Dân biểu Chris Smith kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ: “Đừng bỏ rơi các Kitô hữu Iraq”

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 07-01-2017 | 17:14:18

Những Kitô hữu sống sót sau tội ác diệt chủng của tổ chức ISIS hiện đang đối diện với tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng về mặt nhân đạo, thế nhưng đức tin của họ vẫn rất mạnh mẽ, một nghị sĩ cho biết sau chuyến viếng thăm các Kitô hữu buộc bị di tản trong khu vực Kurdistan tại Iraq của ông.

a_young_refugee_rests_after_having_fled_from_isis_and_arrived_in_ankawa_in_the_northern_part_of_erbil_iraq_credit_wwwankawacom_cna_6_9_15

Đức tin của các Kitô hữu – “mỗi một người trong số họ” – đã phát triển “mạnh mẽ hơn” kể từ khi các phiến quân ISIS buộc họ phải di tản khỏi nhà cửa của họ tại miền Bắc Iraq cũng như khu vực xung quanh Erbil, nơi họ đã sinh sống trong hơn hai năm qua, Dân biểu Chris Smith phát biểu với CNA trong một cuộc phỏng vấn.

Dân biểu Smith – Chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu của Hạ Viện Hoa Kỳ gần đây đã tới Erbil tại Iraq thăm viếng những nạn nhân sống sót của nạn diệt chủng của tổ chức ISIS nơi đây, hầu hết trong số đó đều là các Kitô hữu. Ông cũng đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo và các quan chức Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc.

Đức tin của các Kitô hữu, ông nói, “đã được thử nghiệm trong lửa, và họ đã không quy phục, nhưng ngược lại. Họ yêu mến Thiên Chúa, và họ yêu mến Đức Trinh Nữ Maria”.

Hiện tại, khoảng 70.000 Kitô hữu buộc phải di dời hiện đang sinh sống xung quanh khu vực Erbil ở vùng Kurdistan, nhiều người trong số họ đang chờ dịp để có thể quay về quê hương xứ sở của họ ở Mosul hoặc đồng bằng Nineveh nhưng những người khác hiện đang tìm cách rời khỏi khu vực.

Dân biểu Smith cho biết “việc hệ trọng nhất mà ông có thể rút ra” từ chuyến đi của ông tới Iraq ngay trước Giáng sinh đó là “nhu cầu chưa được đáp ứng” trong việc viện trợ nhân đạo cho hàng chục ngàn Kitô hữu, dựa vào phần lớn các tổ chức từ thiện như ‘Knights of Columbus’ với những nhu cầu của họ, bao gồm thực phẩm, chăn mền, và việc chăm sóc y tế.

Hồi tháng 3/2016, Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng ISIS có liên quan đến tội diệt chủng tại Iraq và Syria chống lại những người Yazidi, các Kitô hữu, và những người Hồi giáo Shi’a.

Mặc dù các Kitô hữu được xem như những nạn nhân của nạn diệt chủng, để rồi họ nên được nhận cứu trợ nhân đạo đặc biệt và tình trạng tị nạn, thế nhưng mọi chuyện đã không xảy ra, dân biểu Smith cho biết.

Các Kitô hữu phải di dời trong khu vực đã không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ các cơ quan viện trợ của Hoa Kỳ hoặc Liên Hiệp Quốc trong hai năm qua, Steve Rasche – cố vấn pháp lý và giám đốc chương trình tái định cư IDP dành cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Chaldean tại Erbil, cho biết. Ông Rasche đã cho biết trong một buổi điều trần trước Ủy ban An ninh và Hợp tác châu Âu vào tháng 9/2016 vừa qua.

“Việc viện trợ nhân đạo đã không thể đến với những cá nhân này”, dân biểu Smith cho biết, và họ cũng không thể “tiếp cận với những cuộc phỏng vấn xin tỵ nạn, vậy nếu họ không thể quay trở lại, họ có thể đến đây”.

“Trời đã vào đông. Thời tiết trở nên lạnh giá”, ông cảnh báo về tình cảnh mà những người tị nạn hiện đang phải đối diện, những nguy cơ bệnh tật trong suốt mùa đông rét mướt. “Bệnh tật đã được giảm thiểu rất nhiều, nhưng điều đó có thể thay đổi”.

Trong chuyến viếng thăm, dân biểu Smith cho biết ông đã chứng kiến trại tập trung của khoảng 6.000 người bị buộc phải di tản “rất tươm tất” và “hiện đang được điều hành bởi các nhà lãnh đạo Kitô giáo đầy tinh thần quảng đại”, trong đó có Đức TGM Bashar Wada thuộc giáo phận Công Giáo Chaldea Tổng Giáo Phận Erbil.

Các nhà lãnh đạo – những người đã quảng đại phục vụ cho những người dân bị buộc phải di dời thuộc các tôn giáo – bao gồm những người Yazidi cũng như những người Hồi giáo – “chẳng cần gì hơn là việc giúp đỡ những người đã bị tổn hại bởi nạn diệt chủng này. Điều đó hoàn toàn phù hợp với Tin Mừng Mát-thêu chương 25”.

“Hiện Giáo phận đang thực hiện một công việc tưởng chừng như quá sức tưởng tượng từ việc hầu như chẳng có gì trong tay” – ông cho biết thêm – nhưng Hoa Kỳ cần đẩy mạnh việc hỗ trợ nhân đạo. Ba Lan và Hungary hiện đã có những chương trình viện trợ với việc chính phủ Hungary cho mở một văn phòng với ngân sách hơn 3 triệu Euro để hỗ trợ các Kitô hữu bị bách hại.

Dân biểu Smith đã thuật lại việc những người dân buộc phải di dời cùng với một Giám mục –  Đức Cha Nicôđêmô Daoud Sharaf, Tổng Giám Mục Chính Thống Syria tại Mosul – nói với ông rằng họ cảm thấy như bị chính phủ Hoa Kỳ bỏ rơi. “Chẳng ai tới thăm bất kì nơi nào ở đây nhưng chỉ hỏi, ‘Tình hình các Kitô hữu thế nào?”, ông Smith cho biết.  Ông cũng cho biết rằng phái đoàn của ông ‘đã thục hiện điều đó’.

Hơn nữa, ông cho biết thêm rằng Văn phòng Liên Hiệp Quốc về Phòng chống diệt chủng đang xem xét việc đưa các Kitô hữu ra khỏi danh sách được công nhận là các nạn nhân của tội ác diệt chủng của ISIS.

Và đức tin của các Kitô hữu cũng như các nhà lãnh đạo của họ hiện vẫn còn rất mạnh mẽ.

Các Giám mục trong khu vực quả thực là “những nhà lãnh đạo đích thực về  đức tin”, dân biểu Smith cho biết. Các Giám mục không chỉ là “những nhà lãnh đạo tinh thần” của người dân nhưng còn là những người “hỗ trợ về mặt vật chất để giúp cho những người dân có thể tồn tại”.

Dân biểu Smith thuật lại ví dụ ông đã gặp gỡ một nhóm các gia đình buộc phải di dời trong nước và đề nghị vị linh mục hiện diện hướng dẫn họ trong một buổi cầu nguyện chung. Vị linh mục xướng lên lời “Kinh Lạy Cha” bằng tiếng Aramaic – ngôn ngữ của Chúa Giêsu.

“Buổi cầu nguyện của họ quả thực rất cảm động, và tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta cũng sẽ rất cảm động với buổi cầu nguyện như vậy”, ông nói.

Để đối phó với vấn đề nhân đạo cấp bách và đảm bảo hơn việc các thủ phạm diệt chủng bị trừng phạt, dân biểu Smith và Anna Eshoo (D-Calif.) đã đưa vào Quốc hội Đạo luật ‘Iraq and Syria Genocide Relief and Accountability’ (Đạo luật Trách nhiệm và Cứu trợ nạn nhân diệt chủng tại Iraq và Syria).

Còn những vấn đề khác, dự luật sẽ đảm bảo rằng các nạn nhân diệt chủng sẽ nhận được điều xứng đáng với họ, chẳng hạn như – việc cứu trợ nhân đạo, phỏng vấn xin tỵ nạn nếu họ muốn rời khỏi đất nước, và việc trừng phạt đối với những kẻ liên quan đến tội ác diệt chủng để người dân có thể cảm thấy đủ an toàn trở về quê hương xứ sở của họ.

Dự luật cũng sẽ quy định chỉ thị “P-2” đối với các nạn nhân của tội ác diệt chủng ISIS, xúc tiến quá trình tái định cư tị nạn của họ nếu họ muốn rời khỏi khu vực.

Dự luật cũng sẽ tăng cường “việc truy tố” đối với những thủ phạm diệt chủng, mở rộng khả năng của Hoa Kỳ nhằm truy tố các thủ phạm diệt chủng trong nước. Dự luật này đã được tán thành bởi hầu hết các cựu Đại sứ của Hoa Kỳ đối với tội ác chiến tranh, dân biểu Smith cho biết.

Ông cũng đã tài trợ cho một nghị quyết nhằm thiết lập một ủy ban đặc biệt về tội ác chiến tranh trong khu vực mà ông cho biết có thể có hiệu quả hơn nhiều so với Tòa án Hình sự Quốc tế vốn mới chỉ thực hiện hai vụ trừng phạt trong hơn chục năm qua, cả hai vụ đều tại tiểu Sahara châu Phi.

Hai nhà lãnh đạo Kitô giáo Iraq – Nữ tu Diana Momeka và Linh mục Benham Benoka – phát biểu với CNA trước đó rằng một số ngôi nhà của các Kitô hữu trong khu vực đồng bằng Nineveh đã được giải phóng khỏi sự kiểm soát của tổ chức ISIS, nhưng khi các Kitô hữu trở về nhà, họ nhận thấy mọi thứ đã bị phá hủy hoàn toàn, nhà cửa bị phá hoại, bom mìn được đặt bẫy khắp nơi, những người hàng xóm phản bội và đe dọa rằng nhà cửa trong khu vực hiện đã chẳng còn thuộc quyền sở hữu của họ nữa.

Dân biểu Smith cho biết rằng tại Erbil, các Giám mục đã nói với ông rằng nhiều Kitô hữu hiện vẫn chưa trở về nhà vì họ cho rằng mọi thứ vẫn chưa thực sự an toàn.

“Và tôi nghĩ rằng điều đó đã làm tiêu tan ‘một khả năng có thể xảy ra đó là chúng ta sẽ trở về trong vòng một năm, hay nửa năm nữa’”, dân biểu Smith chia sẻ về sự lạc quan trước đó rằng các Kitô hữu có thể sẽ sớm trở về quê hương của mình.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube