Ngạc nhiên về những ưu tiên chính trị của các Giám mục Hoa kỳ

Đáng buồn thay, ngôn ngữ mạnh mẽ của các Giám mục về vấn đề nhập cư, những người tị nạn và việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo không nhận được sự chú ý mà nó xứng đáng phải nhận được.

CNS-Lori c_0Những người Công giáo tiến hành và nhiều người trong giới báo chí cáo buộc các Giám mục Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến vấn đề phá thai, hôn nhân đồng tính và “tự do tôn giáo”, và không đề cập đến những vấn đề về công lý và hòa bình. Tôi đã lập luận rằng những cáo buộc như vậy đòi hỏi nhiều sắc thái hơn. Trên thực tế, các Giám mục thường đề cập đến những vấn đề khác, nhưng vì một số lý do nào đó, họ đã không có được sự quan tâm đặc biệt của báo giới mà lẽ ra các Giám mục phải nhận được khi họ nói về vấn đề phá thai và tự do tôn giáo.

Để đánh giá giả định này, tôi đã xem xét cách kĩ lưỡng các thông cáo báo chí do Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ ban hành từ đầu năm để xem các Giám mục thực sự bàn về các chủ đề khác nhau như thế nào. Việc rà soát của gần bảy tháng của những phát hành báo chí sẽ được tiết lộ. (Tôi thừa nhận rằng việc xem xét các thông cáo báo chí vào năm 2016 có thể đưa ra các kết quả khác nhau, nhưng tôi để điều đó lại cho những người khác).

Các Giám mục đã ban hành chỉ có bảy thông cáo báo chí vốn được dành riêng cho vấn đề phá thai, trong đó có bốn thông cáo báo chí được đưa ra vào tháng Giêng khi một cuộc tuần hành quan trọng nhằm ủng hộ việc bảo vệ sự sống được tổ chức tại Washington, D.C. Hai trong số các thông cáo báo chí kêu gọi việc cầu nguyện, diễu hành và vận động. Một thông cáo báo chí vào tháng Giêng đã hoan nghênh việc tái thiết chính sách của thành phố Mexico về việc phủ nhận quỹ của chính phủ đối với các tổ chức ở nước ngoài tài trợ cho vấn đề phá thai. Một thông cáo báo chí vào tháng Giêng khác hoan nghênh việc thông qua dự luật 7 của Hạ viện Hoa Kỳ, dự luật mang tên “No Taxpayer Funding for Abortion and Abortion Insurance Full Disclosure Act of 2017”, và đồng thời hy vọng rằng Thượng viện sẽ chấp nhận dự luật này. 

Các thông cáo báo chí liên quan đến vấn đề phá thai khác bao gồm việc từ chối ngân quỹ từ Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ (Planned Parenthood) và Quỹ Dân số Hoa Kỳ. Cuối cùng, đã có một thông cáo báo chí được gọi là rất đáng lo ngại đối với sự cam kết của Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Dân chủ trong việc chỉ hỗ trợ các ứng cử viên ủng hộ việc phá thai.

Các Giám mục cũng đã ban hành 11 thông cáo báo chí về đạo luật chăm sóc sức khoẻ, phần lớn trong số đó mang tính chỉ trích đối với các dự luật của đảng Cộng hòa nhằm cắt giảm Medicaid hoặc giảm trợ cấp bảo hiểm cho những người có thu nhập thấp. Trong khi các thông cáo báo chí thừa nhận rằng các dự luật cung cấp việc bảo vệ sự sống hết sức quan trọng cho thai nhi, chúng nhấn mạnh rằng các Giám mục không cảm thấy có một sự bảo vệ đầy đủ về lương tâm cho những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ. Nhưng hầu hết tốc lực đã được hướng vào tác động của dự luật đối với người nghèo.

Chỉ có hai thông cáo báo chí đề cập đến vấn đề hôn nhân đồng tính, một thông cáo bàn về việc bảo vệ chung đối với vấn đề hôn nhân giữa nam và nữ, trong khi thông cáo kia bày tỏ sự thất vọng Tổng thống Donald Trump đã không rút lại sắc lệnh của Tổng thống Obama ngăn cấm việc phân biệt đối xử “định hướng giới tính” và “phân biệt giới tính” bởi các nhà thầu liên bang.

6 thông cáo chí khác đề cập đến quyền tự do tín ngưỡng. Nhiều thông cáo trong số này bày tỏ lòng biết ơn đối với chính quyền Trump về việc đảo ngược các hành động của chính quyền Obama đối với các sinh viên chuyển đổi giới tính, sắc lệnh cưỡng chế của Bộ Y tế (HHS Mandate), hoặc từ chối cấp kinh phí cho các tổ chức phúc lợi xã hội tôn giáo bởi vì lập trường của họ về vấn đề hôn nhân đồng giới hoặc các vấn đề đạo đức sinh học. Một số khác kêu gọi sự ủng hộ của Quốc hội đối với Đạo luật bảo vệ lương tâm năm 2017 (Conscience Protection Act of 2017) và Đạo luật bao gồm nhà cung cấp phúc lợi trẻ em năm 2017 (Child Welfare Provider Inclusion Act of 2017), vốn nhằm bảo vệ quyền lương tâm và tài trợ cho các tổ chức phúc lợi tôn giáo.

Điều đó cộng với 7 thông cáo báo chí đề cập đến vấn đề phá thai, 2 bàn về vấn đề hôn nhân đồng giới, 6 bàn về vấn đề tự do tôn giáo, và 11 bổ sung về vấn đề chăm sóc sức khoẻ, trong đó những vấn đề về lương tâm đôi khi đã được đề cập đến.

Đồng thời, các Giám mục đã ban hành 12 thông cáo báo chí về chính sách đối ngoại, 20 về vấn đề nhập cư, 5 về các vấn đề về môi trường, và 5 về các vấn đề khác liên quan đến vấn đề công lý hay người nghèo. Các thông cáo báo chí bổ sung đã phản ứng lại những cuộc tấn công khủng bố, nhưng những thông cáo báo chí này đều mang tính mục vụ hơn là mang tính chính trị.

Một số lượng lớn các thông cáo báo chí không ủng hộ quan điểm mà các Giám mục vốn chỉ đề cập đến vấn đề phá thai, hôn nhân đồng tính và tự do tôn giáo. Di dân và người tị nạn rõ ràng là một ưu tiên của các Giám mục khi họ chỉ trích các sắc lệnh cũng như các hành động khác gây hại cho những người tị nạn, còn được gọi là ‘những người mơ mộng – Dreamers’ (những người đủ điều kiện đối với Chương trình tạm hoãn trục xuất đối với những người đến Hoa Kỳ từ thời thơ ấu – DACA) và những người nhập cư khác.

Những lời lẽ hùng biện đầy nồng nhiệt

Những chỉ trích của các Giám mục có thể trả lời rằng mặc dù các Giám mục đưa ra các thông cáo báo chí về vấn đề nhập cư và các vấn đề khác ảnh hưởng đến người nghèo, nhưng sự nhiệt huyết của họ nằm ở cuộc chiến về văn hoá.

Để đánh giá giả định này, tôi đã xem xét kĩ lưỡng các thông cáo báo chí một lần nữa nhìn vào lối nói hoa mĩ đã được sử dụng đối với những vấn đề khác nhau.

Đáng ngạc nhiên, những lời lẽ hùng biện về vấn đề phá thai tương đối kém quan trọng trong khi ngôn ngữ đối với vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và vấn đề nhập cư lại hết sức mạnh mẽ. Tôi thừa nhận rằng phán đoán này hơi chủ quan, nhưng có lẽ một số ví dụ sẽ cho thấy ý tôi muốn nói.

Về vấn đề phá thai, các thông cáo báo chí nói về việc tôn trọng nhân phẩm con người, sự sống là quyền cơ bản nhất của con người, và việc phá thai chính là ‘một hành động bạo lực’. Ngôn ngữ đã trở nên mạnh mẽ hơn khi đề cập đến “những biện pháp triệt sản bị cưỡng chế và phá thai bắt buộc” ở Trung Quốc, vốn được đánh giá là “những hành động lạm dụng ngược đãi không thể bào chữa”. Một thông cáo báo chí khác đã tấn công cam kết của Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia đối với việc chỉ ủng hộ các ứng viên cổ súy việc phá thai, đồng thời gọi cam kết này là “hết sức nhiễu loạn” và là “một lạp trường không thể dung thứ”.

Khi nói về việc phá thai trong đạo luật chăm sóc sức khoẻ, các tài liệu tham khảo về các thai nhi hầu như luôn luôn bao gồm trong cùng những phán quyết như với người nghèo, như trong việc thể hiện sự quan tâm của họ đối với “người dễ bị tổn thương nhất trong số chúng ta, bao gồm cả những đứa trẻ chưa được sinh ra cũng như những người phải trải qua cảnh nghèo đói cùng cực”. Trên thực tế, việc từ chối các khoản ngân quỹ cho các nhà cung cấp dịch vụ phá thai là điều duy nhất mà các Giám mục yêu chuộng trong các Dự luật chăm sóc sức khoẻ của đảng Cộng hòa. “Bằng cách hạn chế nguồn tài chính liên bang cho vấn đề phá thai, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, và việc mua các kế hoạch bao gồm dịch vụ này, dự luật cuối cùng cũng đã giải quyết được một vấn đề về luân lý nghiêm trọng vốn không bắt nguồn từ chính cấu trúc của Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng (ACA)”.

Trong các thông cáo báo chí về vấn đề hôn nhân đồng tính, chính sách của chính phủ được đánh giá là “gây phiền hà và thất vọng” và đồng thời “đã bị rạn nứt sâu sắc”.

Ngôn ngữ về vấn đề tự do tôn giáo đã đi đến một cấp độ khác. Đạo luật sửa đổi là “cần thiết” để bảo vệ “quyền tự do đầu tiên và được tôn trọng nhất của chúng ta”, chống lại “sự kỳ thị bất công”, “những hạn chế cấp bách”, “những gánh nặng do chính phủ áp đặt lên nội các chúng ta” và “những ý tưởng chính trị”. Các Giám mục nói về “nỗi kinh hoàng khủng khiếp của chúng ta” và đồng thời than phiền rằng “những niềm tin luân lý và tôn giáo được tổ chức rộng rãi… đã bị nhạo báng trong những năm gần đây vì sự cuồng tín cố chấp hoặc sự thù hận”.

Một thông cáo báo chí khác hoan nghênh quyết định của Toà án tối cao Hoa Kỳ khi quyết định rằng “những quy định có hại” trong “tu chính án Blaine đầy nguy hại” là bất hợp pháp và cần được bãi bỏ, vốn đã được ban hành trong “thời gian của sự cuồng tín dữ dội chống lại Công giáo”.

Các Giám mục cũng không nghĩ rằng các dự luật về chăm sóc sức khoẻ cung cấp việc bảo vệ lương tâm đầy đủ cho những người tham gia vào ngành y tế. Vào đầu năm, những mối quan tâm này đã được thực hiện bằng việc thông qua, nhưng khi năm tháng tiếp tục trôi qua, các Giám mục đã trở nên cứng rắn hơn khi Đảng Cộng hòa dường như bỏ qua những mối bận tâm của họ.

Vào tháng 5, Hội đồng Giám mục đã bắt đầu nói về “việc bảo vệ lương tâm thiết yếu” và nhu cầu đối với việc “tôn trọng sự sống con người và phẩm giá của họ kể từ khi thụ thai cho đến khi chết đi cách tự nhiên, cũng như việc bảo vệ những niềm tin tôn giáo và luân lý đối với những người có vai trò trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ”. Cho đến tháng Sáu, các Giám mục vẫn tiếp tục phàn nàn rằng dự luật đã thất bại trong việc “hiệu lực hóa việc bảo vệ lương tâm đối với tất cả những người tham gia vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, việc bảo vệ đó là cần thiết hơn bao giờ hết trong chính sách y tế của đất nước chúng ta”.

Các Giám mục rõ ràng đã bận tâm đến việc bảo vệ lương tâm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, nhưng những lời lẽ hùng biện leo thang khi nói đến tác động của dự luật đối với người nghèo. Các Giám mục bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về “những rạn nứt nghiêm trọng” cũng như “những thiếu sót nghiêm trọng” trong các dự luật của đảng Cộng hòa và những ảnh hưởng của chúng đối với “những người đang trải qua cảnh đói nghèo cùng cực”. Vào tháng 3, các Giám mục đã cáo buộc dự luật đã tạo ra “những vấn đề không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với những người tranh đấu cho lợi ích của những người bị gạt ra bên lề xã hội của chúng ta”. Các Giám mục phàn nàn rằng các dự luật không giải quyết “những vấn đề như việc tăng chi phí và phí bảo hiểm, cũng như những trở ngại đối với người nhập cư”.

Vào tháng 4, các Giám mục tiếp tục phản đối rằng “dự luật sẽ gây hại cho những người nghèo và những người dễ bị tổn thương”. Các Giám mục nhận thấy dự luật “gây thất vọng sâu sắc” với “những sai sót nghiêm trọng, bao gồm những sửa đổi không thể chấp nhận được đối với Medicaid, điều này sẽ gây nguy hiểm cho mức độ bao phủ và khả năng chi trả của hàng triệu người”. Dự luật sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều người với các điều kiện đã có từ trước, đồng thời có những nguy cơ đối với những người khác trong việc đánh mất khả năng tiếp cận các nguồn lực thiết yếu khác”. Dự luật “như hiện nay, đang tạo ra những thách đố mới và nghiêm trọng đối với người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người nhập cư”.

Vào tháng Sáu, các Giám mục lại tiếp tục nhấn mạnh “những sai sót nghiêm trọng” trong dự luật của Hạ viện, bao gồm “những thay đổi không thể chấp nhận được đối với Medicaid”. Các Giám mục phàn nàn rằng dự luật của Thượng viện “giữ lại nhiều khuyết điểm cơ bản của Hạ nghị viện – đã thông qua đạo luật chăm sóc sức khoẻ và thậm chí còn kết hợp chúng” bằng cách cung cấp “thậm chí ít hơn đối với những người có nhu cầu” dẫn đến một sự “ảnh hưởng nguy hại đến người nghèo cũng như những người dễ bị tổn thương”. Tóm lại, “vào thời điểm khi việc cắt giảm thuế vốn có vẻ đem lại lợi ích cho những người giàu có và sự gia tăng trong các lĩnh vực khác của việc chi tiêu liên bang, chẳng hạn như vấn đề quốc phòng, đang được cân nhắc, việc đặt ‘mức lương bình quân đầu người’ vào bảo hiểm y tế đối với người nghèo là bất hợp lý”.

Các khiếu nại vẫn tiếp tục vào tháng 7, khi các Giám mục “phản ứng một cách hết sức mạnh mẽ” và gọi dự luật là “không thể chấp nhận được” bởi vì “việc tái cơ cấu Medicaid sẽ ảnh hưởng bất lợi đến những người vốn đã lâm vào tình trạng nghèo đói nghiêm trọng”. “Việc chấm dứt phạm vi bảo hiểm đối với những người phải đấu tranh hàng ngày mà không có sự thay thế phù hợp sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng”, các Giám mục kết luận. Đạo luật Đạo luật chăm sóc sức khoẻ Hoa Kỳ từ Hạ viện Hoa Kỳ và Đạo luật Hòa giải Chăm sóc Tốt hơn từ Thượng viện đã mắc phải những thiếu sót nghiêm trọng và sẽ làm tổn hại đến những người cần nhất theo những cách không thể chấp nhận được. Trước những khó khăn của việc thông qua các đề xuất này, phản ứng thích hợp không phải là tạo ra sự bất ổn định lớn hơn, đặc biệt đối với những người có thể chịu đựng được ít nhất bằng cách hủy bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Affordable Care Act, ACA) mà không cần một biện pháp thay thế”.

Người tị nạn và những người nhập cư 

Các Giám mục đã sử dụng ngôn ngữ hết sức mạnh mẽ để chỉ ra những vấn đề với các đề xuất về y tế của đảng Cộng hòa, và họ cũng đã buông lỏng trong việc bảo vệ những người tị nạn và những người nhập cư.

Các Giám mục nói rằng họ “thất vọng”, “ngã lòng”, “hết sức lo lắng” và “bận tâm sâu sắc” đối với hành động của tổng thống về vấn đề nhập cư và những người tị nạn. Các Giám mục phàn nàn về “sợ hãi và không khoan dung” và “sự hỗn loạn”, đồng thời khẳng định “sự cấp bách về mặt luân lý đối với vấn đề cải cách nhập cư toàn diện vốn mang tính công bằng và bác ái”.

Các Giám mục đã mô tả các hành động của Tổng thống là những hành động “gây hủy hoại”, “kinh hoàng”, “đáng báo động” và “đầy nguy hại”, vốn đã khiến cuộc sống của người dân “đối diện với những nguy hại”, và “khiến cho người di cư, đặc biệt là các phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương, trở nên bị ảnh hưởng bởi những tay buôn người và những kẻ buôn lậu”. Các Giám mục phàn nàn rằng sắc lệnh của tổng thống “gần như dập tắt chương trình tiếp nhận người tị nạn”. “Sắc lệnh đã tạo ra sự sợ hãi và lo lắng không lường trước giữa những người tị nạn, những người nhập cư và những người khác”.

Những hành động của chính quyền: “đã chia tách các gia đình một cách không cần thiết, đảo ngược các cộng đồng hòa bình, gây nguy hiểm cho đời sống và sự an toàn của những người dễ bị tổn thương nhất trong số chúng ta, phá vỡ sự tin tưởng hiện đang tồn tại giữa nhiều sở cảnh sát và các cộng đồng di dân, đồng thời gieo rắc nỗi sợ hãi trong các cộng đồng này”.

Những người tị nạn và những người nhập cư, vốn bao gồm “các gia đình bị chia cắt” và “những đứa trẻ bị tổn thương” đã được các Giám mục bảo vệ như là những nạn nhân “dễ bị tổn thương” với “phẩm giá vốn có”, “đang phải chạy trốn khỏi cuộc bách hại”, đang phải sống “trong bóng tối của sự cô lập”, “những người đau khổ bởi bàn tay của những người bức hại tàn nhẫn”. Các Giám mục cũng nhắc đến “Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse cũng đã từng là những người di dân và những người tị nạn”.

Các Giám mục đã tỏ “mối quan ngại sâu sắc” rằng những người tị nạn “sau đó sẽ bị đưa trở lại một quốc gia nơi mà việc bắt bớ và ngược đãi tôn giáo đối với các dân tộc thiểu số vẫn là một mối đe doạ đang diễn ra”. Các Giám mục thậm chí còn sử dụng cụm từ diệt chủng.

Trong thông cáo báo chí về chính sách đối ngoại của mình, các Giám mục đã bày tỏ sự quan tâm đối với các Kitô hữu và những người khác đang bị bách hại, bị sách nhiễu tại Syria, Iraq và Ai Cập. Các Giám mục đã nói về “cuộc tấn công khủng khiếp”, “sự dữ không thể diễn tả được” và “sự đổ máu vô tội của các Kitô hữu không có bất kì sự bảo vệ nào”. Nhưng các Giám mục cũng cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân của chiến tranh ở Trung Đông: “Mong rằng không có nỗ lực nào bị bỏ qua nhằm đảm bảo việc trợ giúp nhân đạo cho những người bị thương trong cuộc xung đột khủng khiếp này, đặc biệt là những người buộc phải chạy trốn và những người tị nạn ở các nước lân cận.”

Các Giám mục cũng “bày tỏ mối quan ngại” đối với đề xuất ngân sách của đảng Cộng hòa với những “cắt giảm có hại và không thể chấp nhận được đối với Medicaid” cũng như “các chương trình quan trọng như SNAP nhằm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho hàng triệu người”. “Việc giảm thâm hụt thông qua cắt giảm nhu cầu của con người – đồng thời cố gắng cắt giảm thuế, như đề xuất này đã thực hiện – sẽ đẩy hàng triệu người nghèo và dễ bị tổn thương vào tình trạng nguy hiểm thực sự. Quốc hội cần phải chọn một đường hướng tốt hơn, một đường hướng tôn vinh những người đang đấu tranh trong đất nước của chúng ta”.

Về vấn đề môi trường, các Giám mục đã phàn nàn rằng một sắc lệnh hồi tháng 3 đã “hủy bỏ và làm suy yếu nhiều biện pháp bảo vệ môi trường, đồng thời tháo gỡ một cách có hiệu quả Kế hoạch Năng lượng Sạch”. Các Giám mục cũng gọi quyết định của tổng thống là không tôn trọng cam kết của Hoa Kỳ đối với thỏa thuận Paris “đã gây phiền hà sâu sắc”, nhưng những lời lẽ hùng biện về các vấn đề môi trường có vẻ như yếu kém so với những lời lẽ về vấn đề tự do tôn giáo, y tế và nhập cư.

Đơn giản chỉ nhìn vào ngôn ngữ đã sử dụng, người ta sẽ có thể kết luận rằng các Giám mục hết sức cuồng nhiệt với vấn đề tự do tôn giáo, việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và những người nhập cư.

Bất chấp những lời lẽ đầy nhiệt huyết của mình, các Giám mục đã không nhận được nhiều sự chú ý khi họ nói về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo và những người nhập cư.

Hãy thử nhìn vào những người phát ngôn

Một yếu tố cuối cùng tôi đã xem xét đó là ai đã được trích dẫn trong các thông cáo báo chí.

Về vấn đề phá thai, gần như luôn luôn là Đức Hồng y Timothy Dolan nổi tiếng của Giáo phận New York, đồng thời cũng là Chủ tịch Ủy ban Bảo về Sự sống của Hội đồng Giám mục. Những nhân vật với mũ đỏ đã bước ra trong một đám đông, ĐHY Dolan, từ thủ đô truyền thông của thế giới, được biết đến là một nhà truyền đạt cực kì tốt. 

Về vấn đề chăm sóc sức khoẻ, người phát ngôn phổ biến nhất là Đức Cha Frank Dewane Giáo phận Venice, Florida, Chủ tịch Ủy ban Giám mục Hoa Kỳ về Công lý trong nước và Phát triển Con người. Trong ba thông cáo báo chí vốn cũng đã đề cập đến các quyền lương tâm, Ngài đã được sự phối hợp của ĐHY Dolan và Tổng giám mục William Lori Giáo phận Baltimore, Chủ tịch Uỷ ban đặc biệt của HĐGM Công giáo Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo.

Cũng tương tự như vậy, về vấn đề tự do tôn giáo, ĐHY Lori là một nhà phát ngôn thường xuyên, nhưng Ngài thường được sự phối hợp của ĐHY Dolan và Đức Tổng Giám Mục Charles Chaput Giáo phận Philadelphia, Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân, Hôn nhân, Gia đình và Giới trẻ của HĐGM Công giáo Hoa Kỳ. Chỉ có hai lần một thông cáo báo chí về vấn đề tự do tôn giáo là chỉ có một người phát ngôn.

Về vấn đề nhập cư, phát ngôn viên phổ biến nhất là Đức Cha Joe Vasquez Giáo phận Austin, Chủ tịch Ủy ban Di dân.

Tương tự, về vấn đề môi trường và các vấn đề liên quan đến công lý khác, phát ngôn viên thường là Đức Cha Dewane.

Sự lựa chọn đối với những người phát ngôn có thể giải thích tại sao lập trường của các Giám mục về vấn đề nhập cư, môi trường và công lý ít thu hút được sự chú ý hơn những lập trường của các Giám mục về vấn đề phá thai, hôn nhân đồng tính và tự do tôn giáo. Các Đức Cha Dolan, Chaput và Lory là các vị Tổng Giám mục của các Tổng Giáo phận miền Đông và nổi tiếng hơn trong các phương tiện truyền thông hơn các vị Giám mục tương đối chưa được nhiều người biết đến của các Giáo phận nhỏ hơn như các Đức Cha Vasquez và Dewane.

Để bảo vệ Hội đồng Giám mục, các phát ngôn viên hầu như luôn là các vị Chủ tịch của các Ủy ban vốn đề cập đến những chủ đề của các thông cáo báo chí. Nhưng các Giám mục Hoa Kỳ đã luôn luôn chọn một Hồng y làm Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ sự sống, trong khi các Ủy ban công lý và hoà bình dường như bị bỏ quên ngày hôm nay bởi các vị lãnh đạo cao cấp. Trong khi các Đức Cha Vasquez và Dewane có thể làm việc chăm chỉ và có năng lực, nhưng họ không có uy tín về mặt truyền thông như một vị Hồng y.

Tóm lại, số lượng các thông cáo báo chí và những lời nói hùng biện mạnh mẽ được sử dụng trong các thông cáo báo chí đó không ủng hộ cuộc tranh cãi rằng các Giám mục chỉ quan tâm đến vấn đề phá thai, hôn nhân đồng tính và tự do tôn giáo, nhưng sự lựa chọn đối với các phát ngôn viên không chú trọng hơn đến những vấn đề này. Cũng như chính các Giám mục, các phương tiện truyền thông bị ám ảnh bởi vấn đề cấp bậc. Đáng buồn thay, ngôn ngữ mạnh mẽ của các Giám mục về vấn đề nhập cư, những người tị nạn và việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo không nhận được sự chú ý mà nó xứng đáng phải nhận được.

Minh Tuệ (theo NCR)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube