Thiên Chúa đầy lòng thương xót

Suy niệm các bài đọc Chủ nhật 17 năm C

St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13

Ngài trả lời: “Vì mười người đó, Ta sẽ không tàn phá,”.  Dòng cuối của bài đọc Sách Sáng thế nói với ta về lòng thương xót lớn lao của Thiên Chúa  đối với dân Người. Mấy thế hệ trước, người “công chính” duy nhất trên trái đất chỉ có Nôê va gia đình. Để “… xoá bỏ khỏi mặt đất con người mà Ta đã sáng tạo”, Thiên Chúa gửi đến trận lụt.

Giờ đây, Thiên Chúa sẵn sàng xem sự độc ác của dân thành Sôđôma và Gômôra có đúng như “tiếng kêu trách chúng”.  Khi đến gần các thành, Abraham, đang đi với Thiên Chúa và các thiên thần, cất tiếng hỏi Thiên Chúa có phải đang định “phá hủy cả thành”.

Thiên Chúa mạc khải chính Ngài cho Abraham. Khi mạc khải như vậy, Ngài ký kết một giao ước với ông và các hậu duệ. Đồng thời Abraham chắc chắn phải biết lịch sử về Nôê, trận lụt và cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đối với thế giới tạo thành.

Yếu tố quan trọng trong sứ điệp này không phải là cơn giận của Thiên Chúa một là lòng thương xót.  (Vâng, ta biết rằng Người sẽ phá hủy thành phố – nhưng ta cũng phải được nhắc nhở rằng, vì mười người vô tội trong thành, Người sẽ không phá hủy).

Không phải chỉ vì năm mươi hoặc bốn mươi hay thậm chí chỉ mười người được cứu bởi sự hy sinh của Đức Giêsu.  Tác giả (Thánh Phaolô) Thư Côlôssê bảo cộng đoàn rằng họ cùng với mọi người đã được ban “sự sống mới” qua bí tích thanh tẩy. Ta thấy sự bao la của tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa trong thập giá của Đức Kitô.  Để thông phần vào sự sống mới, ông bảo dân thành Côlôssê rằng ta phải tin vào sứ điệp Tin Mừng vào lãnh nhận bí tích thanh tậy.

Các dây liên kết của ta đã bị vỡ. Qua thập giá ta đã được giải thoát khỏi tội của ta.

Ta lại thấy tình yêu đầy lòng thương xót trong Tin Mừng. Đức Giêsu dạy các môn đệ cách cầu nguyện. Họ đã thấy Ngài cầu nguyện – họ ý thức được cầu nguyện quan trọng ra sao. Chỉ trong ít lời, Đức Giêsu chia sẻ về ta các yếu tố của mối tương quan của ta với Thiên Chúa  – ta ca tụng Ngài,  ta cầu cho nước Ngài trị đến, ta xin Ngài đáp ứng nhu cầu hàng ngày về thể chất và tâm linh, ta đón nhận lòng thương xót và sự tha thứ của Ngài và ta nguyện sẽ có lòng thương xót và hay tha thứ như Ngài.

 

Sự cứu độ dứt khoát Thiên Chúa ban cho toàn thể nhân loại thông qua Con của Ngài không xảy ra bên ngoài thế giới này. Trong khi bị thương bởi tội, thế giới cần phải trải qua một sự thanh tẩy tận gốc rễ (x. 2 Pr 3,10) để trở thành một thế giới được đổi mới (x. Is 65,17; 66,22; Kh 21,1), và sau cùng trở thành nơi “công lý ngự trị” (2 Pr 3,13).

 

Trong thời gian hoạt động công khai, Đức Giêsu tận dụng các yếu tố tự nhiên. Không những Người diễn giải thấu đáo thiên nhiên, nói về thiên nhiên bằng hình ảnh và dụ ngôn, mà Người còn làm chủ thiên nhiên nữa (x. đoạn kể Đức Giêsu dẹp yên bão tố trong Mt 14,22-33; Mc 6,45-52; Ga 6,16-21). Chúa bắt thiên nhiên phục vụ kế hoạch cứu chuộc của Người. Người yêu cầu các môn đệ nhìn vào sự vật, mùa màng và con người với thái độ tin tưởng của trẻ thơ biết rằng mình không bao giờ bị người Cha quan phòng bỏ rơi (x. Lc 11,11-13). Tuyệt nhiên không làm nô lệ cho các sự vật, người môn đệ Đức Giêsu phải biết cách sử dụng chúng để đem lại sự chia sẻ và tình huynh đệ (x. Lc 16,9-13)” (Tóm lược Học thuyết Xã hội Công giáo, 453)

Trong câu truyện từ Sách Sáng Thế, ta thấy Abraham đứng trước Thiên Chúa. Ta nghe thấy ông nài xin tha mạng những người vô tội và ta nghe thấy trả lời của Thiên Chúa. Trong Thư Côlôxê  ta được nhắc nhở về tầm quan trọng đức tin của ta và qua phép thanh tẩy ta được tháp nhập vào Đức Kitô, Ngài đã cứu chuộc ta và cứu ta ra khỏi tội lỗi của ta.

Thành Luca kể cho ta một trình thuật về khoảnh khắc Đức Giêsu dạy các môn đệ cách cầu nguyện. Đức Giêsu còn bảo đảm rằng Thiên Chúa nghe và nhậm lời cầu nguyện của ta – không phải theo cách ta mong ước – mà là theo phương cách tốt nhất cho ta.

Khi kể câu chuyện người láng giềng đến gõ cửa lúc nửa đêm, Đức Giêsu kể cho ta nghe về câu chuyện  về lòng yêu mến lớn lao của Thiên Chúa đối với ta. Ngài biết điều gì tốt nhất cho mọi người chúng ta và ta chỉ cần cầu xin, tìm kiếm và gõ cửa và cửa sẽ mở cho chúng ta.

Các câu truyện trong các chương đầu của Sách Sáng Thế kế cho ta nghe về một Thiên Chúa nổi giận.  Tuy nhiên, khi đã mạc khải chính Ngài cho Abraham, tất cả điều đó đã thay đổi. Ta liền thấy một Thiên Chúa đầy lòng thương xót. Dưới ánh sáng Tân Ước, cái nhìn đó về Thiên Chúa trở nên càng rõ hơn. Ngài là một Thiên Chúa đã sai Con mình đến để ta được hòa giải với Ngài. Về phần ta, tất cả những gì ta cần làm là tìm kiếm Ngài và đón nhận Ngài vào trong đời ta.

Đức ông James M. Reinert

Đan Quang Tâm dịch

Nguồn: http://www.justpax.it/, Website Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube