Thiên Chúa hiện diện trong sự thinh lặng

‘Thiên Chúa sẽ đến với chúng ta trong những phút tưởng chừng như đen tối và vô vọng nhất trong cuộc đời’.

20160611 ĐGH

Trong Thánh Lễ sáng thứ Sáu 10/6 tại nhà nguyện Thánh Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào 3 thái độ đặc trưng của người Kitô hữu:

“Đứng” trước Thiên Chúa trong “thinh lặng” để lắng nghe tiếng nói của Ngài, và sẵn sàng “xả thân” bước vào thế giới để loan báo những gì mình đã lãnh nhận cho những người khác.

Hãy đứng thẳng lên mà bước đi

Để tìm hiểu vấn đề này, và làm thế nào để thoát khỏi mê cung của sự sợ hãi, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về tiên tri Ê-li-a qua Bài đọc thứ nhất. Đức Thánh Cha nhắc lại chiến thắng hiển hách của tiên tri Ê-li-a, việc ông đã phải “chiến đấu rất nhiều vì đức tin”, và việc ông đã đánh bại hàng trăm ngôn sứ thờ thần Ba-an trên núi Carmel. Sau đó, tiên tri Ê-li-a đã rơi vào một tình huống nguy kịch: ông bị truy sát vì đã hạ sát tất cả các ngôn sứ của Thần Ba-an. Ông phải chạy trốn trong tuyệt vọng, và rồi ông mệt lả và ngã gục dưới gốc một cây kim tước, đoạn ông xin cho mình được chết đi. Thế nhưng, Thiên Chúa đã không bỏ rơi ông trong trạng thái sức cùng lực kiệt như vậy, Thiên Chúa gửi một thiên sứ đến đụng vào người ông và nói:’ dậy mà ăn vì ngươi còn phải đi đường xa’:

“Để gặp gỡ Thiên Chúa thì trước hết ta cần trở lại với tình trạng ban đầu của con người thưở sáng tạo, đó là đứng thẳng người và dạo bước trong vườn địa đàng. Như vậy Thiên Chúa đã dựng nên chúng ta: có khả năng đứng thẳng người trước Thiên Chúa, theo hình ảnh Ngài, và cùng dạo bước với Ngài trong vườn địa đàng. ‘Hãy đi: canh tác đất đai, hãy làm cho chúng sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất’. [Thiên Chúa nói với tiên tri Ê-li], “Thôi đủ rồi! Hyax ra ngoài và đứng trên núi trước mặt Đức Chúa’. Ông Ê-li liền đứng dậy và bước đi suốt bốn mươi ngày bốn mươi đêm đến núi của Đức Chúa”.

Thiên Chúa hiện diện trong sự thinh lặng, trầm lắng

Hãyra ngoài, và lắng nghe tiếng Đức Chúa: phải chăng đây là cách duy nhất để chắc chắn chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa trên cuộc hành trình? Tiên tri Ê-li-a đã được thiên sứ mời gọi bước ra hỏi cái hang trên núi Horeb, và ở nơi  đó ông đã tìm thấy nơi trú ẩn cho mình khi đứng ở cửa hang trước “sự hiện diện” của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Thiên Chúa không ở trong “gió to bão lớn” vốn có thể xẻ núi non và đạp vỡ các đá tảng trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa cũng không ở trong trậnđộng đất sau đó, Ngài cũng không ở trong lửa, và cuối cùng, tiên tri Ê-li-a đã được thiên sứ hướng dẫn bước ra ngoài và đứng ở cửa hang :

“Như vậy, dù có nhiều âm thanh ầm ầm vang dội hay là những cảnh tượng hoành tráng, kinh thiên động địa; thế nhưng, Thiên Chúa vẫn không hiện diện ở đó. ‘Sau lửa, có tiếng gió hiu hiu’ – thật vậy, chính trong ‘sự thinh lặng, trầm lắng’ Thiên Chúa hiện diện và ngỏ lời với chúng ta.

Đã đến lúc các Kitô hữu phải thi hành sứ mệnh rao giảng Lời Chúa

Mệnh lệnh thứ 3 của thiên sứ với tiên tri Ê-li-a đó là: “Hãy ra ngoài”. Tiên tri Ê-li-a được mời gọi để hồi tưởng lại hành trình của mình trong sa mạc, vì ông đã được Thiên Chúa trao phó một sứ mệnh phải thi hành. Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh: điều ấy có nghĩa là “luôn luôn bước đi, không được khép kín trong sự ích kỷ của những tiện nghi vật chất ” nhưng “phải can đảm” trong việc “loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa đến cho người khác” Đó chính là sứ mệnh của người Kitô hữu:

“Chúng ta phải luôn luôn kiếm tìm Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều ý thức rằng sẽ có những giây phút rất tồi tệ: những giây phút chúng ta chán nản, thất vọng, chẳng còn niềm tin, những giây phút đen tối, chẳng thấy chút ánh sáng nào phía chân trời, và những giây phút tưởng chừng như chúng ta không thể vực dậy được nữa. “Chúng ta đều biết rằng chín trong những giây phút đó, Thiên Chúa sẽ hiện diện và tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta: ‘Hãy đứng dậy và lên đường!’. Như vậy, để gặp được Thiên Chúa chúng ta cũng phải đứng dậy và lên đường, chờ đợi Ngài ngỏ lời với chúng ta với một con tim rộng mở. Chắc chắn, Thiên Chúa sẽ đến với chúng ta và nói: ‘Chính Ta đây’, và lúc đó đức tin của chúng ta sẽ trở nên vững mạnh – và chúng ta có được phép giữ đức tin ấy cho riêng mình không? Thưa không : sứ mệnh của chúng ta là phải mang đức tin ấy đến cho những người chưa nhận biết Chúa, để rồi xức dầu cho họ – đó chính là sứ mệnh của người Kitô hữu”.

Minh Tuệ (theo Zenit)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube