Hoa Kỳ và Châu Âu cần phải "rộng lượng hơn" đối với những người di cư

  • Tin tức
  • Thứ Bảy, 11-03-2017 | 07:09:43

Châu Âu và Hoa Kỳ cần phải cung cấp các giải pháp về nhân đạo và chính trị đối với hàng triệu người di cư vẫn phải tiếp tục chạy trốn khỏi các cuộc xung đột tại Trung Đông.

abcĐó là thông điệp của Nguyên Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva – Đức Tổng Giám mục Silvano Tomasi, và Nguyên Tổng Giám mục Địa phận Los Angeles – Đức Hồng Y Roger Mahoney, người vừa mới trở về từ các trại tị nạn ở Lebanon, Jordan, Iraq và Hy Lạp .

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm tại Bộ phận Di dân và Tị nạn trực thuộc Văn phòng mới của Vatican về Phát triển Con người Toàn diện, hai nhà lãnh đạo Giáo hội đã phát biểu về công việc quan trọng của các cơ quan Công giáo trong khu vực và về trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong việc chào đón những người đã phải chạy trốn khỏi các cuộc xung đột.

Đức Hồng Y và Đức Tổng Giám Mục đã dành 10 ngày gặp gỡ và nói chuyện với những người dân đang phải sống trong các trại tập trung, các trung tâm tạm thời và trong các tòa nhà chung cư không có người ở. Họ cũng đã trực tiếp nhận được sự hỗ trợ thực tiễn cũng như hỗ trợ về tâm lý từ các tổ chức Caritas địa phương, tổ chức Jesuit Refugee Service, và các tổ chức phi chính phủ khác thông qua các chương trình giáo dục, y tế, đào tạo kỹ năng và hòa giải.

Cả hai nhà lãnh đạo Giáo hội đều bị đánh động bởi vô số những câu chuyện về sự đau khổ, của các gia đình phải chạy trốn vào ban đêm, chẳng có gì ngoài vài bộ quần áo trên lưng, phải thực hiện những chuyến đi đầy nguy hiểm bằng đường bộ hay bằng đường biển, nhiều người trong số họ hiện đang bị mắc kẹt lại sau khi các nước phương Tây đóng cửa biên giới và cắt giảm hạn ngạch tái định cư đối với những người tị nạn.

Nhưng trong những câu chuyện hết sức đau lòng này về sự mệt nhọc và những tương lai vô định, Đức Hồng Y Mahoney cho biết Ngài cũng đã được nghe về những khoảnh khắc của niềm hy vọng và những cử chỉ của sự liên đới dành cho những ai đang cần được giúp đỡ nhất:

“Tôi nhớ một gia đình đến từ Afghanistan, bao gồm cha mẹ và bốn đứa con. Người mẹ cho biết họ đã phải đi suốt một tháng rưỡi mà không được tắm và cũng chẳng có cơ hội để có thể được thay quần áo sạch sẽ. Thế rồi một ngày kia, hai người phụ nữ này đến gặp họ và nói, ‘Cả gia đình có muốn tắm rửa chút không?’. Cả cả gia đình đều được dịp tắm rửa sạch sẽ, và họ đã thết đãi cả gia đình một bữa no nê. Và họ nói rằng sự tốt bụng, cả gia đình họ sẽ không bao giờ quên, và con cái họ cũng sẽ không bao giờ quên, miễn là là ngày nào họ còn sống”.

Mặc dù đã có những tiến bộ gần đây trong cuộc chiến chống lại cái gọi là lực lượng nhà nước Hồi giáo tại Iraq, dường như không có bất kì giải pháp chính trị nào cho Syria, Yemen hay bất cứ nơi nào khác trong khu vực. Khi các cuộc chiến chấm dứt và quá trình tái thiết bắt đầu, các nhà lãnh đạo Giáo hội cho biết thách đố lớn nhất đó là việc xây dựng lại niềm tin đã bị phá vỡ giữa các Kitô hữu và những người Hồi giáo, giữa các cộng đồng Hồi giáo dòng Sunni và Shia, đã từng chung sống với nhau trong hòa bình. Đức Hồng Y Mahoney một lần nữa cho biết:

“Đó sẽ là trở ngại lớn nhất để có thể vượt qua. Chúng ta có thể xây dựng lại các tòa nhà, chúng ta có thể đặt các đường dây điện và hệ thống nước trở lại, nhưng khi những người hàng xóm láng giềng lại trở nên đối đầu với nhau, hoặc là bỏ rơi nhau hoặc là cướp bóc nhà cửa của nhau, đó là một điều gì đó mà một cái bắt tay sẽ không thể xóa nhòa mọi thứ đã qua được. Tôi thiết nghĩ các nhà lãnh đạo Kitô giáo và Hồi giáo cần phải trở nên những hòa giải viên hoặc trở nên những khí cụ của sự hòa giải”.

Trong lúc này, hai nhà lãnh đạo Giáo hội đã vang vọng những lời của ĐTC Phanxicô khi kêu gọi Hoa Kỳ và Châu Âu cần phải “rộng lượng hơn nữa” trong việc cung cấp nơi ẩn náu an toàn cho những người đang phải chạy trốn khỏi các cuộc xung đột. Đặc biệt Đức Hồng Y Mahoney nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ đã “mắc lỗi nghiêm trọng” vì đã không thừa nhận trách nhiệm của mình đồng thời đáp ứng các nhu cầu của những người dân trong khu vực:

“Hành động xâm chiếm Iraq của Hoa Kỳ vào năm 2003 theo một nghĩa nào đó đã tạo ra một sự đảo lộn tại khu vực Trung Đông. Sau đó là năm 2008 và năm 2009 khi chính quyền Hoa Kỳ đột ngột bỏ rơi Iraq đồng thời khiến cho mọi thứ tan rã thành một đống hỗn độn chỉ góp phần khai sinh ra tổ chức ISIS, chính vì vậy tất cả chúng ta đều có phần trách nhiệm”.

Đức Hồng Y và Đức Tổng Giám Mục hy vọng chuyến hành trình của mình có thể phục vụ cho việc đặt nhân loại đối diện với sự đau khổ vô bờ của những người dân trong khu vực đó. Chỉ bằng cách đó thôi sẽ có thể giúp cho việc thôi không còn coi họ là mối đe doạ, là gánh nặng hay những vấn đề cần phải được giải quyết, và bắt đầu xem họ như là nhữnganh chị em của chúng ta đang cần được giúp đỡ.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube