Sudan: Một Giáo Hội bắt nguồn từ Tin Mừng và hai vị Thánh nổi tiếng

Chúng ta đã được nghe rất nhiều điều về Giáo hội tại Nam Sudan nhưng lại ít được nghe về quốc gia láng giềng phía bắc của nó, Cộng hòa Sudan. Việc trở thành một Kitô hữu và một người Công giáo ở quốc gia chủ yếu theo Hồi giáo này có ý nghĩa thế nào? Vatican News đã có cuộc chia sẻ với Tổng Giám mục Khartoum, Đức Cha Michael Didi Adgum Mangoria.

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422-12

Cuộc gặp gỡ gần đây của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các Giám Mục Sudan tại Vatican

“Trong tất cả mọi cuộc tụ họp, ở bất kì nơi đâu tại Sudan, chúng ta cũng đều kết thúc lời cầu nguyện của mình bằng câu ‘Lạy Thánh Bakhita, xin cầu cho chúng con, Lạy Thánh Comboni, xin cầu cho chúng con’”. Đây chính là lời quả quyết của Đức Tổng Giám Mục Địa phận Khartoum, Đức Cha Michael Didi Adgum Mangoria, gần đây chia sẻ tại Vatican. Vị giám chức người Sudan đã đề cập đến hai vị Thánh được người Công giáo trên khắp thế giới tôn kính.

Thánh Bakhita và Comboni là món quà của Sudan cho Giáo hội

Hai vị Thánh chính là món quà của Sudan cho Giáo Hội hoàn vũ: Thánh Josephine Bakhita là vị Thánh bảo trợ của Sudan và những các nạn nhân sống sót của nạn buôn người. Sinh ra tại Darfur, Sudan, Thánh nhân được kính nhớ vào ngày 8 tháng Hai.

Thánh Daniel Comboni, một công dân Ý, đã sáng lập Hội truyền giáo Comboni. Comboni, người có mối quan hệ mật thiết với Sudan, cũng đã có một tầm nhìn lớn về châu Phi nói chung. Vào thời điểm đó, không có gì lạ khi nói về Châu Phi theo cách thức mà Thánh nhân đã thực hiện. Tầm nhìn của Thánh nhân đối với châu Phi được rút ra từ khẩu hiệu của Ngài, “Giải cứu châu Phi bằng chính những người dân châu Phi”. Thánh Comboni được mừng kính vào ngày 10 tháng 10.

Trong thời đại của chúng ta, chúng ta đã được nghe rất nhiều điều về Giáo hội tại Nam Sudan nhưng lại ít được nghe về quốc gia láng giềng phía bắc của nó, Cộng hòa Sudan. Việc trở thành một Kitô hữu và một người Công giáo ở quốc gia chủ yếu theo Hồi giáo này có ý nghĩa thế nào? Phát biểu với Vatican News, Đức Tổng Giám Mục Didi Adgum Mangoria đã thừa nhận đức tin mạnh mẽ của các Kitô hữu ở đất nước của mình, và nói chung, ngài cảm thấy hết sức vui mừng vì việc cùng nhau chung sống hòa bình với những người Hồi giáo. Tuy nhiên, Đức TGM Mangoria cũng đã thừa nhận rằng cũng còn có những thách thức khác bên cạnh đó.

Nghèo đói giữa các Kitô hữu ở Sudan chính là thách thức lớn nhất

“Chúng ta đã chứng kiến một sự hiện diện tốt đẹp của các Kitô hữu trước năm 2005 ở khu vực phía bắc Sudan nhưng sau khi đất nước bị chia cắt vào năm 2011, chúng ta đã trở thành một công đồng thiểu số ở đây tại… Cộng hòa Sudan. Nhưng sau đó, ở miền Nam khi mà cuộc chiến bắt đầu nổ ra vào năm 2013, nhiều người đã trở về từ miền Nam – trên thực tế là nhiều hơn so với trước đây”, Đức TGM Mangoria nói.

Thách thức lớn nhất đối với các Kitô hữu ở Cộng hòa Sudan đó chính là tình trạng nghèo đói. Nhiều người trong số các Kitô hữu là những người đến từ các vùng nông thôn của Sudan. Hầu hết những người đến các thị trấn lớn hoặc Khartoum đều đang chạy trốn xung đột vũ trang địa phương chẳng hạn như cuộc chiến ở vùng núi Nuba. Một khi họ đến được với các thành phố, tránh xa một môi trường nông nghiệp mà họ đã từng quen thuộc, cuộc sống trở nên đặc biệt khắc nghiệt khi họ phải nỗ lực mưu sinh bằng công việc buôn bán tại các khu chợ.

Từ quan điểm mục vụ, Giáo Hội chỉ có một vài linh mục địa phương. Mọi thứ cũng đã trở nên vô cùng phức tạp trong việc xin giấy phép làm việc và cư trú cho các nhà truyền giáo muốn phục vụ tại Sudan. Đôi khi việc gia hạn giấy phép hiện có khi chúng hết hạn cũng chính là một thách thức.

Các công dân Sudan bình thường cũng chính là những người tốt và hiếu khách

Khi được hỏi về việc liệu các Kitô hữu có được tự do thực hành đức tin của họ hay không, Đức Tổng Giám Mục Mangoria đã hết lời khen ngợi đối với những công dân Sudan bình thường mà ngài mô tả là một dân tộc hiếu khách. Tuy nhiên, mặc dù chính quyền Sudan liên tục phủ nhận việc phân biệt đối xử đối với các Kitô hữu, một số luật được ban hành dường như nhắm vào các Kitô hữu.

Một ví dụ minh họa, trong số các Kitô hữu, đó chính là tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Giáo dục ở bang Khartoum, vào năm ngoái, đã tuyên bố thứ bảy là một ngày thánh được thêm vào hoặc một ngày bắt buộc phải giữ. Trong gần 100 năm, các Kitô hữu đã tuân giữ ngày Thứ Sáu và Chủ Nhật như là những ngày bắt buộc phải tuân giữ. Việc bổ sung thêm ngày thứ bảy, ở bang Khartoum, đồng nghĩa với việc các cơ sở Giáo hội và các trường học hiện nay chỉ hoạt động trong bốn ngày một tuần. Đối với nhiều Kitô hữu, điều này được cảm nhận như một sự phân biệt đối xử.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube