Đức Hồng Y Czerny mời gọi các Kitô hữu đến với nhau nhằm tái xây dựng thế giới bị đổ vỡ

Card._Michael_Czerny_S.J._by_the_migrants_sculpture_Angels_Unawares

Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện tập trung vào thông điệp có trong ‘Fratelli Tutti’ và trích dẫn từ các Thông điệp khác và Giáo huấn của Giáo hội để kêu gọi các Kitô hữu nuôi dưỡng tinh thần liên đới nhằm giúp tái xây dựng một thế giới bị đổ vỡ.

Trong một bài thuyết trình được trình bày hôm thứ Bảy được dành riêng để nói về lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô về tinh thần huynh đệ trong Thông điệp “Fratelli Tutti” của ngài, Đức Hồng Y Michael Czerny đã mời gọi tất cả mọi Kitô hữu nắm lấy tình bạn xã hội và tinh thần huynh đệ.

Phát biểu tại một sự kiện trong hội nghị có tựa đề: Sự sống, Liên đớiHuynh đệ: Một nền luân lý nhất quán về Sự sống dưới ánh sáng Thông điệp Fratelli Tutti”, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện cho biết rằng với Thông điệp năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề nghị với chúng ta một ngôn ngữ mới về tình bạn xã hội đòi hỏi chúng ta thúc đẩy sự phát triển của sự sống con người.

 Hội nghị được tài trợ bởi Trung tâm Bernardin thuộc Liên minh Thần học Công giáo, vốn tiếp tục sứ vụ phát triển năng lực lãnh đạo, đối thoại liên tôn, hòa giải và xây dựng hòa bình của Đức cố Hồng y Joseph Bernardin cho Giáo hội Công giáo, nền luân lý nhất quán về sự sống và tìm kiếm điểm chung trong Giáo hội và thế giới thông qua các sự kiện và chương trình khác nhau.

Mô tả Đức Hồng Y Bernardin như một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, Đức Hồng Y Czerny nhắc lại những giáo huấn của ngài vốn đề cao sự sống con người là “vừa thiêng liêng vừa mang tính xã hội” và ngài lưu ý rằng chúng ta có nhiệm vụ bảo vệ và nuôi dưỡng sự sống trong mọi giai đoạn phát triển, và điều này ngụ ý sự cần thiết phải tạo ra “hình thức môi trường xã hội bảo vệ và nuôi dưỡng” sự sống con người trong mọi hoàn cảnh.

Trích lời Đức Hồng y Blase Cupich, người kế nhiệm ngài trong cương vị Tổng Giám mục Địa phận Chicago, Đức Hồng y Czerny nói:

 “Giáo hội đang kêu gọi nền luân lý nhất quán về liên đới nhằm mục đích đảm bảo rằng không ai, từ khoảnh khắc đầu tiên của sự sống cho đến khi chết đi một cách tự nhiên, từ cộng đồng giàu có nhất đến những khu dân cư nghèo nhất của chúng ta, bị loại ra khỏi bàn tiệc sự sống”.

Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện tiếp tục giải thích thêm về Giáo lý Công Giáo “dạy rằng việc thúc đẩy sự phát triển của sự sống con người, nghĩa là, theo nghĩa đầy đủ nhất, sự hưng thịnh của sự sống con người trong lịch sử cứu độ, phải là một sứ mạng đa diện nhằm bảo vệ và đề cao sự thánh thiêng của sự sống, sự liên đới của nó trong đó tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, và việc chăm sóc nuôi dưỡng ngôi nhà chung của chúng ta”.

Chúng ta gọi đây là ‘sự phát triển con người toàn diện’, Đức Hồng y Czerny nói, và đề xuất lấy ‘Fratelli Tutti’ làm văn bản tham khảo chính trong bối cảnh này.

Lưu ý rằng xuyên suốt Kinh Thánh và trong các tác phẩm của các Giáo phụ cũng như trong các Thông điệp và các Tông Huấn ngày nay, “Học thuyết về luân lý và xã hội của Giáo hội đã luôn duy trì và thúc đẩy sự hiểu biết đúng đắn về con người”, nhấn mạnh rằng “chúng ta được Thiên Chúa tạo dựng, là con cái của Thiên Chúa”, và chúng ta được mời gọi quan tâm đến nhau và sống với nhau như huynh đệ, “làm cho các giá trị về lòng hào hiệp, tình yêu và hòa bình được biết đến”.

“Thật bi thảm, một cách bất công và hành động trái ngược với sự sống, động lực của thời đại chúng ta đang chống lại sự phát triển con người toàn diện”.

Nền nhân loại học không hoàn thiện

Đức Hồng Y Czerny chỉ ra điều mà ngài mô tả là “nền nhân loại học thiếu sót” như một thứ hoạt động “Chống lại vai trò được Thiên Chúa chỉ định của chúng ta là chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Chống lại sự thánh thiêng của sự sống con người. Chống lại tình liên đới nhân loại”.

Đức Hồng Y Czerny cho biết rằng trong 130 năm, Giáo huấn Xã hội Công giáo đã nỗ lực sửa chữa nhân loại học thiếu sót này, và ngài đã liệt kê một số Thông điệp trong suốt thế kỷ qua lên án “tinh thần chủ nghĩa cá nhân xấu xa” và đồng thời nhấn mạnh thực tế rằng “mặc dù tài sản tư nhân là hợp pháp và hợp lệ, nhưng quyền đối với nó phải luôn luôn phụ thuộc vào mục đích phổ quát của của cải, quan niệm rằng của cải của trái đất là do Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người”.

Nguyên tắc về mục đích phổ quát của của cải, Đức Hồng Y Czerny tiếp tục, là chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại trong Thông điệp “Fratelli Tutti”.

Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với các mối tương quan của con người

Và trích lời của Đức nguyên Giáo hoàng Benedict XVI, Đức Hồng Y Czerny nhắc lại sự bận tâm của mình đối với những tác động của toàn cầu hóa đối với các mối tương quan của con người: “Khi xã hội ngày càng trở nên toàn cầu hóa, nó khiến chúng ta trở thành những người lân cận nhưng không khiến chúng ta trở thành huynh đệ”.

 Liệt kê một loạt các tác động của thị trường toàn cầu và các hình thức cạnh tranh mới giữa các quốc gia và kế đến là việc bãi bỏ quy định thị trường lao động và cắt giảm quy mô hệ thống an sinh xã hội, sự xói mòn các quyền của người lao động và các quyền cơ bản của con người, Đức Hồng y Czerny nói: “Điểm khởi đầu là lời khẳng định mang tính nhân học này trích dẫn ‘Gaudium et Spes’: Con người được tạo dựng đến mức họ không thể sống, phát triển và tìm thấy sự tròn đầy ngoại trừ ‘sự trao tặng chân thành bản thân cho người khác’”.

Đức Hồng y Czerny tiếp tục giải thích việc “món quà là chính bản thân mình” là con đường dẫn đến sự viên mãn, đồng thời giải thích rằng “Không ai có thể trải nghiệm vẻ đẹp thực sự của cuộc sống mà không có sự tương quan với người khác, mà không có những khuôn mặt thực sự để yêu. Đây là một phần của điều huyền nhiệm về sự tồn tại đích thực của con người”.

“Sự sống tồn tại ở nơi có sự gắn bó, hiệp thông, tình huynh đệ; và sự sống mạnh mẽ hơn sự chết khi nó được xây dựng trên các mối tương quan đích thực và những mối ràng buộc của lòng chung thành. Ngược lại, không có sự sống nào khi chúng ta tự cho mình là độc lập chẳng cần phụ thuộc ai và sống như những hòn đảo: qua những thái độ này, sự chết chiếm ưu thế”.

Đức Hồng y Czerny giải thích rằng “sự phát triển con người đích thực liên quan đến toàn bộ con người trong mọi chiều kích đơn lẻ, bao gồm cả chiều kích siêu việt”, và “con người không thể bị hy sinh vì mục đích đạt được một lợi ích cụ thể, cho dù đó là mục đích kinh tế hay xã hội, cá nhân hay tập thể”.

Một khu ổ chuột ở Pernambuco, phía đông bắc Brazil, nơi có 33,1 triệu người sống trong cảnh đói kém (Ảnh: AFP)

Một khu ổ chuột ở Pernambuco, phía đông bắc Brazil, nơi có 33,1 triệu người sống trong cảnh đói kém (Ảnh: AFP)

Sự toàn cầu hóa của thái độ thờ ơ

Bác bỏ tuyên bố tân tự do rằng chỉ riêng thị trường tự do có thể thúc đẩy sự phát triển của con người, Tổng Trưởng Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn bày tỏ sự xác quyết của mình rằng “Việc duy trì lối sống loại trừ người khác, hoặc duy trì sự nhiệt huyết đối với lý tưởng ích kỷ đó, sự toàn cầu hóa của thái độ thờ ơ đã phát triển”.

“Hầu như không nhận thức được điều đó, cuối cùng chúng ta không thể cảm thương trước tiếng kêu của người nghèo, rơi lệ trước nỗi đau của người khác, và cảm thấy cần phải giúp đỡ họ, như thể tất cả những điều này là trách nhiệm của người khác chứ không phải của cá nhân chúng ta”.

Nhắc lại những giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thông điệp “Laudato Sì”, Đức Hồng y Czerny cũng lên án nền văn hóa của thuyết tương đối và kêu gọi nền sinh thái học toàn diện, “ý tưởng rằng cách chúng ta đối xử với thiên nhiên và đồng loại của chúng ta có mối liên hệ với nhau”.

Đây là một tầm nhìn và một lập trường loại trừ xuất phát từ ngành nhân học thiếu sót: “một ngành nhân học rối loạn của chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến sự bóp méo ý tưởng về tự do”.

“Chủ nghĩa cá nhân không làm cho chúng ta tự do hơn, bình đẳng hơn, huynh đệ hơn. Toàn bộ những lợi ích cá nhân đơn thuần không có khả năng tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn thể gia đình nhân loại”.

Sau đó, Đức Hồng y Czerny đã giải thích cặn kẽ về Giáo huấn của Giáo hội về kinh tế học vốn “thường xuyên và liên tục tố cáo các nền kinh tế thị trường khi sự thái quá của họ dẫn đến việc phớt lờ những nhu cầu và làm giảm sút cuộc sống của đa số đáng kể, khiến họ dễ bị tổn thương, bị gạt ra bên lề xã hội và nghèo đói”.

“Trong trường hợp không có những sự thật khách quan hoặc các nguyên tắc lành mạnh ngoài sự thỏa mãn mong muốn và những nhu cầu tức thời của chúng ta, giới hạn nào có thể được đặt ra đối với vấn nạn buôn bán người, tội phạm có tổ chức, buôn bán ma túy, buôn bán kim cương máu và da lông của các chủng loài có nguy cơ tuyệt chủng?”, Đức Hồng y Czerny nói.

Đức Hồng y Czerny cũng xem xét cách thức nền kinh tế toàn cầu của chúng ta “thúc đẩy vi rút của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa tiêu dùng trên khắp thế giới. Bởi vì bàn tay vô hình của nó không ngừng thúc đẩy những thứ bán được hơn những thứ không bán được, nền kinh tế toàn cầu thường gây khó khăn ngay cả cho những người tham gia có thiện chí trong việc lựa chọn những gì có thể tốt hơn cho vấn đề công ích, tốt hơn cho những người nghèo khổ trong chúng ta, tốt hơn cho việc chăm sóc môi trường, hay nói cách khác, tốt hơn về mặt luân lý”.

Giáo huấn Xã hội Công giáo

Đức Hồng Y Czerny kêu gọi một nền kinh tế học thấm nhuần các nguyên tắc của Giáo huấn Xã hội Công giáo để chống lại và khắc phục nền nhân học sai lầm về “homo economicus” (Con người kinh tế) vốn đã biến con người không phải trở thành “một tạo vật được yêu thương của Thiên Chúa, nhưng chỉ đơn giản là một công cụ hoặc nguồn lực khác trong nền kinh tế thị trường”.

“Sự vận hành của nền kinh tế thị trường toàn cầu”, Đức Hồng Y Czerny nói, ngày càng có xu hướng khách quan hóa con người, cô lập con người trong chủ nghĩa cá nhân mong manh và đáng sợ, và ưu tiên tư lợi hơn công ích. Tất cả những điều này về cơ bản mâu thuẫn với sự thánh thiêng và phẩm giá của sự sống con người”.

Chỉ ra một hành vi hợp với luân lý cho tương lai, Đức Hồng Y Czerny lưu ý rằng để ủng hộ việc bảo vệ sự sống, “Chắc chắn việc chỉ đơn thuần phản đối phá thai và an tử là không đủ. Cũng không đủ khi chỉ thừa nhận và khoan dung phẩm giá của sự sống của tất cả mọi người, ngay cả với sự khoan dung đặc biệt đối với những người, không giống như chúng ta, bị gạt ra bên lề hoặc nghèo khổ”.

“Việc ủng hộ bảo vệ sự sống thực sự cũng đòi hỏi sự đồng hành, chào đón và kết hợp với những người khác như con cái của Thiên Chúa – đặc biệt là những người vì sự khác biệt của họ mà chúng ta khó yêu thương nhất. Một nền luân lý nhất quán về sự sống cũng là nền luân lý nhất quán về sự liên đới”.

Thế giới của chúng ta mâu thuẫn với nền luân lý nhất quán về sự liên đới

Kết luận, Đức Hồng Y Czerny cho biết rằng thế giới đương đại đang mâu thuẫn với nền luân lý nhất quán về sự liên đới vốn rất cần thiết trong quan niệm của Kitô giáo về con người.

“Nếu chúng ta chấp nhận nguyên tắc tuyệt vời rằng có những quyền sinh ra từ phẩm giá con người bất khả xâm phạm của chúng ta, chúng ta có thể vượt qua thử thách của việc hình dung về một nhân loại mới. Chúng ta có thể khao khát một thế giới cung cấp đất đai, nhà ở và việc làm cho tất cả mọi người. Đây là đường hướng thực sự của hòa bình”, Đức Hồng Y Czerny nói, trích dẫn Thông điệp ‘Fratelli tutti ’.

Và cuối cùng, nhắc lại câu dụ ngôn về Người Samaritanô nhân hậu được Đức Thánh Cha Phanxicô rất yêu thích, Đức Hồng Y Czerny đã kêu gọi tất cả các Kitô hữu đừng bao giờ để cho bất cứ ai trải qua cuộc sống như một kẻ bị ruồng bỏ:

“Anh chị em thân mến, thừa nhận nhau là con cái của Thiên Chúa và huynh đệ của nhau, chúng ta hãy đến với nhau trong tinh thần liên đới và tình bạn xã hội để tái xây dựng thế giới đổ vỡ này, ngôi nhà duy nhất của chúng ta, tái xây dựng nhân loại này, gia đình duy nhất của chúng ta dưới ánh nhìn của Thiên Chúa”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube