Ôm đồm và kiệt sức!

Rất có thể bạn đang đọc điều này bởi vì bạn có quá nhiều việc phải làm trong cuộc sống. Với suy nghĩ này, tôi quý trọng lịch trình bận rộn của bạn để bắt đầu ngay

Trọng tâm của vấn đề là làm những điều đúng đắn. Đó là học cách nói không với những việc bạn không nên làm để bạn nói có với những việc bạn nên làm.

Chúng ta muốn nói với những nhiệm vụ, dự án tốt, tuyệt vời và thú vị và với những việc nhỏ nhặt trong cuộc, và nói không với điều còn lại.

speakingtruthnobodywants

Lúc này, tôi có thể nghe được suy nghĩ của bạn về điều này và thắc mắc liệu tôi có hơi điên khùng. Vì việc giặt ủi, đi chung xe và cân đối tài khoản ngân hàng dường như không phải lúc nào cũng là một nhiệm vụ tuyệt vời. Nhưng họ vẫn phải hoàn thành chúng. Rốt cuộc không phải những điều đó đều cần thiết sao?

Tất nhiên là chúng cần thiết! Nhưng trọng tâm của việc tránh kiệt sức và ôm đồm là việc học cách làm những điều cần thiết để cân bằng từ bên trong cuộc sống của bạn mà không phải bận tâm đến nhiều thứ khác. Một cuộc sống quân bình là một phần nền tảng của cuộc sống tràn đầy và phong phú. 

Thật hấp dẫn khi nghĩ rằng để tránh cảm giác quá tải, mệt mỏi và kiệt sức, chúng ta phải nói không với bất kỳ điều gì nằm ngoài những điều cần phải hoàn thành, để tránh kiệt sức chúng ta phải học nói không với mọi yêu cầu nằm ngoài những nhu cầu cơ bản của chúng ta để tồn tại.  

Đó không hẳn lúc nào cũng vậy. Không phải là việc lúc nào cũng nói không, nhưng là học cách khi nào và bằng cách nào để nói . Có bao nhiêu người trong chúng ta phải luẩn quẩn với cảm giác mệt mỏi và căng thẳng quá mức, để rồi tự hỏi chúng ta phải thể hiện cái gì với tất cả những thứ đó. Chúng ta trải qua một ngày tất bật hối hả, bỏ qua rất nhiều việc nhỏ nhặt mà dường như không làm được việc gì to tát. Tuy nhiên, chúng ta là một con người thật trong cuộc sống thực. Chúng ta vẫn có hy vọng, ước mơ và mục tiêu, và những điều này có thể tồn tại trong những nhiệm vụ đời thường mà chúng ta phải làm. Nó phức tạp nhưng chúng ta có thể hoàn thành tất cả.

Trước khi chúng ta đi xa hơn, tôi muốn bạn hiểu điều này: tôi không đưa ra gợi ý về để làm hấp dẫn cuộc sống bình thường, hay giúp tìm ra một thứ gì nuôi dưỡng tâm hồn bạn. Vâng, nhưng tôi vẫn đưa ra một điều – là một tiết lộ: đó chính là Chúa Giêsu.

Bạn sẽ thấy điều này an ủi bạn. Cuộc sống được lấp đầy với nhiều cơ hội, những cuộc phiêu lưu, những sở thích và dự án. Nhưng nếu chúng ta không tìm kiếm Chúa Giêsu thì không điều gì kể trên có thể khỏa lấp trái tim hao gầy của bạn mà chỉ có Ngài mới có thể lấp đầy.

Điều đúng đắn

Cân bằng và sự thật là tâm điểm của ôm đồm và học cách tránh được nó. Tìm kiếm quân bình ngay trong giữa những gì đang diễn ra, và học cách tìm kiếm ra sự thật trong những điều chúng ta nên làm ngay từ đầu, đây chính là chìa khóa.

Và điều này bao gồm cả gì là trần tục và cao cả. Nó bao gồm mọi thứ mà chúng ta phải làm và mọi thứ chúng ta muốn làm. Nó là học cách tìm kiếm hoạt động đúng đắn và biết khi nào để làm tất cả những điều đó. Hoặc chỉ làm một vài điều trong nhiều điều. Hoặc có thể là không làm bất cứ việc nào, nếu chúng ta không thực sự đạt được mục tiêu và cần tập hợp lại để khám phá ra cái gì là điều gì phù hợp cho chúng ta.

Giải quyết việc ôm đồm không chỉ đơn thuần là làm ít lại. Nhưng còn là nói với những điều đúng đắn và trải nghiệm sự bình an khi chúng ta học cách làm được điều này. Nó cũng không phải là làm cách nào để phân tầng hoặc chạy nhanh hơn hoặc vạch ra chiến lược trong ngày để bạn có thể làm gấp đôi công việc với một nửa thời gian.

Thiên Chúa không tạo ra sự vội vàng như cách sắp đặt của bạn trong cuộc sống và sự vội vàng không phải là giải pháp cho cảm giác quá tải.

Nhiều người trong chúng ta đang sống một cuộc sống với với cảm giác choáng ngợp. Những khoảng thời gian ngắn với quá nhiều việc diễn ra đã thành một phần bình thường của cuộc sống. Nhưng nếu bạn đã có nhiều cảm xúc tiêu cực trong một khoảng thời gian kéo dài, bạn có thể gặp vấn đề. Chúng ta có thể làm bất cứ việc gì trong một thời gian ngắn, nhưng nếu chúng ta tiếp tục sống một cuộc sống không ngừng nghỉ, một cuộc đua liên tục (rat-race pace), thì chúng ta cần phải thay đổi. Quá sức kéo dài không tốt cho chúng ta về mặt thể lý, cảm xúc và tâm hồn.

Có một điều là, chúng ta rất nhanh để nhận ra tầm quan trọng của ranh giới trong một vài lĩnh vực dễ thấy của cuộc sống. Như khi việc ăn uống của chúng ta bị rối loạn, cơ thể sẽ cho chúng ta biết. Khi nhà của các bạn cần dọn dẹp thì các vệt tròn trong nhà vệ sinh là một báo hiệu rõ ràng.

Nhưng cái gì xảy ra nếu chúng ta cũng đi chệch hướng trong mỗi ngày sống? Chúng ta cảm thấy kiệt sức và không thể tìm thấy điểm dừng. Làm cách nào để chúng ta tìm về sự bình an và sự tận hưởng khi chúng ta nói quá nhiều lần? Điều này đặc biệt khó khăn khi chúng ta đã nói với quá nhiều thứ tốt hoặc với những điều tưởng như chúng ta không thể thương lượng. Sau đó sẽ là gì? Nếu mọi điều chúng ta đang làm đều phải quản lý thì chúng ta bắt đầu từ đâu?

Việc nhận ra điều cần phải bỏ thì dễ dàng hơn nhiều. Thời gian biểu và lịch trình trong ngày của chúng ta thì khó đánh giá hơn.

Đây là kế hoạch cho điều đó

Trọng tâm của việc vượt qua sự ôm đồ là việc nhận biết rằng Thiên Chúa có một kế hoạch. Chúng ta cần phải thiết lập điều này ở ngay đầu của cuộc thảo luận này. Thiên Chúa có một kế hoạch cho cuộc đời bạn bao gồm chặng đường dài và cả những việc vụn vặt ngày qua ngày.

Bạn có tin điều này không? Nó có thể có thể khó chấp nhận, đặc biệt với những ai theo thiên hướng ôm đồm. Có thể chúng ta biết Thiên Chúa có một kế hoạch nhưng chúng ta cũng có khá chắc chắn một điều là mọi việc phụ thuộc vào chúng ta. “Tôi và một mình tôi phải tính được điều gì là tôi phải làm”. “Tôi phải xác định được trách nhiệm của bản thân và sau đó xác lập được một kế hoạch để hoàn thành chúng”.

Tuy nhiên, nếu chúng ta lấy đó là điểm xuất phát, chúng ta sẽ gặp khó khăn. Tin tôi đi, nhiều vấn đề sẽ xuất hiện khi bạn nhìn thấy chính bạn là câu trả lời cho mọi thứ đang diễn ra xung quan bạn. “Nếu không phải tôi thì là ai?” Đó có thể là một thái độ tốt nhưng chỉ là trong phạm vi lý trí.

Chúng ta không bỏ thời gian để chơi một trò chơi đổ lỗi. Điều ít quan trọng là xác định chúng ta có là vấn đề hay không khi trở nên ôm đồm (Đó là chúng ta. Chấm hết.), mà quan trọng hơn là tập trung vào các biến số đã dẫn chúng ta đến vấn đề này.

Làm thế nào để chúng ta nhìn thấy bản thân

Khi chúng ta cố gắng tìm ra giá trị của mình trong điều chúng ta làm thay vì chúng ta là ai, chúng ta sẽ trải nghiệm sự kiệt sức. Khi chúng ta nói với các yêu cầu bởi vì nó khiến chúng ta cảm nhận ra sao, chúng ta trở nên ôm đồm. Nếu chúng ta đi đến một kết luận là danh tính của chúng ta đến từ tất cả các phần chuyển biến trong ngày, từ những điều tuyệt vời chúng ta đang làm, và từ những ấn tượng mà chúng mang lại, thì suy nghĩ của chúng ta bị rối loạn và sẽ dẫn đến sự kiệt sức

Chúng ta không phải là những gì chúng ta làm. Chúng ta không phải là những gì chúng ta không làm. Giá trị của chúng ta không xuất phát từ những điểm chúng ta đến hay những điều chúng ta đạt được. Không phải quá nhẹ nhõm cho chúng ta sao?

Tài năng, khả năng, năng khiếu của chúng ta đều từ Thiên Chúa, và chúng ta dùng nó vì vinh quang của Ngài. Nhưng tất cả những điều này (và chúng thực sự chỉ là những thứ) không khiến Thiên Chúa yêu chúng ta hơn, ngay cả khi chúng khiến ta cảm thấy bản thân mình tốt hơn.

Điều quan trọng nhất là chúng ta có thể cứ giữ Thiên Chúa làm tâm điểm của tất cả. Mỗi ngày sống hãy thường xuyên hỏi Thiên Chúa rằng Ngài muốn gì từ chúng ta:

“Ngài muốn con làm gì trong tuần này, lạy Chúa?”

“Ngày hôm nay thì sao?”

“Lạy Chúa, đâu là ý muốn của Ngài cho con trong từng thời điểm cụ thể của cuộc sống?”

Làm điều gì đó không có nghĩa là xấu. Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành bàn tay, bàn chân của Ngài. Một vị thánh vĩ đại đã truyền cảm hứng cho chúng ta về điểm này. Thánh Têrêsa Avila đã nói với chúng ta điều rất tuyệt vời, Chúa Giêsu dùng chúng ta để yêu thương dân Ngài:

Đức Kitô đã không còn là một thân thể bây giờ mà chính là bạn. Không còn đôi tay, không còn bàn chân trên trái đất mà là của bạn. Đôi mắt của bạn là đôi mắt mà Ngài nhìn thế giời với lòng thương xót. Đôi chân của bạn là đôi chân mà Ngài ra đi làm điều tốt đẹp. Bàn tay của bạn là bàn tay Ngài đang ban ơn cho thế giới. Bàn tay của bạn, đôi chân của bạn, đôi mắt của bạn, và bạn là thân thể Ngài. Đức Kitô đã không còn là môt con người trên trái đất bây giờ mà chính bạn.

Làm cách nào để việc này được thăng tiến

Chính vì điều này, chúng ta phải sống một cuộc đời tìm kiếm Thiên Chúa trong mọi sự. Khi chúng ta làm điều này, trong từng khoảnh khắc của ngày sống, đó là một hành động của tình yêu dành cho Chúa Giêsu. Khi chúng ta làm điều này, chúng ta có thể trải nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa giữa những điều đang diễn ra. Chúng ta làm cho mình hoàn toàn sẵn sàng với Thiên Chúa và để nói với Ngài. Chúng ta luôn sẵn sàng để lắng nghe bất kì điều gì Ngài muốn nói với chúng ta.

Vậy vấn đề của việc quá ôm đồm là sự quân bình của tâm hồn và thực tế. Nó là sự hòa hợp trong Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, đồng thời nó cũng là một con người trong một thân xác. Chúng ta có những việc cần phải cam kết và những người cần chăm sóc. Nó là một sự cân bằng khó khăn. Khi chúng ta xác định rằng tìm kiếm ý muốn Thiên Chúa trong mọi sự là chìa khóa thì chúng ta có thể nhìn vào chính cuộc sống Thiên Chúa đã ban tặng cho mỗi người chúng ta.

Tuy nhiên, hãy nhìn nhận điều này: ôm đồm không phải là về những chi tiết độc đáo của cuộc sống. Đó không phải là do bạn có quá nhiều con, hay một người chồng làm việc quá nhiều hay vì bạn làm việc quá nhiều. Đó không phải vì cha mẹ của bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe hay vì bạn đến từ một gia đình thích làm nhiều việc cùng với nhau. Những chi tiết này có thể góp phần khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, nhưng đây không phải nguyên nhân sâu xa. Gốc rễ nguyên nhân là chúng ta để mọi thứ tồn đọng lên quá nhiều.

Dù vậy có một tin tốt! Bạn có thể kiểm soát việc lập kế hoạch, thực hiện và cam kết thực hiện. Hoàn cảnh cuộc sống không làm cho bạn trở nên một nạn nhân của việc ôm đồm. Chúng ta sẽ luôn có một danh sách những việc cần làm và những thứ để mua và một số tủ quần áo đâu đó trong nhà cần được ngăn nắp. Nhưng khi, đặt Thiên Chúa lên trên hết, rồi đến gia đình và những thứ còn lại, chúng ta thiết lập được một cuộc sống có trật tự. Khi chúng ta quản lý những biến số đó và đặt chúng theo thứ tự thích hợp trong cuộc sống, chúng ta có thể giải quyết con thú của sự ôm đồm và mệt mỏi.

Chuyển ngữ: Giới trẻ thừa sai Chúa Cứu Thế Miền Nam

Nguồn: This is a selection from Overcommitted by Rachel Balducci (The Word Among Us Press, 2020), available at www.wau.org/books

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube