Đức Thánh Cha Phanxicô: Thiên Chúa ‘dệt nên lịch sử của chúng ta’

 

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung tại Sân San Damaso của Vatican vào ngày 30 tháng 6 năm 2021

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung tại Sân San Damaso của Vatican vào ngày 30 tháng 6 năm 2021 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ rằng cuộc hoán cải đầy ấn tượng của Thánh Phaolô nên nhắc nhở chúng ta rằng Thiên Chúa có một kế hoạch cho cuộc đời của chúng ta.

Phát biểu trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 30 tháng 6, Đức Thánh Cha lưu ý rằng Thánh Phaolô đã trải nghiệm một “sự biến đổi triệt để” từ một kẻ bắt bớ thành một Tông đồ.

“Trước những công việc vĩ đại của Thiên Chúa, câu hỏi đặt ra: Làm thế nào Thiên Chúa có thể sử dụng một tội nhân, một người yếu đuối và dễ phạm tội, làm theo Thánh ý của Ngài?”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Tuy nhiên, không một điều nào trong số này xảy ra một cách tình cờ, bởi vì mọi thứ đã được chuẩn bị trong kế hoạch của Thiên Chúa. Ngài dệt nên lịch sử của chúng ta, lịch sử của mỗi người chúng ta: Ngài dệt nên lịch sử của chúng ta và nếu như chúng ta tin tưởng vào kế hoạch cứu rỗi của Ngài, chúng ta sẽ nhận ra điều đó”.

Bài phát biểu được phát trực tiếp của Đức Thánh Cha, dành riêng nói về đề tài “Phaolô, vị Tông đồ đích thực”, là bài phát biểu thứ hai trong loạt bài chia sẻ Giáo lý mới về Thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Ga-lát.

cq5dam.web.800.800 (1) cq5dam.web.800.800 (2)

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng Phao-lô bắt đầu bức thư bằng cách nhắc nhở các Kitô hữu tại Ga-lát, thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, về tình yêu sâu sắc của ông dành cho họ.

Nhưng Thánh Phaolô cũng nhận ra rằng cộng đoàn này đã bị chia rẽ. Thánh Phaolô đã phản ứng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, bằng cách nhấn mạnh sự mới mẻ của Tin Mừng.

“Chúng ta ngay lập tức khám phá ra rằng Phaolô có kiến thức sâu sắc về sự mầu nhiệm của Đức Kitô. Ngay từ đầu Bức thư của mình, Phaolô không tuân theo những lý lẽ thấp kém được sử dụng bởi những kẻ phỉ báng ông”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Thánh Phaolô ‘có một mục tiêu cao cả’ và cũng chỉ cho chúng ta cách ứng xử khi xung đột nảy sinh trong cộng đoàn. Trên thực tế, chỉ đến cuối bức thư, mọi thứ mới nói rõ rằng trọng tâm của lời chỉ trích kịch liệt là vấn đề về phép cắt bì, do đó là truyền thống chính của người Do Thái”.

cq5dam.web.800.800 (3) cq5dam.web.800.800 (4)

Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi Thánh Phaolô vì đã xác định được vấn đề nằm trong cuộc tranh chấp, thay vì tìm kiếm một giải pháp nhanh chóng.

“Phaolô chọn đi sâu hơn, bởi vì điều đang bị đe dọa là chân lý của Tin Mừng và quyền tự do của người Kitô hữu, vốn là một phần không thể thiếu”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Phaolô không dừng lại ở bề mặt của các vấn đề, như chúng ta thường bị cám dỗ để tìm ra giải pháp tức thì khiến chúng ta suy nghĩ rằng tất cả chúng ta đều có thể đồng ý với một sự thỏa hiệp”.

“Đây không phải là cách thức hoạt động của Tin Mừng, và Phaolô đã chọn đi con đường thử thách hơn”.

Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu Ga-lát rằng ông là một Tông đồ đích thực, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, bằng cách kể câu chuyện về việc ông được Thiên Chúa kêu gọi trên đường đến Đa-mát.

“Một mặt, ông khẳng định khi nhấn mạnh rằng ông đã bách hại dữ dội Giáo hội và ông là ‘một kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược’ (1 Ti-mô-thê 1: 13); mặt khác, ông nhấn mạnh Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với ông, điều đã khiến ông trải qua một sự biến đổi triệt để, được mọi người biết đến”, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ.

cq5dam.web.800.800 (5) cq5dam.web.800.800 (13)

Nhận xét về cuộc hành trình của Phaolô từ “một người tuân giữ Luật Mô-sê” trở thành “người loan báo Tin Mừng giữa những kẻ dân ngoại”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta không bao giờ được quên thời điểm và cách thức Thiên Chúa bước vào cuộc đời chúng ta: hãy luôn khắc cốt ghi tâm cuộc gặp gỡ đó với ân sủng, khi Thiên Chúa biến đổi sự tồn tại của chúng ta”.

Kết thúc bài chia sẻ Giáo lý của mình, Đức Thánh Cha nói rằng khi chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi, chúng ta cũng lãnh nhận sứ mạng mà Ngài muốn chúng ta đảm nhận.

“Đó là lý do tại sao chúng ta được mời gọi tự chuẩn bị một cách nghiêm túc, nhận thức rằng chính Thiên Chúa là Đấng sai chúng ta đến, chính Thiên Chúa là Đấng nâng đỡ chúng ta bằng ân sủng của Ngài”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

cq5dam.web.800.800 (8) cq5dam.web.800.800 (9)

“Chúng ta hãy để cho mình được dẫn dắt bởi sự nhận thức này: tính ưu việt của ân sủng biến đổi sự tồn tại của chúng ta và làm cho nó xứng đáng được đặt vào việc phục vụ công cuộc loan báo Tin Mừng”.

Sau đó, toát yếu của bài chia sẻ Giáo lý của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đọc bằng bảy thứ tiếng. Sau mỗi bản tóm tắt, Đức Thánh Cha chào hỏi các thành viên của mỗi nhóm ngôn ngữ.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng gửi lời chào tới những người hành hương đến từ Slovakia, quốc gia mà Vatican đang cân nhắc thực hiện chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha vào tháng 9 sắp tới.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Tôi gửi lời chào mừng với tình cảm quý mến của tôi tới các tín hữu Slovakia, đặc biệt là các tham dự viên tham gia Cuộc Hành hương nhân dịp Lễ Tạ ơn của Tổng Giáo phận Košice, kỷ niệm 350 năm bức Linh ảnh Đức Mẹ Klokočov chảy lệ, do Đức Tổng Giám mục Cyril Vasi dẫn đầu”.

9BE99E16-4D4B-47A8-8B76-66C8AD053FB3

“Anh chị em thân mến, chớ gì dịp kỷ niệm này về Mẹ Thiên Chúa đổi mới nơi con người anh chị em đức tin và ý thức sống động về sự chuyển cầu của Đức Mẹ trên cuộc hành trình của anh chị em”.

Phát biểu với những người nói tiếng Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô ngỏ lời cảm ơn ông Renzo Cestiè, tài xế lâu năm của Đức Thánh Cha, người mà ngài cho biết sẽ nghỉ hưu vào ngày hôm đó.

“Ông ấy bắt đầu làm việc khi mới 14 tuổi, ông đến với chiếc xe đạp của mình”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói. “Hôm nay ông ấy là tài xế của Đức Giáo hoàng: ông ấy đã làm tất cả những điều này. Xin hãy dành một tràng pháo tay dành cho ông Renzo và sự trung thành của ông”.

cq5dam.web.800.800 (14)

“Ông ấy là một trong những người đưa Giáo hội tiến lên bằng công việc của mình, bằng tấm lòng và bằng lời cầu nguyện của mình. Tôi cảm ơn ông và cũng nhân cơ hội để cảm ơn nhiều anh chị em giáo dân đã cộng tác với chúng tôi tại Vatican”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Buổi tiếp kiến chung kết thúc với kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube