Linh mục Spadaro: ‘Thỏa thuận Tòa Thánh-Trung Quốc chính là dấu hiệu của hy vọng và hòa bình’

Giám đốc Tạp chí “Civiltà Cattolica” định kì của Dòng Tên, Linh mục Antonio Spadaro, SJ, người đã cùng đồng hành cùng với ĐTC Phanxicô trong chuyến Tông du đến các quốc gia khu vực Baltic, đã phát biểu với Alessandro De Carolis, cộng tác viên Vatican News, về Thỏa Thuận Tạm Thời về việc bổ nhiệm Giám Mục, được ký kết hôm 22/9 vừa qua tại Bắc Kinh.

Alessandro De Carolis: Thưa Linh mục Antonio Spadaro, với việc ký kết Thỏa thuận giữa Tòa Thánh và chính phủ tại Bắc Kinh, sẽ có những thay đổi gì đối với Giáo hội Trung Quốc?

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422-20

Linh mục Antonio Spadaro, SJ

Linh mục Antonio Spadaro, SJ: Với Thỏa thuận này, sẽ không còn những khó khăn vốn đã khiến cho Giáo hội bị chia rẽ giữa hai cộng đồng. Tại thời điểm này, sẽ không còn những sự trở ngại đối với sự hiệp thông của Giáo Hội trong tính toàn cầu của nó ở Trung Quốc, cũng như trong mối quan hệ của nó với Đức Thánh Cha. Đây chính là mục tiêu đã đạt được trong Thỏa thuận tạm thời này. Đồng thời, một tiến trình đã được hoàn thành vốn đã diễn ra trong một thời gian dài, được khởi xướng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II— một tiến trình có nghĩa là, về việc hợp pháp hoá, về việc thừa nhận sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, của các Giám Mục đã được bổ nhiệm bất hợp pháp, bất hợp pháp, nghĩa là, đã được chính phủ bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo hoàng. Khoảng 40 Giám mục đã được hợp pháp hóa kể từ năm 2000 và cho đến nay; ĐTC Phanxicô đã hoàn thành công việc này. Chắc chắn, nó cũng sẽ chính là một bước ngoặt quan trọng đối với sứ mạng của Tin Mừng. Giáo Hội, không còn bị chia cắt, sẽ có thể được tự do hơn, sống một tiến trình hòa giải, để loan báo Tin Mừng, vốn chính là điều quan trọng nhất.

Phải chăng nguồn gốc của Thoả thuận Tạm thời này có thể được bắt nguồn từ Bức thư mà Đức Benedict XVI đã viết cho các tín hữu Công giáo Trung Quốc vào năm 2007?

Đức Benedict đã có một ý tưởng hết sức rõ ràng, và đó chính là: chúng ta phải tìm cách thiết lập sự tin tưởng giữa chính phủ Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc và Tòa Thánh. Và sự tin tưởng sẽ mở ra không gian cho việc đối thoại, và dần dần chúng ta sẽ tiến đến mức mà chúng ta đã đạt được ngày hôm nay. Vì vậy, tôi muốn nói rằng ĐTC Phanxicô đã hoàn thành những mong mỏi sâu sắc mà Đức Benedict XVI đã viết trong tài liệu hết sức quan trọng đó.

Chúng ta đã nói về một quá khứ dài đằng đẵng, liên quan đến những sự đau khổ; hiện tại chúng ta đang nói về một món quà mới, đang bắt đầu với những hy vọng tốt đẹp nhất. Xin Cha chia sẻ đôi điều về tương lai?

Tương lai hàm chứa trong việc rao giảng Tin Mừng. Không có mục tiêu nào khác trong Thỏa thuận này. Có một chiều kích mục vụ, do đó, rõ ràng nảy sinh từ chính hạt giống của tương lai. Vì vậy, chúng ta cũng nên hiểu điều này biểu thị cho Giáo Hội hoàn vũ. Chẳng hạn như, nguyên Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, trong phần mở đầu cuốn sách ‘Ánh Sáng cho Thế Giới’, được xuất bản trong một ấn bản Trung Quốc, đã bày tỏ hy vọng đối với Kitô giáo Trung Quốc. Điều này nói gì xét về mặt thần học, về suy tư, khi xem xét nền văn hóa vĩ đại của đất nước này mà qua đó ĐTC Phanxicô đã nhiều lần nói rằng Ngài cảm thấy ngưỡng mộ đối với quốc gia đầy uyên thâm này? Tôi muốn lặp lại, những thách thức cơ bản đó chính là những thách thức về đặc điểm mục vụ. Ngày nay, chúng ta cần phải rao giảng Tin Mừng, và có lẽ, nếu chúng ta muốn, Thỏa thuận này cũng sẽ chính là một dấu hiệu, một dấu hiệu của hy vọng, một dấu hiệu của hòa bình trong một thế giới mà một số người vẫn đang tiếp tục xây dựng những bức tường ngăn cách, đặc biệt là giữa phương Tây và phương Đông.

Việc ký kết Thỏa thuận tạm thời này trùng với chặng đường đầu tiên của chuyến Tông du của ĐTC Phanxicô đến các quốc gia Baltic, chuyến viếng thăm tới Lithuania. Phát biểu với chính quyền và với những người trẻ tuổi, ĐTC Phanxicô cho biết rằng điều quan trọng đó chính là phải bảo vệ linh hồn và đồng thời tái khám phá nguồn gốc của một dân tộc. Phải chăng Ngài cũng muốn nói rằng thông điệp này cũng có giá trị đối với người Công giáo ở Trung Quốc?

Sứ điệp của ĐTC Phanxicô ở đây tại Lithuania, chắc chắn có giá trị đối với tất cả mọi tín hữu Công giáo, kể cả những người Công giáo Trung Quốc. Khi ĐTC Phanxicô đặt chân đến Vilnius và chia sẻ về nguồn gốc, Ngài cũng nói về sự chào đón và mở đầu. Đó chính là, về cơ bản, một trong những nhu cầu để phục hồi gốc rễ của một người bám vào rễ nhưng lại không sinh hoa trái: gốc rễ của người đó chính là gốc rễ của một thân cây sẽ đem lại nhiều hoa trái. Và ĐTC Phanxicô đã chia sẻ hết sức rõ ràng, đặc biệt khi hạ cánh tại Vilnius, rằng đất nước này là một quốc gia mạnh mẽ, đã biết cách chào đón tất cả mọi người thuộc các quốc gia khác nhau, các ngôn ngữ khác nhau, các tôn giáo khác nhau. Đây chính là tương lai của quốc gia này.

Dòng Tên có một lịch sử lâu đời ở Trung Quốc, bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước – cách đây 500 năm – với Linh mục Matteo Ricci. Việc ký kết Thỏa thuận này có ý nghĩa gì đối với Dòng Tên?

Đối với Dòng Tên chúng tôi, Thỏa thuận này có liên quan đến rất nhiều vấn đề, bởi vì chúng tôi nói rằng Trung Quốc chính là trung tâm của mọi  Tu sĩ Dòng Tên. Linh mục Matteo Ricci là một tu sĩ được đào tạo trong nền văn hóa thời Phục hưng và, hấp thụ văn hóa châu Âu, đã quyết định đặt chân đến Trung Quốc. Và điều này – chính xác là việc Ngài đã được đào tạo – đã cho phép Ngài đối thoại với văn hóa của đất nước vĩ đại này: Ngài đã phải lòng và miệt mài với nền văn hóa này. Và các tu sĩ Dòng Tên sau khi Ngài đã hiểu rõ nền văn hóa này, đã nghiên cứu nền văn hóa này, bao gồm Nho giáo, và đã truyền nó sang châu Âu. Bằng cách này, họ đã làm cho châu Âu trở nên Trung Quốc hơn. Quả là rất ấn tượng về việc việc truyền giáo, đối với các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên này, đã được truyền từ tình yêu sâu đậm đối với văn hóa của một dân tộc. Vì vậy, không có một số mong muốn đối với việc truyền giáo chính thống, hay một thứ gì đó giống như một sứ mạng văn hóa, mà đúng hơn là có một mong muốn để gặp gỡ một người và ý tưởng của họ. Nó cũng đã bị ấn tượng mạnh mẽ rằng Tờ Global Times, một tờ báo chính thức của Trung Quốc, vào đúng ngày Thỏa thuận giữa Trung Quốc và Tòa Thánh được ký kết, đã mô tả Đức Phanxicô là “vị Giáo hoàng dòng Tên đầu tiên” và kết nối trực tiếp Ngài với Linh mục Matteo Ricci, đồng thời cũng cho biết rằng vị linh mục này, giống như người tiền nhiệm của mình, đã tạo ra và có một mối liên hệ rất linh hoạt và năng động liên quan đến việc truyền giáo, có khả năng yêu mến dân tộc của mình. Điều này đã đánh động tôi bởi vì đây chính là ý nghĩa của Thỏa thuận: xây dựng sự tin tưởng, yêu mến một dân tộc.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube