Các Giám mục Venezuela: Tình hình hiện tại trong nước là ‘không thể chấp nhận được’

IMG_20180906_1009001

Các Giám mục Venezuela đã đưa ra lời kêu gọi vào ngày 28 tháng 5 kêu gọi “sự đồng thuận giữa tất cả mọi người và một hiệp ước quốc gia toàn diện” để cứu đất nước khỏi “thảm họa quốc gia, thể chế và xã hội hết sức quan trọng”.

Dưới thời chính quyền xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Nicolas Maduro, Venezuela đã bị tàn phá bởi tình trạng bạo lực và biến động xã hội, với tình trạng thiếu lương thực và thuốc men nghiêm trọng, tình trạng thất nghiệp cao, tình trạng mất điện và siêu lạm phát. Khoảng 4,5 triệu người dân Venezuela đã rời khỏi đất nước kể từ năm 2015.

Trong thông điệp của mình, “Tiếng nói được lắng nghe từ ai đó khóc một cách chua xót”, các Giám mục cho biết rằng “đất nước này hiện đang bên bờ vực của sự phá sản kinh tế với tỷ lệ sâu sắc mà nó sẽ không thể thoát ra được, trừ khi tất cả mọi người dứt khoát đòi buộc câu trả lời từ phía chính quyền và toàn bộ giới lãnh đạo chính trị, xã hội và văn hóa, và trường hợp khẩn cấp quốc gia được tuyên bố”.

Các Giám mục nhấn mạnh rằng “Thật không thể chấp nhận được khi tình huống chúng ta đang sống cứ tiếp tục”, và điều cấp bách nhất theo quan điểm về “thảm họa sâu rộng” trong tất cả các lĩnh vực đó là “cần phải đạt đến hành động luân lý, một cú thúc về luân lý và một sự hội tụ chính trị – xã hội” vốn đưa đất nước đi đúng hướng.

Các Giám mục chỉ ra rằng sẽ không đạt được sự thay đổi “bằng cách loại bỏ những người có suy nghĩ khác biệt”, nhưng “cần phải bao gồm tất cả các yếu tố chính trị và các thể chế khác nhau trong việc tìm kiếm các giải pháp phối hợp”, cùng với “bầu khí tâm linh mới và sự lãnh đạo đổi mới” vốn sẽ ngăn chặn tình trạng tham nhũng.

“Sự mất đoàn kết và đối đầu lâu năm làm trầm trọng thêm tình hình và đồng thời khiến chúng ta bị nhấn chìm sâu hơn nữa với tư cách là một dân tộc”, các Giám mục nói.

Trước tình hình này, các Giám mục đã kêu gọi một hiệp ước quốc gia dài hạn và toàn diện để cứu Venezuela khỏi cuộc khủng hoảng cực kỳ nghiêm trọng mà nó đã bị nhấn chìm và đồng thời khởi xướng các quá trình giải cứu và phục hồi đất nước về mặt xã hội, chính trị và kinh tế”.

“Về mặt kinh tế, chúng ta nhận thấy đất nước hiện đang lênh đênh trôi giạt vô định, không có các kế hoạch kinh tế vì khả năng các công ty đóng cửa và nhiều công nhân mất việc làm, điều tương tự cũng xảy ra với những người lao động trong nền kinh tế phi chính thức (hoạt động bên ngoài hệ thống), vốn chiếm phần đông trong số họ. Nếu không có phương tiện sinh sống hàng ngày, sẽ có thêm nhiều cảnh đói kém và đau khổ trong các gia đình”, các Giám mục cảnh báo.

“Sự bất ổn về luân lý của tình hình hiện tại đòi hỏi một sự thay đổi triệt để”, các Giám mục nhấn mạnh.

“Sự đóng góp tốt nhất mà chúng ta với tư cách là những công dân có thể làm cho đất nước đó là cộng tác với các tổ chức xã hội của chúng ta, chúng ta tham gia vào việc tìm kiếm lối thoát (…). Điều này ngụ ý sự lãnh đạo chính trị mới vốn hướng dẫn đất nước hướng tới sự phát triển và đồng thời từ bỏ những ý thức hệ ngột ngạt và độc hại vốn tạo ra sự đau khổ và chết chóc. Do đó, hy vọng sẽ được tái sinh với một khuynh hướng Samaritanô và giàu Lòng thương xót”, các Giám mục đề xuất.

Tình hình tại Venezuela “cực kỳ mơ hồ”, các Giám mục nói, do đại dịch COVID-19 mà nước này hiện đang gặp phải, bên cạnh “sự tàn phá của các vấn đề về kinh tế, chính trị và xã hội nghiêm trọng đang gia tăng mỗi ngày”.

“Sự hiện diện của đại dịch chỉ càng làm rõ hơn rất nhiều về sự thiếu hụt nghiêm trọng mà người dân hiện đang phải chịu đựng, cũng như sự bất lực trong việc không thể cung cấp phản ứng đầy đủ đối với những vấn đề này, bên cạnh các giải pháp từng phần vốn cần thiết nhưng không đủ, bởi vì những điều tồi tệ này cần phải được giải quyết từ tận gốc rễ”.

Các Giám mục lưu ý rằng việc thực hiện cách biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đã “nỗ lực tìm cách ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong một khoảng thời gian”, nhưng trong tuần trước, “số người mắc bệnh đã tăng lên một cách đáng báo động”.

Mặc dù phần lớn dân số “đã cư xử theo cách thức quan tâm đến nhu cầu của cộng đồng”, tuân thủ các quy trình phòng ngừa, tuy nhiên, có thể nghe thấy “tiếng kêu khóc lớn” từ hàng triệu người “không có các nguồn lực về kinh tế, thực phẩm, thuốc men, công việc, sự cung cấp đầy đủ điện, nước sinh hoạt, giao thông, gas nấu ăn và nhiên liệu”.

“Cần phải chuẩn bị càng sớm càng tốt, với sự tham gia rộng rãi của tất cả các thành phần xã hội, một lộ trình để gỡ bỏ các biện pháp cách ly xã hội bao gồm việc giúp người lao động dễ dàng hơn trong công việc, tái kích hoạt nền kinh tế và thương mại, hướng tới việc mở cửa trở lại các nhà thờ cho các buổi cử hành phụng vụ, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa mà tình trạng khẩn cấp về y tế kêu gọi”, các Giám mục nói.

Các Giám mục cũng nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng “không thể chỉ được quản lý như một vũ khí kiểm soát xã hội và chính trị”, nơi các vụ vi phạm nhân quyền được cho phép.

Tình trạng bất ổn xã hội do “rất nhiều sự thiếu hụt đã được thể hiện trong các cuộc biểu tình khác nhau mà đôi khi đã bị đàn áp bằng bạo lực, nhưng cơn đói không thể được kiềm chế bằng sự đàn áp”, các Giám mục nhấn mạnh.

Kết thúc thông điệp của mình, các Giám mục Venezuela đã đề cập đến Đấng Đáng Kính Jose Gregorio Hernández – sẽ sớm được phong Chân Phước – như một mẫu gương, người “khuyến khích và truyền cảm hứng cho chúng tôi đi theo con đường mà Ngài đã đi như một người đàn ông, bác sĩ và một Kitô cam kết với người dân của mình”.

“Đấng Đáng Kính Jose Gregorio là một biểu tượng của sự thống nhất đất nước và con đường của hy vọng. Nguyện xin Đức Trinh Nữ Coromoto, Đấng bảo trợ của Venezuela, chúc lành cho chúng ta vào cao điểm của tháng Năm này được dành riêng cho việc sùng kính Đức Mẹ, và nguyện xin Mẹ cầu thay nguyện giúp trước tòa Thiên Chúa để Ngài ra tay chấm dứt dịch bệnh và cuộc khủng hoảng trầm trọng mà chúng ta đang phải trải qua”, các Giám mục nói.

Bài viết này được xuất bản lần đầu bởi ACI Prensa, hãng tin đối tác tiếng Tây Ban Nha của CNA. Nó đã được dịch và điều chỉnh bởi CNA.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube