Suy niệm với Mẹ Maria - Hai lý do để cầu nguyện với Kinh Mân Côi

Hầu hết các Kitô hữu đều quen thuộc với chuỗi Mân Côi, nhưng nhiều người ngạc nhiên khi họ khám phá ra một chiều sâu tích cực trong khi “trò chuyện với những hạt chuỗi”. Một yếu tố cần thiết của Chuỗi Mân Côi là sự liên kết của một trong những mầu nhiệm về cuộc đời của Chúa Kitô với mỗi mười kinh.

Photo © Herby Meseritsch

Điều quan trọng của những mầu nhiệm này đã được diễn tả một cách sâu sắc bởi Đức Thánh Cha Phaolô VI, ngài đã gọi đó là “linh hồn” của Chuỗi Mân Côi (Tông huấn “Marialis Cultus” – Về việc tôn kính Ðức Maria trong Giáo Hội, số 47). Bởi vì, trong những bài suy niệm này, chúng ta biết được những khía cạnh khác nhau trong công trình cứu độ của Chúa Giêsu Kitô để cứu thế giới khỏi tội lỗi và sự tách biệt khỏi Thiên Chúa.

Năm mầu nhiệm đầu tiên được gọi là Năm Sự Vui và suy ngẫm về sự ra đời, thời thơ ấu và thời thơ ấu của Chúa Giêsu, một cách đặc biệt như được ghi lại trong Phúc âm theo Thánh Luca. Các Mầu Nhiệm Sáng là các sự kiện từ sứ vụ rao giảng công khai của Chúa Kitô. Mầu Nhiệm Năm Sự Thương là sự đau khổ và cái chết của Ngài và Năm Sự Mừng là sự phục sinh của Ngài và tác động của mầu nhiệm phục sinh sau đó.

Các Mầu Nhiệm được suy ngắm từ vị trí của Đức Maria. Có nhiều lý do để suy niệm về những mầu nhiệm trong khi việc cầu nguyện bằng mười Kinh Kính Mừng của mỗi mười kinh. Đầu tiên, chúng ta đã học cách tiếp cận với mỗi mầu nhiệm từ góc nhìn của Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội. Gợi lại việc Đức Mẹ được giới thiệu ở nhiều sự kiện, không chỉ trong sự kiện giáng sinh, nhưng còn ở tiệc cưới Cana và trong lúc Chúa chịu đóng đinh trên thập giá. Mẹ cùng với các tông đồ ở trong một căn phòng vào dịp Lễ Ngũ Tuần, vì thế chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng Mẹ đã thấy sự phục sinh và thăng thiên của Chúa Giêsu. Tất nhiên, Mẹ được trải nghiệm trước viễn tượng tương lai về việc lên trời cả hồn xác và hưởng phúc Thiên Đàng.

Bằng việc lặp lại Kinh Kính Mừng, chúng ta tung hô Đức Mẹ bằng lời chào mừng của sứ thần Gabriel và bà Elizabeth và sau đó chúng ta cầu xin những lời cầu nguyện của Mẹ khi chúng ta chiêm ngắm những mầu nhiệm. Trong khía cạnh này, giống như việc chúng ta cố gắng ngắm mỗi mầu nhiệm về sự cứu độ từ cách hiểu của chính Mẹ, việc tìm kiếm tình yêu của Chúa Kitô là trung tâm của mỗi mầu nhiệm như Mẹ đã làm. Tôi giả sử rằng Mẹ Maria Vô Nhiễm đã có một tình yêu của Chúa Giêsu và được thúc đẩy mạnh mẽ hơn những người tội lỗi chúng ta! Khi chúng ta có thể yêu mến Chúa Giêsu bao nhiêu, thì Đức Trinh Nữ Maria luôn có thể dẫn chúng ta đến một tình yêu sâu sắc hơn và một viễn cảnh đức tin mạnh mẽ hơn nơi Ngài.

Một lý do khác để tiếp tục chiêm nghiệm những mầu nhiệm  này là để kết hợp vòng tuần hoàn của tất cả hai mươi mầu nhiệm vào nhịp sống của chúng ta. Tại nhiều thời điểm, sự hấp dẫn có thể là tập trung vào những mầu nhiệm mà chúng ta thích — có lẽ là sự ấm áp của sự Giáng Sinh hoặc vinh quang của sự Phục Sinh hoặc quyền năng của ngày Lễ Ngũ Tuần. Cho dù có thể cảm thấy được lôi kéo để nhấn mạnh một khía cạnh nào đó của mầu nhiệm cứu độ, như nhiều dòng tu cũng vậy – ví dụ như tập trung vào mầu nhiệm thập giá hay phục sinh – thì đức tin Công Giáo luôn bao gồm tất cả các khía cạnh của mầu nhiệm cứu độ. Việc cầu nguyện thông qua vòng lặp của hai mươi mầu nhiệm sẽ nhắc nhở chúng ta cân bằng việc suy niệm của chúng ta trong những mầu nhiệm chính yếu của ơn cứu độ.

Có rất nhiều cách để hỗ trợ cho việc suy ngẫm về những mầu nhiệm, bao gồm sách hoặc tập sách nhỏ có tên “Đọc Kinh Mân Côi với Kinh Thánh”, điều này cung cấp một câu từ Kinh Thánh cho mỗi Kinh Kính Mừng trong mười kinh, hoặc những suy tư ngắn về mỗi mầu nhiệm. Một người có thể tra cứu mầu nhiệm trong Kinh Thánh và đọc một phần nhỏ từ đoạn Tin Mừng đó hoặc vào đầu mỗi mười kinh hoặc trong các phần nhỏ giữa các Kinh Kính Mừng. Những người khác đơn giản chỉ tập trung vào ý nguyện của riêng họ về mỗi mầu nhiệm, trong khi những người khác tập trung vào những lời của Kinh Kính Mừng, Kinh Lạy Cha, hoặc Kinh Sáng Danh.

Mọi người có thể tự do đọc Chuỗi Mân Côi theo sở thích riêng của mỗi người. Tuy nhiên, chúng ta càng cởi mở tâm hồn và tâm trí với những lời cầu nguyện và những mầu nhiệm, thì chiều sâu của lời cầu nguyện mà chúng ta trải nghiệm sẽ càng lớn.

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: www.wau.org (Meditating with Mary, Two Reasons for Praying the Scriptural Rosary – Lm. Mitch Pacwa)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube