"Hãy biến đổi những sa mạc"

“Chúng ta không được e ngại việc đi vào sa mạc và biến nó thành một khu rừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói nhân chuyến thăm bất ngờ tới sự kiện Ngày Trái đất do phong trào Focolare tổ chức tại một công viên ở Roma hôm Chúa nhật, 24/4.20160426-Tin-NgayTraiDat_Anh

Trong chuyến viếng thăm kéo dài hơn một giờ đồng hồ, Đức Thánh Cha nghe những nhận định từ các thành viên thuộc các tổ chức tình nguyện xã hội và môi trường tham gia sự kiện “Village for Earth” và “Mariapolis”, diễn ra trong bốn ngày tại công viên Villa Borghese (Rome). Các sự kiện này hưởng ứng ý tưởng “Ngày Trái Đất” diễn ra cùng lúc ở nhiều nước trên thế giới – là lời mời gọi “thực hiện cho người khác những điều mà mình muốn người ta làm cho mình”.

Trong số 3.500 người tham gia sự kiện ở Rome lần này, hầu hết đều thuộc mạng lưới các tổ chức đoàn kết xã hội, đối thoại liên tôn và các tổ chức quan tâm đến môi trường.

Hãy biến đổi sa mạc của các thành phố, của đời sống tha nhân thành những khu rừng tươi tốt.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã có mặt trước 5 giờ chiều, Ngài đã không chuẩn bị trước diễn văn phát biểu vì Ngài luôn thích những bài phát biểu ứng khẩu. Ngài mời gọi mọi người hiện diện “hãy biến sa mạc thành những khu rừng”.

“Có rất nhiều sa mạc nơi các thành phố”, Đức Thánh Cha nói, “sa mạc nơi đời sống của những người không có tương lai, bởi vì luôn hiện diện – Tôi muốn nhấn mạnh ở đây – họ luôn có những định kiến, và sự sợ hãi. Họ là những người sống và chết trong sa mạc hiện diện nơi các thành phố. Các con hãy thực hiện một phép lạ bằng việc thay đổi các sa mạc thành những khu rừng: hãy tiến bước theo cách đó”.

“Sa mạc thì luôn luôn tồi tệ, kể cả những sa mạc nơi tâm hồn mỗi người chúng ta, cũng như những sa mạc nơi các thành phố, nơi các vùng ngoại vi, tất cả đều xấu xí.

Cũng có những sa mạc nơi những khu dân cư kín cổng cao tường… nó trông thật xấu xí, nhưng sa mạc lại hiện diện ở đây. Chúng ta không được e ngại để đi đến những nơi sa mạc và biến nó thành những khu rừng, thành những nơi có cuộc sống cởi mở, và để đi lau khô những giọt nước mắt khiến mọi người có thể mỉm cười”.

Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu họ không bao giờ được nản lòng trước thất bại và thử thách: “Các con không được sợ hãi cuộc sống hoặc sợ hãi những xung đột có thể xảy ra”.

Xung đột là một rủi ro, nhưng cũng là một cơ hội.

Các cuộc xung đột, Đức Thánh Cha nói, “là một rủi ro, nhưng nó cũng là một cơ hội”. Viện dẫn dụ ngôn về một thầy Lêvi và thầy tư tế đã tránh sang một bên mà đi mặc cho người đàn ông kia nữa sống nửa chết nằm bên vệ đường , Đức Giáo Hoàng nói, họ đã chọn “con đường không nhìn thấy và không muốn dính líu tới bất kì chuyện gì xảy ra”.

“Chúng ta thường phản ứng với các xung đột hay va chạm như một điều gì đó xa vời với chúng ta”, Ngài nhận xét. Nhưng, “ai không chấp nhận rủi ro, sẽ không bao giờ có được những trải nghiệm thực tế cả. Để biết được thực tế, để hiểu được ai đó, nhất thiết phải gần gũi với họ”.

Đơn cử ví dụ về các tù nhân, Đức Thánh Cha nói thêm rằng việc trở nên gần gũi với họ “là một nguy cơ, nhưng đó cũng là một cơ hội: đối với tôi, cũng như đối với những người mà tôi tiếp cận. Đối với tôi, cũng như những cộng đồng mà tôi tiếp cận”.

“Đừng bao giờ, đừng bao giờ quay mặt đi để không nhìn thấy những xung đột”, Đức Thánh Cha nhấn mạnh. “Phải đối mặt với những xung đột và những sự dữ thì mới có thể giải quyết chúng”.

Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đưa ra một bài tập thực hành cho những người hiện diện: “Hãy nhìn vào khuôn mặt của những người mà các con gặp trên đường – họ đang lo lắng, ai ai cũng đều khép kín tâm hồn, họ thiếu đi những nụ cười. Nói cách khác, họ thiếu sự tế nhị và các mối quan hệ xã hội”.

Việc thiếu “các mối quan hệ xã hội” sẽ mang đến hận thù và chiến tranh.

“Ở những nơi không có những mối quan hệ xã hội”, Đức Thánh Cha nói, “ở đó luôn có hận thù và chiến tranh. Chúng ta đang sống trong thời đại ngày một tiến dần đến Chiến tranh Thế giới thứ 3, đang diễn ra ở khắp mọi nơi. Hãy cứ nhìn vào bản đồ địa lý của thế giới, và các con sẽ thấy”.

“Các mối quan hệ xã hội phải đi đôi với sự tha thứ,” Ngài nói thêm. “Nhiều khi, đó phải là một gần gũi: Tôi tiếp cận vấn đề này, cuộc xung đột này, khó ở những nơi cờ bạc, và rất nhiều người đã đánh mất tất cả, mất hết mọi thứ”.

Ngài đề cập đến những người đam mê cờ bạc và Ngài cũng nhắc lại những chuyến viếng thăm mục vụ của Ngài tại Buenos Aires, ở đó Ngài “thấy có những người mặc dù đầu đã 2 thứ tóc đi đến các ngân hàng để nhận lương hưu và ngay lập tức lại thỏa mãn đam mê tại các sòng bạc”.

Phản bác việc tôn thờ thần tiền bạc và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tha thứ.

Ngày nay, “dường như con người ta không bỏ tiền ra thì không thể sống được”, Đức Thánh Cha nói. “Con người gồm cả người nam lẫn người nữ mà Thiên Chúa tạo dựng phải là tâm điểm của thế giới … phải là tâm điểm của nền kinh tế”, “thế nhưng họ đã bị ném ra ngoài, để thay vào đó là một vị thần, vị thần tiền bạc”.

Tiền trợ cấp hưu dưỡng và sự tha thứ là những chất giải độc cho một thế giới tiêu cực như vậy – và nó mang tính xây dựng hơn là phá hoại. Và, “với sự tha thứ”, Ngài nói, “mọi nuối tiếc và oán hận sẽ quên đi”.

Nhưng làm thế nào để có thể xây dựng một khu rừng nơi sa mạc? “Điều đó đơn giản thôi, chỉ cần mọi người nhận thức được rằng tất cả chúng ta đều có điểm chung, đó là tất cả chúng ta đều là con người”, Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận. “Và trong nhân loại này, chúng ta chỉ có thể đến gần với nhau khi chúng ta cùng cộng tác với nhau bất kể chúng ta thuộc nền tôn giáo nào”, Đức Thánh Cha khẳng định.

“Chúng ta hãy tiến bước để cùng cộng tác với nhau và tôn trọng lẫn nhau”, Đức Thánh Cha nói thêm. “Cha đã thấy được điều kỳ diệu này: đó là một điều kì diệu của việc biến sa mạc trở thành một khu rừng. Cám ơn tất cả những nỗ lực mà các con đã thực hiện”.

Minh Tuệ (Theo Vatican Radio)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube