Nhục mạ nhân phẩm?!

“Quả đang có những tình trạng bất công kêu thấu tận trời. Thực vậy, khi dân chúng […] không còn quyền có sáng kiến và trách nhiệm, không còn tiến triển về mặt văn hóa và tham gia được vào đời sống xã hội và chính trị, thì người ta dễ dàng bị lôi cuốn muốn dùng vũ lực để chấm dứt cảnh nhục mạ nhân phẩm con người như thế.” (Thông điệp Phát Triển Các dân Tộc, 1967, số 30)

***

hoa sim bien gioi

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước. Cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt, tàn bạo và thương vong, mất mát rất lớn. Đối với Việt Nam, cuộc chiến bất ngờ nổ ra, khi Trung Quốc bất ngờ đưa quân tấn công Việt Nam. Theo báo Lao Động, chỉ dân thường Việt Nam trên tuyến biên giới đã bị giết khoảng 50 ngàn người, nhiều làng bị đốt và đập phá bình địa. 

Vì vậy năm nay (cũng như ít năm gần đây), một số người dân muốn tổ chức lễ tưởng niệm những người đã mất trong cuộc chiến thảm khốc vào ngày 17/2. Tuy nhiên nhà cầm quyền tỏ rõ thái độ không cho phép

Tại Hà Nội, và cả Sài Gòn, nhiều người trong nhóm hoạt động xã hội dân sự bị canh giữ, cấm cản ngay cửa nhà, không cho đến địa điểm dự tính tổ chức lễ tưởng niệm. Với những người dân đã đến được địa điểm làm lễ tưởng niệm, thì bị lực lượng mặc thường phục cản phá, bắt bớ một cách thô lậu, ngang ngược, trước sự chứng kiến và bảo vệ của lực lượng chức năng mặc đồng phục.

Vài cảnh cản phá và bắt người tại Hà Nội :

phá rối tưởng niệm 1

Tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội

Cản trở phóng viên ngoại quốc

Một phụ nữ dùng chai nước khua trước ống kính, cản trở phóng viên ngoại quốc quay phim lễ tưởng niệm, với sự bảo kê của an ninh mặc thường phục (người đàn ông đeo kiếng đứng cạnh phóng viên).

Tại Sài Gòn:

phá tưởng niệm 2

Tại vườn hoa tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng, Sài Gòn

phá tưởng niệm 3

Trong khi đó, không như những năm trước, báo chí nhà nước năm nay đã được phép đăng nhiều bài nhắc lại cuộc chiến tranh này.

chiến tranh biên giới - infonet

chiến tranh biên giới - sohanews

chiến tranh biên giới - vnexpress

Nhưng tại sao nhà cầm quyền vẫn cương quyết không cho phép người dân tự tổ chức tưởng niệm những người đã khuất? Ngay cả phải dùng những cách thô lậu như thế.

Vì:

Nhà cầm quyền luôn luôn cảm thấy quá sợ người dân vì tính không chính danh của mình?

Nhà cầm quyền cương quyết thể hiện sự độc quyền trong mọi vấn đề, kể cả tưởng niệm những người đã khuất?

Nhà cầm quyền vì sợ nên không muốn bất cứ nhóm nào, người nào có thể gây ảnh hưởng, tạo thiện cảm trên dân chúng?

Dù vì lý do nào, bằng cách ứng xử ấy nhà cầm quyền sẽ tạo được điều gì?

Quý vị ấy có biết rằng: “Quả đang có những tình trạng bất công kêu thấu tận trời. Thực vậy, khi dân chúng thiếu cả những điều cần thiết để sống, phải lệ thuộc vào người khác đến độ không còn quyền có sáng kiến và trách nhiệm, không còn tiến triển về mặt văn hóa và tham gia được vào đời sống xã hội và chính trị, thì người ta dễ dàng bị lôi cuốn muốn dùng vũ lực để chấm dứt cảnh nhục mạ nhân phẩm con người như thế.” (Thông điệp Phát Triển Các dân Tộc, 1967, số 30)

Can Đê

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube