Điểm nhấn trong Giáo huấn gia đình của Đức Phanxicô

GiaDinh01Trong nhiều suốt các buổi triều yết vào thứ Tư hằng tuần vào năm 2015, Đức Giáo hoàng đã dành các bài giáo lý của mình cho chủ đề gia đình. Ngài đã suy tư về gia đình dưới ánh sáng của Thánh Kinh và Truyền Thống, các thực tại và thách đố xã hội, những vai trò hiện tại và những khả năng tương lai. Khoảng hơn 30 bài nói, dưới đây là những trích dẫn chọn lọc phản ánh những nét chính trong giáo huấn của Đức Thánh Cha về gia đình.

“Sự nhập thể của Con Thiên Chúa mở ra một khởi đầu mới trong lịch sử toàn cầu của người nam và người nữ. Và sự khởi đầu mới này diễn ra trong một gia đình ở Na-da-rét. Chúa Giêsu đã sinh ra trong một gia đình” (17/12/2014).

“Có một mối liên hệ giữa niềm hy vọng của một dân tộc và sự hoà hợp giữa các thế hệ. Niềm vui của con cái làm cho trái tim của cha mẹ rung đập và tái mở ra cho tương lai. Trẻ con là niềm vui của gia đình và xã hội. Chúng không phải là một vấn đề của việc sinh sản sinh học, cũng không phải là một trong nhiều cách để thành toàn bản thân, dưới cả mức là một sự sở hữu của cha mẹ chúng… Không. Con cái là một quà tặng, chúng là một quà tặng: hiểu không? Con cái là một quà tặng. Mỗi người con là độc nhất và không thể thay thế; và đồng thời có gắn kết với các cội rễ của nó một cách không thể lầm lỗi” (11/02/2015).

“Sự sống chung của con người được học trong gia đình giữa những người anh chị em, giống như một người phải cùng tồn tại trong một xã hội. Có lẽ chúng ta không luôn ý thức, về điều đó nhưng thực ra chính gia đình giới thiệu về tình huynh đệ cho thế giới!” (18/02/2015)

“Điều đầu tiên mà con cái nhắc nhớ chúng ta là điều mà tất cả chúng ta, trong những năm đầu đời, đã hoàn toàn lệ thuộc vào sự chăm sóc và tình thương của những người khác. Và Con Thiên Chúa đã không tách mình ra khỏi giai đoạn này. Đó là mầu nhiệm mà chúng ta chiêm niệm mỗi năm vào dịp Giáng Sinh. Hang Đá là một biểu tượng thông truyền thực tại này cho chúng ta một cách đơn giản nhất và trực tiếp nhất”. (18/03/2015).

“Người nam và người nữ là hình ảnh và sự giống của Thiên Chúa! Điều này cho chúng ta thấy rằng không chỉ người nam ở nơi chính bản thân mình là hình ảnh của Thiên Chúa, không chỉ phụ nữ ở nơi chính bản thân mình là hình ảnh của Thiên Chúa, mà cả người nam và người nữ, như là một đôi, là hình ảnh của Thiên Chúa”. “Tội lỗi tạo nên sự bội tín và chia rẽ giữa người nam và người nữ. Mối quan hệ của họ sẽ bị coi thường bởi hàng ngàn hình thức của sự lạm dụng và đàn áp, sự cám dỗ sai lệch và sự ngu ngốc lăng mạ, ngay cả hình thức bi đát và bạo lực nhất. Và lịch sử mang lấy một vết sẹo. Chúng ta hãy nghĩ, chẳng hạn, về những thái quá tiêu cực của nền văn hoá nền văn hoá gia trưởng. Hãy nghĩ về nhiều hình thức thống trị của nam giới mà từ đó người phụ nữ bị coi là hàng thứ yếu. Hãy nghĩ về sự khai thác và thương mại hoá thân xác phụ nữ trong nền văn hoá truyền thông hiện đại. Và chúng ta cũng hãy nghĩ về nạn dịch của sự bội tín, hoài nghi, và ngay cả thù nghịch đang lan tràn trong nền văn hoá của chúng ta – đặc biệt là một sự bội tín có thể hiểu được từ người phụ nữ – khi nói đến một giao ước giữa người nam và nữ, đồng thời, có khả năng tinh luyện sự gần gũi của sự hiệp thông và của việc bảo vệ phẩm giá của sự khác biệt” (22/04/2015).

Nếu chúng ta không tìm thấy một sự gia tăng sự tôn trọng giao ước này, có khả năng bảo vệ các thế hệ mới khỏi sự bội tín và thờ ơ, thì con cái sẽ đi vào trong một thế giới tách lìa ra khỏi cung lòng người mẹ hơn bao giờ hết. Sự hạ thấp mang tính xã hội về sự đồng hành ổn định và mang tính tạo dựng giữa người nam và người nữ chắc chắn sẽ là một sự mất mát đối với mọi người. Chúng ta phải trả lại cho hôn nhân và gia đình vị trí danh dự của nó!” (22/04/2015).

GiaDinh02“Gia đình đứng đầu tất cả các chỉ số về sự thịnh vương ở nơi người trẻ; nhưng, sợ sai lỗi, nhiều người thậm chí không muốn nhìn đến gia đình; ngay cả là Kitô Hữu, họ không nhìn đến bí tích hôn nhân, là dấu chỉ duy nhất và không thể lặp lại của bí tích, điều sẽ trở thành một lời chứng của niềm tin. Có lẽ nỗi sợ thất bại này là trở ngại lớn nhất cho việc đón nhận Lời của Đức Kitô, Lời hứa ban ân sủng của Ngài cho sự hiệp nhất vợ chồng và cho gia đình. (…) Hạt giống Kitô Giáo hệ tại ở gốc rễ của sự bình đẳng giữa các đôi bạn phải sinh hoa trái mới ngày nay. Chứng tá của phẩm giá xã hội của hôn nhân sẽ trở nên thuyết phục cách cụ thể bằng cách này, cách thế của việc làm chứng vốn gây thu hút, cách của sự hỗ tương giữa đôi bạn với nhau, của sự bổ trợ giữa họ. Vì lý do này, trong tư cách là người Kitô Hữu, chúng ta phải trở nên đòi hỏi hơn nữa xét trên phương diện này. Chẳng hạn, hỗ trợ vững chắc cho quyền được trả lương bình đẳng cho công việc bình đẳng; tại sao lại có chuyện phụ nữ được trả thấp hơn đàn ông? Không! Họ có cùng những quyền như nhau. Sự bất quân bình này là một tình trạng thất sủng! Đồng thời, nhận biết tình mẫu tử của người phụ nữ và tình phụ tử của đàn ông như là một kho tàng luôn quý giá, trên hết là vì thiện ích của con cái họ” (29/04/2015).

Bí Tích Hôn Nhân là một hành vi lớn lao của niềm tin và tình yêu: nó làm chứng cho sự can đảm để tin vào vẻ đẹp của hành vi sáng tạo của Thiên Chúa và sống tình yêu đó một tình yêu thúc đẩy người ta luôn luôn đi vượt ra, vượt ra khỏi chính bản thân và cũng vượt ra khỏi chính gia đình. (…) “Quyết định để “kết hôn trong Chúa” cũng hàm chứa một chiều kích sứ vụ, nghĩa là có trong tâm hồn thiện chí để nên như thế thông qua phúc lành của Thiên Chúa và ân sủng của Thiên Chúa cho tất cả mọi người” (06/05/2015).

“Xung quanh chúng ta, chúng ta thấy nhiều gia đình khác nhau ở trong cái gọi là những hoàn cảnh bất thường – tôi không thực sự thích cái từ này” (24/06/2015).

“Giáo Hội nhận biết hoàn toàn rằng hoàn cảnh như thế là trái với Bí Tích Kitô Giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của Giáo Hội trong tư cách là một người thầy luôn kín múc từ tâm hồn của một người mẹ; một tâm hồn mà, khi được soi sáng bởi Thần Khí, luôn luôn tìm kiếm điều tốt lành và ơn cứu độ cho người dân. Đây là lý do vì sao mà Giáo Hội cảm thấy buộc phải, “vì sự thật”, để thi hành “sự biện phân cách cẩn trọng về các hoàn cảnh”. Đây là cách mà Thánh Gioan Phaolô II diễn tả trong Tông Huấn Familiaris Consortio (số 84). (…) Thực ra, những người này không bị vạ tuyệt thông bằng mọi cách – họ không bị vạ tuyệt thông! – và tuyệt đối không được đối xử với họ như thế: họ vẫn là một phần của Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã nói về vấn đề này, kêu gọi một sự biện phân cẩn trọng và sự đồng hành mục vụ khôn ngoan, biết rằng không có “những giải pháp đơn giản” (Diễn Văn Tại Đại Hội Thế Giới về Gia Đình, Milan, 02/07/2012). Ở đây lặp lại lời mời gọi của các Mục Tử để thể hiện cách cởi mở và nhất quán sự sẵn lòng của cộng đồng để đón nhận họ và khích lệ họ, vì thế họ có thể sống cách gia tăng và triển nở tư cách thành viên của họ trong Đức Kitô và trong Giáo Hội ngang qua việc cầu nguyện, bằng việc lắng nghe Lời Chúa, bằng việc tham dự việc phụng vụ, qua việc giáo dục Kitô Giáo cho con cái họ, qua việc bác ái và phục vụ người nghèo, qua việc dấn thân cho công lý và hoà bình” (05/08/2015).

“Chúa Giêsu không mỏi mệt để đón nhận và trò chuyện với tất cả, cũng như với người không còn mong đợi được gặp gỡ Thiên Chúa trong cuộc đời của mình nữa. Đó là một bài học rất mạnh mẽ đối với Giáo Hội! Các môn đệ đã được chọn để coi sóc hội đồng này, gia đình của những vị khách của Thiên Chúa này. Để cho thực tại của hội đồng của Chúa Giêsu được sống động như ngày nay, thì việc làm cho sống lại sự đồng hành giữa gia đình và cộng đoàn Kitô Giáo là điều không thể thiếu. Chúng ta có thể nói rằng gia đình và giáo xứ là hai nơi mà trong đó sự hiệp thông của tình yêu được nhìn nhận, là điều có được nguồn tối hậu của nó trong chính Thiên Chúa. Một Giáo Hội thực sự theo Tin Mừng thì không thể không mang lấy hình thức của một ngôi nhà đón tiếp, với những cánh cửa luôn luôn mở ra. Các nhà thờ, các giáo xứ, các tổ chức với những cánh cửa đóng lại thì khong thể được gọi là Giáo Hội; đó được gọi là các viện bảo tàng!” (09/09/2015).

GiaDinh03“Niềm tin cuốn hút mối liên hệ này từ sự khôn ngoan của việc tạo dựng của Thiên Chúa, Đấng đã uỷ thác cho gia đình không chỉ chăm sóc một sự gần gũi mà tự kết thúc ở nơi chính bản thân nó, mà còn thi hành một dự án làm cho thế giới này nên “gia đình”. Thực ra, gia đình là khởi đầu, là nền tảng của nền văn hoá toàn cầu này sẽ cứu lấy chúng ta. Nó cứu chúng ta khỏi quá nhiều, quá nhiều những dính bén, quá nhiều những phá huỷ, quá nhiều những thuộc địa hoá, chẳng hạn như sự thuộc địa hoá của đồng tiền hay của những thứ mang tính ý thực hệ đang đe doạ thế giới quá mức; gia đình là nền tảng để bảo vệ chính con người” (16/09/2015).

“Gia đình, có nghĩa là mối dây gắn kết giữa người nam và người nữ, là câu trả lời cho thách đố lớn lao của thế giới chúng ta, vốn là một thách đố kép: sự phân mảnh và đại chúng hoá, hai thái cực cùng tồn tại và nuôi dưỡng, và cùng nhau chúng nuôi dưỡng mô hình kinh tế tiêu thụ. Gia đình là câu trả lời bởi vì đó là tế bào của xã hội vốn làm cân bằng chiều kích cá nhân và cộng đồng, và điều đồng thời có thể là một mô hình của một sự quản trị bền vững của sự thịnh vượng và các nguồn tài nguyên của Công Trình Tạo Dựng.

Gia đình là chủ thể chính yếu của một nền sinh thái toàn diện, bởi vì đó là chủ đề xã hội chính, vốn hàm chứa trong chính nó hai nguyên tắc căn bản của nền văn minh nhân loại trên trái đất: nguyên tắc của sự hiệp thông và nguyên tắc của sự phong phú” (30/09/2015).

Với suy tư này, chúng ta đã đến ngưỡng cửa của Năm Thánh, rất gần rồi. Trước mắt chúng ta là cánh cửa, nhưng không chỉ là Cửa Thánh, mà mặt khác – cánh cửa lớn lao của Lòng Thương Xót Thiên Chúa, và đó là một cánh cửa thật tuyệt vời! (…) Một Giáo Hội không hiếu khách, giống như một gia đình tự khép kín nơi chính bản thân nó, bóp nghẹt Tin Mừng và làm sơ cứng thế giới. Không có những cánh cửa bọc thép, không! Mọi thứ đều mở ra! Việc quản lý mang tính biểu tượng của các “cánh cửa” – của các ngưỡng cửa, của các lối đi, của các đường biên giới – đã trở nên mang tính quyết định. Một cánh cửa phải bảo vệ, chắc chắn, nhưng không xua đuổi. Cánh cửa phải không được phép bị ép buộc, trái lại, phải được xin phép, bởi vì lòng hiếu khách chiếu giãi trên sự tự do của một sự đón tiếp, và nó trở nên tăm tối trong sự kiêu ngạo của sự xâm nhập. Một cánh cửa thường được mở ra để xem ai đó đang ở ngoài là người đang đợi chờ, và có lẽ sẽ không có can đảm – có lẽ ngay cả sự can đảm cũng không – để gõ. Biết bao nhiêu người đã mất niềm tin, không có đủ can đảm để gõ lên cửa của trái tim Kitô Giáo của chúng ta, trên cánh cửa của các ngôi thánh đường của chúng ta…Và họ vẫn ở đó, họ không có can đảm, chúng ta đã lấy đi niềm tin của họ: xin vui lòng, đừng để việc này xảy ra nữa. Cánh cửa nói nhiều điều về một ngôi nhà, và cũng là về Giáo Hội. Việc quản trị cánh cửa đòi hỏi một sự biện phân cẩn thận và, đồng thời, nó phải khích lệ một niềm tin lớn lao” (18/11/2015).

Hoà Bình (Chuyển ngữ từ Vatican Radio)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube