ĐTC Phanxicô thúc giục Trump tôn trọng việc 'giữ nguyên hiện trạng' tại Giêrusalem

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 07-12-2017 | 07:05:38

ROME – Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa vấn đề chính trị ngoại giao trở thành trọng tâm trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần của mình, đồng thời chỉ ra những điểm nổi bật trong chuyến Tông du của Ngài gần đây tới Myanmar và Bangladesh cũng như kêu gọi cộng đồng quốc tế không làm mất ổn định tình hình hiện tại ở Giêrusalem.

d59309d67efd4813be7359861d9c01e4-690x450

“Tôi không thể im lặng trước mối bận tâm sâu sắc của tôi về tình hình đã nảy sinh trong những ngày gần đây, đồng thời tôi muốn đưa ra một lời kêu gọi chân thành để đảm bảo rằng mọi người đều cam kết đối với việc tôn trọng việc giữ nguyên hiện trạng của thành phố, phù hợp với các Nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc”, ĐTC Phanxicô cho biết hôm 6 tháng 12 tại hội trường Phaolô VI tại Vatican.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đưa ra tuyên bố rõ ràng ý định của mình để công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và đồng thời chuyển đại sứ quán nước này từ vị trí hiện tại của nó ở Tel Aviv. Quyết định này có khả năng hủy bỏ 22 năm chính sách đối ngoại của Mỹ ở Trung Đông và có thể sẽ làm cho người Hồi giáo tức giận khi coi Giêrusalem là thủ đô tiềm năng của nhà nước Palestine.

“Giêrusalem là một thành phố độc nhất, thiêng liêng đối với các tín đồ Do Thái, Kitô giáo và Hồi giáo, đồng thời là Thánh Địa đối với các tôn giáo tương ứng được tôn kính, và nó có một ơn gọi đặc biệt đối với vấn đề hòa bình”, ĐTC Phanxicô nói. “Nguyện xin Thiên cho bản sắc đó được bảo tồn và củng cố vì lợi ích của Đất Thánh, Trung Đông cũng như toàn thể thế giới, và chớ gì sự khôn ngoan và thận trọng sẽ thắng thế, hầu tránh được việc thêm vào đó những yếu tố căng thẳng mới trong một thế giới vốn đã bị rung chuyển và bị để lại những vết sẹo bởi các cuộc xung đột tàn bạo”.

ĐTC Phanxicô đã trải nghiệm mắt thấy tai nghe những hậu quả của chiến tranh và xung đột trong chuyến Tông du gần đây tới Myanmar và Bangladesh. Đây chính là chuyến viếng thăm đầu tiên của ĐTC Phanxicô đến Myanmar, một quốc gia gần đây đã trở thành tiêu điểm trên khắp thế giới do cái mà Liên Hiệp Quốc đã gọi là ‘một cuộc thanh trừng sắc tộc’ đối với công đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya nơi đây”.

“Tôi cũng mong muốn, trong trường hợp này, thể hiện sự gần gũi của Chúa Kitô và của Giáo Hội đối với một dân tộc đã phải chịu đau khổ vì các cuộc xung đột và các cuộc đàn áp và hiện đang dần chuyển sang một trạng thái mới của sự tự do và hòa bình”, ĐTC Phanxicô nói. “Đây là một dân tộc nơi mà Phật giáo đã bắt rễ sâu, với những nguyên tắc luân lý và tâm linh của nó, và nơi mà các Kitô hữu hiện diện như một đàn chiên nhỏ bé và nấm men của Triều Đại của Thiên Chúa”.

Điều quan trọng nhất đó là ĐTC Phanxicô, người mà gần đây đã phải chịu sự xét nét bởi một số người vì đã không nhắc đến cụm từ Rohingya trong chuyến viếng thăm vừa qua và bởi những người khác vì đã không tập trung một cách đầy đủ đối với cuộc bách hại chống lại các Kitô hữu, nhấn mạnh cam kết của Ngài trong việc cổ võ hoà bình.

“Cùng với việc gặp gỡ cộng đồng Công giáo, tôi đã có cơ hội gặp gỡ các quan chức Myanmar, khuyến khích các nỗ lực của nước này cho hòa bình và hy vọng rằng tất cả các thành phần khác nhau của quốc gia, không ngoại trừ ai, có thể cùng nhau cộng tác trong một quá trình như vậy với việc tôn trọng lẫn nhau”, ĐTC Phanxicô nói.

ĐTC Phanxicô đã đề cập đến cuộc gặp gỡ với các vị đại diện của các cộng đồng tôn giáo khác nhau trong nước như là một bước quan trọng hướng tới hòa bình và đồng thời khuyến khích cuộc đối thoại liên tôn giữa các tín hữu Công giáo và Phật giáo hầu chống lại cái ác và thúc đẩy hòa bình.

Đức Thánh Cha đã thuật lại hai Thánh lễ mà Ngài đã cử hành với các Giám mục địa phương. Thánh lễ đầu tiên tập trung vào cuộc bách hại chống lại các Kitô hữu, một thực tế cũng tồn tại trong nước, và Thánh lễ thứ hai về những người trẻ tuổi “một dấu hiệu của hy vọng và một món quà đặc biệt của Đức Trinh Nữ Maria”, bế mạc chuyến viếng thăm của Ngài.

“Khi gặp gỡ các bạn trẻ, với những khuôn mặt tràn đầy niềm vui, tôi đã nhìn thấy tương lai của châu Á: một tương lai không thuộc về những người chế tạo vũ khí, nhưng thuộc về những người làm nảy sinh tình huynh đệ”, ĐTC Phanxicô nói.

Tại Bangladesh, một quốc gia mà Hồi giáo chiếm đa số, chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Hồi giáo và Công giáo, theo sau những bước chân của các chuyến Tông du trước đó của Đức Giáo hoàng Phaolô VI và Thánh Gioan Phaolô II. ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng Vatican từ lâu đã ủng hộ ước muốn của người dân Bangladesh đó là trở thành một quốc gia độc lập và ý chí của họ để thúc đẩy tự do tôn giáo.

“Đặc biệt, tôi muốn thể hiện sự liên đới của tôi đối với Bangladesh trong cam kết giúp đỡ dòng người di cư khổng lồ của những người tị nạn người Rohingya đang di cư vào lãnh thổ của họ, nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới”, ĐTC Phanxicô nói.

Trong thánh lễ tại thủ đô Dhaka, ĐTC Phanxicô đã bày tỏ niềm vui trước sự vượt trội trong ơn gọi ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Bangladesh, và đồng thời mời gọi các Giám mục địa phương tiếp tục nỗ lực làm việc cho các gia đình, những người nghèo, cho việc đối thoại và hòa bình.

“Ở Dhaka, chúng ta đã trải qua một khoảnh khắc của việc đối thoại tôn giáo và đại kết mạnh mẽ, vốn đã mang lại cho tôi cơ hội để nhấn mạnh sự cởi mở tâm hồn như là nền tảng cho nền văn hoá gặp gỡ, hòa hợp và hoà bình”, ĐTC Phanxicô nói.

Đức Thánh Cha cũng ca ngợi công việc của các nữ tu tại ‘Nhà Mẹ Têrêsa’, những người mà với “nụ cười trên môi” đã làm chứng cho Chúa Kitô bằng cách chăm sóc cho các trẻ em mồ côi cũng như những người khuyết tật.

Một lần nữa, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ các bạn trẻ trong nước. “Người dân Bangladesh đã nhảy mừng biết bao nhiêu!”, ĐTC Phanxicô đề cập đến những buổi cử hành phụng vụ đầy hân hoan của họ. “Trong cuộc gặp gỡ này đã có những người Hồi giáo trẻ tuổi và những người thuộc những niềm tin tôn giáo khác nhau: một dấu hiệu hy vọng cho Bangladesh, cho Châu Á và cho toàn thể thế giới”.

Cuối buổi tiếp kiến chung, ĐTC Phanxicô đã đặc biệt chào mừng những người tị nạn Syria và Iraq đang sống ở Italy, những người hiện diện và các linh mục, nữ tu và giáo dân đến từ Myanmar và Bangladesh những người đã viếng thăm Vatican sau chuyến Tông du của ĐTC Phanxicô.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube