Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh báo chống lại các nhà giảng thuyết gây chia rẽ trên mạng

20210623T0800-POPE-AUDIENCE-GALATIANS-1250642-768x561

Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cảnh báo chống lại các nhà giảng thuyết gieo rắc sự chia rẽ và ngờ vực trên mạng.

“Không thiếu những nhà giảng thuyết, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông mới, có thể gây xáo trộn cộng đồng. Họ trình bày bản thân không phải chủ yếu để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người qua Chúa Giêsu, Đấng chịu đóng đinh và đã sống lại, nhưng để khẳng định, với cách là ‘những người nắm giữ chân lý’, … đâu là cách tốt nhất để trở thành người Kitô hữu”, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ hôm 23 tháng 6.

cq5dam.web.800.800 (1)

cq5dam.web.800.800 (2)

“Và họ khẳng định một cách mạnh mẽ rằng Kitô giáo đích thực là điều mà họ tuân theo, thường được đồng nhất với một số hình thức của quá khứ, và giải pháp cho các cuộc khủng hoảng ngày nay đó là quay trở lại để không đánh mất tính chân chính của đức tin. Ngày nay, cũng như vậy, có một sự cám dỗ để tự khép mình vào một số điều chắc chắn có được trong các truyền thống quá khứ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “những nhà giảng thuyết mới” này có thể được công nhận bởi sự “sự khắt khe” của họ, vốn trái ngược với “việc rao giảng Tin Mừng làm cho chúng ta tự do, khiến chúng ta vui mừng”.

“Các nhà giảng thuyết mới không biết đến sự nhu mì cũng chẳng biết đến sự vâng phục”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Tuần này, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài chia sẻ Giáo lý mới về Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Ga-lát, mà, ngài gợi ý, “có vẻ như được viết cho thời đại của chúng ta”.

cq5dam.web.800.800 (4)

cq5dam.web.800.800 (5)

“Đây là một lá thư rất quan trọng, tôi muốn nói một cách quả quyết, không chỉ để hiểu rõ hơn về vị Tông đồ này, mà trên hết là để xem xét một số chủ đề mà Ngài đề cập một cách sâu sắc, cho thấy vẻ đẹp của Tin Mừng”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Thánh Phaolô “đề cập đến một số chủ đề rất quan trọng đối với đức tin, chẳng hạn như những chủ đề về tự do, ân sủng, và lối sống của người Kitô hữu, những chủ đề cực kỳ thời sự vì chúng đụng chạm đến nhiều khía cạnh của đời sống Giáo hội thời nay. Đây là một bức thư mang đậm tính thời sự”, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm.

Đặc biệt, Đức Thánh Cha nhấn mạnh cách Thánh Phaolô phản ứng đối với mối bận tâm mục vụ trong Thư gửi tín hữu Ga-lát: Những người phản đối Phaolô cho rằng Ngài không phải là một Tông đồ thực sự và do đó không có thẩm quyền rao giảng Tin Mừng.

“Thật vậy, một số Kitô hữu xuất thân từ đạo Do Thái đã xâm nhập vào các đền thờ này, và bắt đầu gieo rắc những lý thuyết trái ngược với giáo huấn của vị Tông đồ này, thậm chí còn phỉ báng Ngài. Họ bắt đầu với lý thuyết – ‘Nói không với điều này, nó có với điều kia’, và sau đó họ phỉ báng Ngài”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

cq5dam.web.800.800 (6)

cq5dam.web.800.800 (7)

cq5dam.web.800.800 (8)

“Đó là phương pháp thông thường: phá hoại thẩm quyền của các Tông đồ. Như chúng ta có thể thấy, đó là một tập quán xưa nay để đôi khi tự cho mình là người sở hữu chân lý duy nhất, và nhằm mục đích hạ thấp uy tín đối với công việc của người khác, thậm chí ngay cả với sự vu khống”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết rằng đây chính là cách mà “những kẻ xấu xa” tìm cách chia rẽ các cộng đồng Kitô giáo ngày nay.

“Chúng ta hãy nghĩ về cách một số cộng đồng hoặc Giáo phận Kitô giáo bắt đầu bằng những câu chuyện, và sau đó họ kết thúc bằng cách làm mất uy tín của Linh mục hoặc Giám mục. Đó chính là đường lối của những kẻ xấu xa, của những kẻ gây chia rẽ, không biết xây dựng. Và trong Thư gửi tín hữu Ga-lát này, chúng ta nhìn thấy quá trình này”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Thư của Thánh Phaolô gửi tín hữ Ga-lát cũng đưa ra một mô hình về công việc truyền giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Trong công việc truyền giáo không biết mệt mỏi của mình, Thánh Phaolô đã thành công trong việc thành lập một số cộng đồng nhỏ rải rác khắp vùng Ga-lát. Phaolô, khi đến một thành phố, đến một khu vực nào đó, đã không xây dựng một ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ ngay lập tức, không phải vậy. Phaolô đã tạo dựng các cộng đồng nhỏ lẻ vốn là nền tảng của nền văn hóa Kitô giáo của chúng ta ngày nay”.

cq5dam.web.800.800

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ thêm: “Ngày nay, phương pháp mục vụ này cũng được sử dụng ở mọi khu vực truyền giáo. Tôi đã nhận được một lá thư vào tuần trước, từ một nhà truyền giáo ở Papua New Guinea, nói với tôi rằng anh ấy đang rao giảng Tin Mừng trong các khu rừng, cho những người thậm chí còn không biết Chúa Giêsu Kitô là ai. Điều này quả hết sức tuyệt vời! Một người bắt đầu bằng cách hình thành các cộng đồng nhỏ”.

Khi bắt đầu cuộc tiếp kiến chung tại Sân San Damaso, Đức Thánh Cha đã dành gần 40 phút để chào hỏi các tín hữu hành hương. Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban phép lành, ký tên vào những tấm thiệp cầu nguyện, chào đón những đứa trẻ sơ sinh, và vui vẻ trao đổi chiếc mũ sọ màu trắng của mình với chiếc mũ sọ được một thanh niên trẻ tuổi giơ lên khỏi đám đông.

Trong số các tín hữu hành hương tụ tập tại Sân San Damaso, là một thanh niên hóa trang thành nhân vật Người Nhện thân thiện.

20210623T0815-POPE-AUDIENCE-GALATIANS-1250648-768x511

Mattia Villardita làm công việc tình nguyện trong thời gian rảnh của mình bằng cách hóa trang thành nhân vật Người Nhện để đến thăm trẻ em bị bệnh trong các bệnh viện. Sau khi hội kiến Đức Thánh Cha Phanxicô trong bộ trang phục đầy đủ của nhân vật này, Villardita đã phát biểu với CNA rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo anh “hãy chụp thật nhiều ảnh selfie với những đứa trẻ ở quảng trường”.

“Đường lối được Thánh Phaolô Tông đồ chỉ ra là con đường của sự giải và luôn luôn mới mẻ của Chúa Giêsu, Đấng chịu Đóng đinh và Phục sinh; đó là con đường của việc loan báo, đạt được nhờ sự khiêm nhường và tình huynh đệ”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Đó chính là đường lối của sự tin tưởng phó thác nhu mì và vâng phục… Và con đường nhu mì và vâng phục này dẫn đến sự chắc chắn rằng Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo hội trong mọi thời đại. Cuối cùng, đức tin vào Chúa Thánh Thần hiện diện trong Giáo hội mang chúng ta về phía trước và sẽ giải thoát chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube