Những người đoạt giải Nobel thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tìm cách chấm dứt bạo lực tại Myanmar

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 31-12-2016 | 12:08:47

Hôm qua thứ Năm 30/12 hơn chục người đoạt giải Nobel trong đó có Đức Tổng Giám mục Desmond Tutu và Malala Yousafzai đã thúc giục Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc [tìm cách] chấm dứt ngay việc “thanh lọc sắc tộc cũng như tội ác chống lại loài người” tại tiểu bang Rakhine của Myanmar vốn đang đầy những khó khăn.

mianmaÍt nhất 86 người đã thiệt mạng trong một cuộc đàn áp quân sự tại bang Rakhine,  sau các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát gần biên giới giáp với Bangladesh hôm 9/10 vừa qua.

Chính phủ Myanmar chủ yếu là tín đồ Phật giáo đã đổ lỗi cho những người Hồi giáo Rohingya được hỗ trợ bởi các chiến binh nước ngoài, trong các cuộc tấn công phối hợp, khiến chín sĩ quan cảnh sát thiệt mạng. Hơn 30.000 người đã trốn sang Bangladesh nhằm thoát khỏi cảnh bạo lực, nhắc lại những chỉ trích từ quốc tế rằng chính phủ của bà Aung San Suu Kyi hầu như không có bất kì động thái nào để giúp đỡ những người Rohingya – những người bị từ chối quyền công dân tại Myanmar.

Trong một bức thư ngỏ gửi Hội đồng Bảo an, Đức TGM Tutu và 22 người khác bao gồm cả những người đoạt giải Nobel Hòa bình –ông  José Ramos-Horta và Muhammad Yunus cho biết “bi kịch của nhân loại đã lên tới việc thanh lọc sắc tộc và tội ác chống nhân loại đang diễn ra tại Myanmar”. “Nếu chúng ta không hành động, người dân có thể bị chết đói nếu như không bị giết bởi súng đạn”, bức thư ngỏ nhấn mạnh. Bạo lực được ghi dấu bởi nạn diệt chủng Rwanda năm 1994 cũng như cuộc thanh lọc sắc tộc tại khu vực Darfur phía tây Sudan, Bosnia và Kosovo.

Những người ký tên vào lá thư cho biết thậm chí ngay cả khi một nhóm người Rohingya đứng đằng sau các vụ tấn công hôm 9/10 thì phản ứng của quân đội đã “hiển nhiên không tương xứng” chút nào. “Lẽ ra phải là việc bắt giữ các nghi phạm, thẩm vấn đồng thời đưa họ ra xét xử,” bức thư viết. “Đó là chuyện hoàn toàn khác khi quân đội nước này dùng đến cả máy bay trực thăng – một loại vũ trang hạng nặng – để tấn công hàng ngàn dân thường, bên cạnh đó là hành động hãm hiếp phụ nữ và quăng trẻ em vào lửa”.

Chính phủ Myanmar đã phủ nhận cáo buộc cho rằng lực lượng quân sự đã được sử dụng quá mức sau các cuộc tấn công hồi tháng mười (Nguồn: Thomson Reuters Foundation)

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube