Đức Thánh Cha Phanxicô: 'Với chân lý của Tin Mừng, người ta không thể thương lượng'

Đức Thánh Cha Phanxicô trong Buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Paul VI ở Vatican, ngày 3 tháng 8 năm 2021./ Vatican Media.

Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Phaolô VI ở Vatican, ngày 3 tháng 8 năm 2021  (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng các Kitô hữu phải đón nhận chân lý của Tin Mừng “như nó đã được loan báo”, mà không tìm cách “thương lượng”.

Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Phaolô VI của Vatican vào ngày 3 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng không có chỗ cho sự thỏa hiệp liên quan đến Tin Mừng.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

“Với chân lý của Tin Mừng, người ta không thể thương lượng. Hoặc bạn nhận được Tin Mừng như nó vốn có, như đã được loan báo, hoặc bạn đón nhận bất kỳ điều gì khác. Nhưng bạn không thể thương lượng với Tin Mừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Người ta không thể thỏa hiệp. Đức tin nơi Chúa Giêsu không phải là một con bài mặc cả: đó là ơn cứu độ, đó là sự gặp gỡ, nó là sự cứu chuộc. Đức tin không thể được bán với giá rẻ mạt”.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

Buổi tiếp kiến được tổ chức bên trong Hội trường Phaolô VI vì thời tiết mát mẻ hơn bên ngoài Sân San Damaso, nơi Đức Thánh Cha đã tổ chức các buổi tiếp kiến vào ngày thứ Tư kể từ khi ngài tiếp tục các buổi tiếp kiến chung với các thành viên của công chúng vào ngày 12 tháng Năm.

Những người hành hương ngồi gần nhau, đeo khẩu trang, thường xuyên vỗ tay trong suốt buổi tiếp kiến chung – buổi tiếp kiến chung đầu tiên kể từ khi ngài trải qua cuộc phẫu thuật ruột kết vào ngày 4 tháng 7. Đức Thánh Cha Phanxicô bước vào hội trường có sức chứa 6.300 người, đeo khẩu trang y tế.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

Il Sismografo, nhà tổng hợp tin tức Công giáo bằng tiếng Ý theo dõi chặt chẽ Vatican, nhận xét rằng Đức Thánh Cha Phanxicô có vẻ “đang trong tình trạng tốt, nhanh nhẹn, niềm nở và phản ứng nhanh nhẹn” trước các cử tọa.

“Đúng một tháng sau ca phẫu thuật, Đức Thánh Cha Phanxicô dường như đã hồi phục hoàn toàn và nhanh chóng”, Il Sismografo cho biết.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

Bài phát biểu được phát trực tiếp của Đức Thánh Cha, dành riêng về chủ đề “Chỉ có một Tin Mừng”,bài chia sẻ thứ ba trong loạt bài Giáo lý mới về Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ga-lát.

Đức Thánh Cha bắt đầu bài chia sẻ của mình bằng cách nhận xét rằng Thánh Phaolô đã hoàn toàn tận tụy với sứ mạng truyền giáo.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng đây là lý do tại sao Thư của Thánh Phaolô gửi cộng đoàn tín hữu Ga-lát, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, được đánh dấu bằng “nỗi buồn”, “sự thất vọng” và thậm chí là “sự mỉa mai cay đắng”.

Phaolô tin rằng các thành viên của nhóm đang đi sai đường lối vì họ tin rằng khi những người ngoài Do Thái trở lại Kitô giáo, họ cần phải tuân giữ Luật Mô-sê, bao gồm cả việc cắt bì.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ về lời cảnh báo mở đầu của Thánh Phaolô (Gl 1: 6-8) rằng cộng đoàn này đang đi chệch hướng khi đón nhận “một Tin Mừng khác”.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

“Trung tâm điểm mà mọi thứ phải xoay quanh đó chính là Tin Mừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét. “Phaolô không nghĩ về ‘bốn cuốn Phúc Âm’, như điều đương nhiên đối với chúng ta. Thật vậy, trong khi ông gửi Thư này, không có cuốn nào trong bốn sách Phúc Âm chưa được viết ra”.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

“Đối với Phaolô, Phúc Âm là những gì ông rao giảng, điều được gọi là ‘kerygma’, tức là sự công bố. Và công bố về điều gì? Đó là cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu như là nguồn mạch của sự cứu rỗi. Một Tin Mừng được diễn tả bằng bốn động từ: ‘Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh,rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha, rồi với Nhóm Mười Hai’ (1 Cr 15: 3-5)”.

“Đây là lời công bố của Phaolô, lời công bố đem lại sự sống cho tất cả mọi người. Tin Mừng này là sự kiện toàn những lời hứa và sự cứu rỗi được ban cho tất cả mọi người. Ai chấp nhận điều đó thì được giao hòa với Thiên Chúa, được đón nhận như một người con đích thực, và được đón nhận cơ nghiệp của sự sống đời đời”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng Thánh Phaolô không thể hiểu được tại sao các tín hữu Ga-lát lại thích một “Tin Mừng” khác khi được ban tặng một món quà lớn lao như vậy.

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

(Ảnh: Daniel Ibáñez/​CNA)

“Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những Kitô hữu này vẫn chưa từ bỏ Tin Mừng do Phaolô loan báo” Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

“Thánh Phaolô biết rằng họ vẫn còn kịp thời để không bước đi một bước sai lầm, nhưng ông đã cảnh báo họ một cách hết sức mạnh mẽ. Lập luận đầu tiên của Phaolô đề cập thẳng đến thực tế rằng việc rao giảng được thực hiện bởi các nhà truyền giáo mới – những người mang lại sự mới mẻ, những người rao giảng – không thể là Phúc Âm”.

“Ngược lại, đó là một lời công bố làm méo mó Tin Mừng đích thực vì nó ngăn cản họ đạt được sụ tự do có được khi đạt đến đức tin – đây là từ khóa, phải không? – nó ngăn cản họ đạt được tự do có được bằng cách đến với đức tin”.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng các tín hữu Ga-lát vẫn còn là những “người mới bắt đầu” trong đức tin, nên sự bối rối của họ là điều dễ hiểu.

“Tuy nhiên, Phaolô không thể mạo hiểm thỏa hiệp trên cơ sở quyết đoán như vậy. Tin Mừng chỉ là một và đó là điều ông đã loan báo; không thể có Tin Mừng khác”, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng Phaolô không nói rằng Tin Mừng đích thực là của ông vì ông là người đã loan báo Tin Mừng đó.

“Đúng hơn, Phaolô khẳng định rằng Tin Mừng ‘của ông’, chính là Tin Mừng mà các Tông đồ khác cũng đang rao giảng ở những nơi khác, là Tin Mừng đích thực duy nhất, bởi vì đó là Tin Mừng về Chúa Giêsu Kitô”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

Thánh Phaolô đã nói bằng “những từ ngữ hết sức gay gắt”, sử dụng từ “anathema” trong tiếng Hy Lạp, bởi vì sự hiểu lầm về Tin Mừng đã đe dọa nền tảng của cộng đoàn, Đức Thánh Cha giải thích.

Thánh Phaolô lưu ý rằng tình hình rất phức tạp vì tất cả các bên đều tin rằng họ đang hành động theo cách làm đẹp lòng Thiên Chúa.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

“Các tín hữu Ga-lát lắng nghe các nhà truyền giáo mới nghĩ rằng bằng phép cắt bì họ sẽ càng tận tâm với Thánh ý của Thiên Chúa và vì thế càng làm hài lòng Phaolô hơn”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Kẻ thù của Phaolô dường như được truyền cảm hứng bởi sự trung thành với truyền thống nhận được từ các tổ phụ và tin rằng đức tin chân chính bao gồm việc tuân giữ lề luật”.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

“Bản thân Phaolô cũng nhận thức rõ rằng sứ mạng của mình mang tính chất thiêng liêng – nó được chính Chúa Kitô mặc khải, đối với ông – và do đó Phaolô bị đánh động bởi sự nhiệt thành hoàn toàn đối với sự mới mẻ của Tin Mừng, vốn là một sự mới mẻ triệt để, chứ không phải là sự mới mẻ thoáng qua: không có Tin Mừng ‘thời thượng’, Tin Mừng luôn luôn mới mẻ, đó là sự mới mẻ. Sự bận tâm mục vụ khiến Phaolô ấy trở nên nghiêm khắc, bởi vì ông nhận thấy nguy cơ lớn mà các Kitô hữu trẻ phải đối mặt”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Tóm lại, trong mê cung của những mục đích tốt đẹp này, cần phải tự mình thoát khỏi sự rối rắm lúng túng để nắm bắt được chân lý tối thượng phù hợp nhất với Con người và lời rao giảng của Chúa Giêsu và sự mặc khải của Ngài về tình yêu của Chúa Cha”.

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng cũng giống như thời Thánh Phaolô, sự biện phân cũng rất quan trọng trong Giáo hội ngày nay.

“Chúng ta thường xuyên chứng kiến trong suốt lịch sử, và chúng ta thậm chí nhận thấy điều này ngày nay, một số phong trào rao giảng Tin Mừng theo cách riêng của họ, đôi khi với những đặc sủng thực sự và chân chính; nhưng sau đó họ đã đưa nó đi quá xa và hạ thấp Tin Mừng chỉ còn là một ‘phong trào’”, Đức Thánh Cha nhận xét.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

“Và đây không phải là Tin Mừng của Đức Kitô: đây là Tin Mừng của người sáng lập và vâng, nó có thể hữu ích lúc đầu, nhưng cuối cùng, nó không sinh hoa kết trái với nguồn gốc sâu xa”.

“Vì lý do này, lời nói rõ ràng và dứt khoát của Phaolô quả hết sức hữu ích đối với các tín hữu Ga-lát cũng như hữu ích đối với chúng ta. Tin Mừng là món quà của Đức Kitô dành cho chúng ta, chính Ngài đã tỏ lộ điều đó cho chúng ta. Tin Mừng là thứ mang lại cho chúng ta sự sống”.

Khi Đức Thánh Cha kết thúc bài chia sẻ của mình, những người hành hương đã dành cho ngài một sự hoan nghênh nhiệt liệt.

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

(Ảnh:Truyền thông Vatican)

Phần tóm lược bài chia sẻ Giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đọc bằng bảy thứ tiếng. Sau mỗi phần tóm tắt, Đức Thánh Cha chào hỏi các thành viên của mỗi nhóm ngôn ngữ.

Trong những lời phát biểu của mình với những người hành hương nói tiếng Pháp, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý rằng ngày 4 tháng 8 là Lễ Thánh Gioan Vianney Curé d’Ars, người được tuyên phong là Bổn mạng của các Cha Xứ vào năm 1929.

Đức Thánh Cha nói: “Anh chị em thân mến, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các Mục tử, theo gương Thánh Gioan Maria Vianney, họ có thể mang đến cho những anh chị em đang gặp khó khăn Tin Mừng sống động về chứng tá của tình yêu, lòng thương xót và sự liên đới của họ”.

Phát biểu trước những người nói tiếng Ba Lan, Đức Thánh Cha lưu ý rằng Đại hội Giới trẻ Thế giới lần thứ 15 đã diễn ra tại Kraków, Ba Lan, cách đây 5 năm vào ngày 26-31 tháng 7 năm 2016.

“Với những kỷ niệm tuyệt vời về khoảnh khắc của ân sủng mà cách đây 5 năm, trong Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Kraków, tôi khuyến khích mọi người – đặc biệt là những người trẻ — rằng, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, họ có thể mang Tin Mừng của Đức Kitô với lòng can đảm và lòng nhiệt thành đến cho các thế hệ tương lai”, Đức Thánh Cha nói.

Đại hội Giới trẻ Thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Lisbon, Bồ Đào Nha, vào tháng 8 năm 2023.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng ngày 4 tháng 8 đánh dấu kỷ niệm một năm xảy ra vụ nổ cảng ở thủ đô Beirut của Lebanon.

“Trong những ngày này, tôi đặc biệt nghĩ đến đất nước Lebanon thân yêu một năm sau vụ nổ cảng khủng khiếp tại thủ đô Beirut với số người chết và sự tàn phá để lại. Tôi nghĩ đến tất cả các nạn nhân và gia đình của họ, những người bị thương, và những người mất nhà cửa và sinh kế. Vì vậy, nhiều người đã mất đi mong muốn tiếp tục”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Nhắc lại việc tổ chức ngày cầu nguyện cho đất nước này tại Vatican vào ngày 1 tháng 7, Đức Thánh Cha kêu gọi cộng đồng quốc tế giúp đỡ Lebanon theo đuổi “hành trình của ‘sự phục sinh’”, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những cam kết hữu hình.

“Anh chị em Lebanon thân mến, tôi rất muốn đến thăm các bạn và tôi tiếp tục cầu nguyện cho các bạn, để Lebanon một lần nữa trở thành thông điệp về hòa bình và tình huynh đệ cho toàn bộ Trung Đông”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Buổi tiếp kiến chung kết thúc với kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

Sau buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô đến chào thăm một số Giám mục, trước khi được hướng dẫn bước xuống các bậc thang về phía những người hành hương, những người đã tập trung tại hàng rào ngăn cách chỗ ngồi với sân khấu.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube