giữa con người với nhau”.

Trung tâm Astalli, do Tổ chức Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên điều hành, đang đánh dấu kỷ niệm của mình bằng một cuộc triển lãm nhiếp ảnh mang tên “Những khuôn mặt hướng tới tương lai”, với các bức chân dung do phóng viên ảnh Francesco Malavolta chụp tại Rôma.

Chị Charity, đến từ Cameroon, có trong triển lãm nhiếp ảnh ‘Những khuôn mặt hướng tới tương lai.’. Trung tâm Francesco Malavolta / Astalli.

Chị Charity, đến từ Cameroon, trong bức ảnh trong cuộc triển lãm nhiếp ảnh ‘Những khuôn mặt hướng tới tương lai’ (Ảnh: Francesco Malavolta / Trung tâm Astalli)

Buổi triển lãm khai mạc vào ngày 16 tháng 11 tại Nhà thờ Thánh Anrê trên ngọn đồi Quirinal với sự hiện diện của Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo phận Rôma, và Đức Hồng Y Michael Czerny, SJ, Phó Tổng thư ký Phân bộ Di dân và Tị nạn thuộc Thánh bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện của Vatican.

Trong bài phát biểu của mình, Đức Hồng Y Czerny nhắc lại rằng Tổ chức Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên được thành lập vào năm 1980 bởi Bề trên Tổng quyền Dòng Tên, Cha Pedro Arrupe, sau khi chứng kiến hoàn cảnh của hàng trăm ngàn người tị nạn miền Nam Việt Nam chạy trốn bằng thuyền sau cuộc chiến tranh Việt Nam.

 Vị Hồng y người Canada gốc Séc nói: “Trong 40 năm qua, Chúa Thánh Thần đã tiếp tục lên tiếng thông qua cuộc sống của những người phụ nữ và đàn ông bị tổn thương phẩm giá, đang chạy trốn khỏi các cuộc xung đột, biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói”.

Emmanuel, đến từ Nigeria (Ảnh: Francesco Malavolta/ Trung tâm Astalli)

Anh Emmanuel, đến từ Nigeria (Ảnh: Francesco Malavolta/ Trung tâm Astalli)

“Đồng hành, phục vụ và bảo vệ là phản ứng được Cha Arrupe đề xuất ngay từ đầu, và theo thời gian đã tìm thấy hình thức cụ thể trong tinh thần thiện chí của rất nhiều phụ nữ và nam giới, những người cũng tại Centro Astalli, đã đặt mình sát cánh với những người trong các khu vực ngoại vi hiện sinh của lịch sử”.

“Tương lai của nhân loại thông qua việc hòa nhập xã hội của những người di cư, việc xây dựng hòa bình và đối thoại xã hội. Điều kiện để xây dựng sự hòa nhập, công lý và hòa bình đó là ‘cùng nhau bước đi’”.

Trung tâm Astalli cho biết vào tháng 4 rằng nhiều người tị nạn đã sống độc lập ở Ý trong nhiều năm trời đã quay trở lại tổ chức từ thiện này vào năm 2020 với nỗi lo thất nghiệp, việc chi trả các hóa đơn, các khoản tiền thuê nhà hàng tháng và việc đi học cho con cái của họ.

Đồng thời, số lượng người di cư đến Ý bằng đường biển đã tăng gấp ba lần vào năm ngoái khi nước này đang phải chiến đấu với đại dịch coronavirus.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm Trung tâm Astalli vào ngày 10 tháng 9 năm 2013, vài tháng sau khi đắc cử Giáo hoàng. Trong một bài phát biểu, Đức Thánh Cha đã cảm ơn các nhân viên vì đã cho thấy “rằng nếu có sự đón nhận và tinh thần huynh đệ thì có thể mở ra một cánh cửa tương lai”.

Trong bức thư vào ngày 7 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng trong những thập kỷ gần đây, các cuộc xung đột, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy đã làm trầm trọng thêm hoàn cảnh của những gười tị nạn. Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích các chính phủ vì đã dựa vào “việc xây dựng các bức tường và đưa những người di cư quay trở lại những nơi không an toàn” để quản lý vấn đề di cư.

Nhưng Đức Thánh Cha cho biết rằng lòng dũng cảm và sự kiên trì của những người tị nạn đã thực sự truyền cảm hứng.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bức thư của mình bằng cách khẩn cầu Cha Arrupe, người đã qua đời vào năm 1991 và Án phong thánh chính thức được tiến hành vào năm 2019, luôn dõi theo Trung tâm Astalli và toàn bộ Tổ chức Dịch vụ Tị nạn Dòng Tên.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube