Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu Công giáo tại Síp trở thành những tác nhân của tình huynh đệ

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Nicosia, Cyprus, ngày 2 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn ở Nicosia, Síp, ngày 2 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong ngày đầu tiên tại Cộng hòa Síp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi cộng đồng Công giáo thúc đẩy tinh thần huynh đệ tại quốc đảo, nơi bị chia cắt bởi một vùng đệm của Liên Hợp Quốc.

“Chúng ta cần một Giáo hội huynh đệ, một Giáo hội đóng vai trò như là một tác nhân của tình huynh đệ trong thế giới của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết hôm 2 tháng 12, ngay sau khi đến Nicosia, thủ đô bị chia cắt.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong bài phát biểu được truyền trực tiếp của mình tại Nhà thờ Đức Mẹ Ban Ơn theo nghi lễ Maronite, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng “ở đảo Síp, có rất nhiều sự bén nhạy về tâm linh và Giáo hội, nhiều bối cảnh và lịch sử khác nhau, các nghi thức và truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không nên coi sự đa dạng như một mối đe dọa đối với bản sắc; không, chúng ta không nên đố kị hay phòng thủ”.

“Nếu chúng ta rơi vào sự cám dỗ này, thì nỗi sợ hãi sẽ lớn dần lên, và nỗi sợ hãi làm nảy sinh sự ngờ vực, sự ngờ vực dẫn đến sự nghi ngờ và rồi sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến xung đột”, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục. “Chúng ta là anh chị em với nhau, được bởi một người Cha duy nhất hết mực yêu thương” .

Đức Thánh Cha Phanxicô đã hạ cánh vào chiều thứ Năm tại đảo Síp khi bắt đầu chuyến Tông du kéo dài 5 ngày cũng sẽ đưa ngài đến Athens, Hy Lạp và đảo Lesbos. Chuyến viếng thăm dự kiến sẽ làm nổi bật hoàn cảnh của những người di cư, vì cả hai quốc gia này đều là điểm dừng chân quan trọng của những người di cư và những người tị nạn tìm cách vào châu Âu, chủ yếu từ Trung Đông và châu Phi.

Đức Thánh Cha Phanxicô lên máy bay đến Síp tại Sân bay Fiumicino của Rome, ngày 2 tháng 12 năm 2021. Daniel Ibáñez / CNA.

Đức Thánh Cha Phanxicô lên máy bay đến Síp tại Phi trường Fiumicino của Rôma, ngày 2 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: Daniel Ibáñez / CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã hạ cánh tại Phi trường Quốc tế Larnaca, sau đó đi ô tô với quãng đường 31 dặm đến Nicosia.

Phát biểu trước các Linh mục Công giáo, những người sống đời thánh hiến, các Phó tế, anh chị em Giáo lý viên, các hiệp hội và phong trào Giáo hội của Síp, Đức Thánh Cha nói: “Bằng tinh thần huynh đệ của mình, anh chị em có thể nhắc nhở tất cả mọi người, và toàn thể châu Âu, rằng chúng ta cần cùng nhau xây dựng một tương lai xứng đáng với nhân loại, vượt qua sự chia rẽ, phá bỏ các bức tường, cùng nhau ước mơ và nỗ lực làm việc vì sự thống nhất. Chúng ta cần chào đón và hội nhập lẫn nhau, và đồng hành cùng nhau với tư cách là anh chị em, tất cả chúng ta”.

Cộng hòa Síp chủ yếu là Kitô giáo Chính thống có dân số 1,2 triệu người, trong đó chỉ có 10.000 người là Công giáo.

Hòn đảo này bị chia cắt bởi một vùng đệm của Liên Hợp Quốc, với quốc gia phía Bắc Síp trên thực tế nằm ở phía đông bắc của hòn đảo. Lãnh thổ chủ yếu là người Hồi giáo Sunni chỉ được công nhận bởi quốc gia láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã xâm lược Síp vào năm 1974, và được tất cả các quốc gia khác coi là một phần của Cộng hòa Síp.

(Ảnh: Daniel Ibáñez / CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez / CNA)

Trước khi rời Vatican vào ngày 2 tháng 12, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào đón khoảng 12 người di cư đến từ Afghanistan, Somalia, Congo và Syria, hiện đang sống ở Ý. Một số người trong số họ là những người di cư đến Rôma trên chuyến bay cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến viếng thăm của ngài tới Lesbos vào năm 2016.

Trên đường đến phi trường, Đức Thánh Cha đã dừng lại để gặp một nhóm người nhập cư khác do Nhà thờ Santa Maria degli Angeli, một Giáo xứ gần Phi trường Fiumicino, tổ chức. Trong khi hiện diện ở đó, Đức Thánh Cha cũng đã cầu nguyện trước bức ảnh Đức Mẹ Loreto.

Vào đêm trước chuyến đi, theo thông lệ, Đức Thánh Cha Phanxicô dừng lại ở Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả để kính viếng bức ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của Dân thành Rôma (Maria Salus Populi Romani), cầu xin sự chuyển cầu của Đức Mẹ cho chuyến Tông du của ngài.

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của Dân thành Rôma Romani tại Vương cung thánh đường St. Mary Major Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rome vào ngày 1 tháng 12 năm 2021. Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của Dân thành Rôma tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma vào ngày 1 tháng 12 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đảo Síp và Hy Lạp có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Kitô giáo sơ khai, bởi vì các Thánh Phao-lô và Thánh Ba-na-ba Tông đồ đã đặt chân đến các quốc gia Địa Trung Hải để rao giảng Tin Mừng. Sách Công vụ Tông đồ ghi lại rằng Thánh Phao-lô đã dừng chân tại Síp và khiến cho Sergius Paulus, Thống đốc của đế quốc La Mã cai trị trên hòn đảo, trở lại Kitô giáo. Thánh Phao-lô cũng đã được biết đến với việc rao giảng trên các đường phố tại Athens.

Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ nghi lễ Latinh của Giêrusalem, và Đức Hồng y Bechara Boutros Rai, người đứng đầu Giáo hội nghi lễ Maronite, cũng đã từ Thánh Địa và Lebanon đến đây để hiện diện trong cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các tín hữu Công giáo nghi lễ Maronite và Latinh ở Síp vào ngày 2 tháng 12.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Giáo hội nghi lễ Maronite là một trong 23 Giáo hội Công giáo Đông phương tự trị hiệp thông trọn vẹn với Rôma. Ước tính có khoảng 3 triệu tín hữu Công giáo nghi lễ Maronite trên toàn thế giới, trong đó có khoảng một triệu người sống ở Lebanon.

Sau khi nghe một số ca khúc và lời chứng từ Đức Hồng y Raï và hai Nữ tu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về Thánh Ba-na-ba, vị Tông đồ sinh ra trên đảo Síp.

Thánh Ba-na-ba “là một con người vĩ đại tràn đầy đức tin và sự khôn ngoan được chọn bởi Giáo hội ở Giêrusalem – Giáo hội Mẹ, chúng ta có thể nói – là người thích hợp nhất để đến thăm một cộng đoàn mới, cộng đoàn Antiokia, được hình thành từ một số người mới cải đạo từ ngoại giáo”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, ca ngợi sự kiên nhẫn mà Thánh Ba-na-ba Tông đồ đã thể hiện với “những người đến từ một thế giới khác, một nền văn hóa khác, một sự nhạy cảm tôn giáo khác”.

“Họ là những người vừa có một trải nghiệm thay đổi cuộc đời; trải nghiệm của họ là một đức tin tràn đầy nhiệt huyết, nhưng vẫn còn mong manh dễ vỡ”, Đức Thánh Cha nói.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Thánh Ba-na-ba, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm, có “sự kiên nhẫn của sự phân định có khả năng nhận biết những dấu chỉ về hoạt động của Thiên Chúa ở mọi nơi, sự kiên nhẫn để ‘nghiên cứu’ các nền văn hóa và truyền thống khác. Trước hết, Thánh Ba-na-ba có sự kiên nhẫn của sự đồng hành … Ngài không lấn át đức tin mong manh của những người mới đến bằng cách tiếp cận nghiêm khắc và thiếu linh hoạt, hoặc bằng cách đưa ra những đòi hỏi thái quá về việc tuân giữ các giới luật. Thánh Ba-na-ba đồng hành cùng với họ, nắm lấy tay họ và đối thoại với họ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các tín hữu Công giáo ở Síp cũng hãy có lòng kiên nhẫn như vậy.

“Công việc anh chị em đang thực hiện trên hòn đảo này, khi anh chị em chào đón những người mới đến từ những bờ biển khác của thế giới, thật hết sức đáng quý”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Giống như Thánh Ba-na-ba, anh chị em cũng được mời gọi để nuôi dưỡng một cái nhìn kiên nhẫn và niềm nở, để trở nên những dấu chỉ dễ nhận biết và đáng tin cậy về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, Đấng không bao giờ bỏ mặc bất cứ ai bên ngoài mái ấm yêu thương, ngoài vòng tay yêu thương quan phòng của Ngài”.

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

(Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chỉ ra rằng Thánh Ba-na-ba cũng là một ví dụ điển hình về tình huynh đệ, như được thấy trong tình thân hữu của Ngài với Thánh Phao-lô, một tình bạn mà họ có thể duy trì thậm chí ngay cả khi bất đồng về cách thực hiện sứ mạng của mình.

“Tôi chia sẻ với anh chị em niềm vui của tôi khi đến thăm vùng đất này và thực hiện cuộc hành trình như một người lữ khách theo bước chân của vị Tông đồ Ba-na-ba vĩ đại, một người con của dân tộc này, một môn đệ yêu mến Chúa Giêsu và một sứ giả Tin Mừng can trường”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Khi đến thăm các cộng đoàn Kitô giáo mới hình thành, Thánh Ba-na-ba đã nhận ra ân sủng của Thiên Chúa đang hoạt động; Ngài vui mừng và thúc giục mọi người ‘bền lòng gắn bó cùng Thiên Chúa’ (x. Cv 11:23). Tôi đến với cùng một ước muốn như vậy: được nhận thấy ân sủng của Thiên Chúa đang hoạt động trong Hội Thánh và tại vùng đất của anh chị em, để vui mừng cùng với anh chị em về những điều kỳ diệu mà Thiên Chúa đã thực hiện, và thúc giục anh chị em luôn kiên trì, không mệt mỏi hay nản lòng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube