Đức Giáo hoàng nói 'tiếng ồn chói tai của chiến tranh và xung đột đang gia tăng' trên toàn thế giới

Đức Thánh Cha Phanxicô đến Hội trường Phaolô VI nhân dịp tiếp kiến những trẻ em được bệnh xá Santa Marta tại Vatican chăm sóc, Chủ nhật, ngày 19 tháng 12 năm 2021. (Nguồn: Gregorio Borgia / AP.)

Đức Thánh Cha Phanxicô đến Hội trường Phaolô VI nhân dịp tiếp kiến những trẻ em được bệnh xá Santa Marta tại Vatican chăm sóc, Chủ nhật, ngày 19 tháng 12 năm 2021. (Nguồn: Gregorio Borgia / AP.)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã than thở rằng chiến tranh và xung đột vẫn lan tràn bất chấp sự dai dẳng của đại dịch coronavirus, và một lần nữa ngài lên án việc đầu tư vào các hoạt động quân sự hơn là các lĩnh vực cấp bách cần thiết khác.

Những lời kêu gọi đó của ĐTC được đưa ra trong thông điệp cho Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 55, được công bố trong một cuộc họp báo tại Vatican hôm thứ Ba.

Trong thông điệp có tựa đề “Đối thoại giữa các thế hệ, giáo dục và công việc: Các công cụ để xây dựng hòa bình lâu dài”, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết việc theo đuổi hòa bình hiện đại “thật đáng buồn là xa rời cuộc sống thực của nhiều người và do đó xa rời gia đình nhân loại của chúng ta, mà hiện nay phải được hoàn toàn kết nối  với nhau.”

Đức Giáo hoàng nói: Bất chấp những nỗ lực rộng rãi nhằm khuyến khích đối thoại hòa bình cấp quốc tế , “tiếng ồn chói tai của chiến tranh và xung đột vẫn đang gia tăng”.

ĐTC nói: “Trong khi đó, các căn bệnh theo tỷ lệ đại dịch đang lan rộng, tác động của biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, thảm kịch đói và khát ngày càng gia tăng, và mô hình kinh tế dựa trên chủ nghĩa cá nhân thay vì chia sẻ đoàn kết tiếp tục thịnh hành”.

Như trong quá khứ, “trong thời đại của chúng ta, tiếng kêu của người nghèo và tiếng kêu của trái đất liên tục đòi phải được lắng nghe, cầu xin cho công lý và hòa bình,” ngài nói.

Ngày Hòa bình Thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 1 tháng 1 và thường vạch ra chương trình xã hội của Đức Giáo hoàng trong năm tới.

Khi thế giới tiếp tục điều hướng tác động của COVID-19, Đức Giáo hoàng, trong thông điệp của ngài, đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục, việc làm và mối quan hệ giữa các thế hệ, như là điều cần thiết để tiến về phía trước và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn sau đại dịch.

Trong việc triển khai các giải pháp, “Những thách thức xã hội lớn và các tiến trình hòa bình nhất thiết phải kêu gọi sự đối thoại giữa những người lưu giữ ký ức – những người già – và những người hướng về tương lai trong lịch sử – những người trẻ tuổi,” ngài nói.

Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay địa vị, “phải sẵn sàng nhường chỗ cho những người khác và không khăng khăng muốn độc chiếm toàn bộ bối cảnh bằng cách theo đuổi lợi ích trước mắt của riêng họ, như thể không có quá khứ và tương lai”.

Ngài cũng than thở rằng kinh phí dành cho giáo dục đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng “Mặt khác, chi tiêu quân sự đã tăng vượt mức vào cuối Chiến tranh Lạnh và chúng dường như chắc chắn sẽ tăng kinh khủng.”

Về công ăn việc làm, Đức Phanxicô gọi lao động là “nền tảng để xây dựng công lý và tình đoàn kết trong mọi cộng đồng.”

“Chúng ta cần kết hợp các ý tưởng và nỗ lực của mình để tạo ra các giải pháp và điều kiện có thể cung cấp cơ hội cho mọi người trong độ tuổi lao động, thông qua công việc của họ, đóng góp cho cuộc sống của gia đình và xã hội,” ngài nói.

ĐTC cũng lưu ý rằng nhiều người thất nghiệp là người di cư và người tị nạn, những người không được hệ thống phúc lợi của nước sở tại công nhận và do đó không có nguồn lực để tồn tại, khiến họ trở thành “con mồi của nhiều hình thức nô lệ” nhưng không được xã hội bảo vệ.

ĐTC Phanxicô cảm ơn những người “đang tiếp tục làm việc với lòng hào hiệp và trách nhiệm trong các lĩnh vực giáo dục, an sinh và bảo vệ nhân quyền, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, tạo điều kiện cho các cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong gia đình và người bệnh, và hỗ trợ kinh tế cho những người nghèo và những người những người đã mất việc làm,” và bày tỏ sự gần gũi với các nạn nhân của đại dịch và gia đình của họ.

ĐTC kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ và tất cả những người có trách nhiệm chính trị hoặc xã hội, cũng như các linh mục và nhân viên mục vụ, hãy “cùng nhau bước đi với lòng can đảm và sự sáng tạo trên con đường đối thoại, giáo dục và làm việc giữa các thế hệ”.

Hoàng Tiến (theo CRUX)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube