Đức Thánh Cha nói với giới trẻ châu Âu: Bớt chiến tranh, bớt ăn thịt

Đức Thánh Cha Phanxicô trong bức ảnh được chụp tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 14 tháng 10 năm 2017 (Ảnh: Daniel Ibáñez / CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô trong bức ảnh được chụp tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 14 tháng 10 năm 2017 (Ảnh: Daniel Ibáñez / CNA)

Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người trẻ châu Âu hôm thứ Hai rằng việc nổi dậy là “hợp pháp” khi một “vài người quyền lực” quyết định gửi họ đến “chiến đấu và chết” trong một cuộc chiến. Ngài xác định cuộc chiến ở Ukraine là “vô nghĩa”, và lập luận rằng nếu các thế hệ trẻ cai trị ngày nay, sẽ không có nhiều xung đột toàn cầu.

Đức Phanxicô, người đến từ Argentina, xứ sở nổi tiếng với việc sản xuất và tiêu thụ thịt bò, cũng nói rằng ở một số nơi trên thế giới, sẽ là một ý tưởng tốt nếu “tiêu thụ ít thịt hơn” để giúp bảo vệ môi trường.

Nổi dậy chống chiến tranh

Phát biểu trước những người tham gia Hội nghị Thanh niên châu Âu, Đức Giáo hoàng cho biết cuộc xung đột “vô nghĩa” ở Ukraine, “không phải ở EU, mà là châu Âu”, và nhiều cuộc xung đột diễn ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới, cho thấy một hiệp ước giáo dục thúc đẩy tình huynh đệ là “cấp bách”.

Ngài nói: “Ý tưởng về một châu Âu thống nhất nảy sinh từ một khao khát mạnh mẽ về hòa bình sau nhiều cuộc chiến tranh đã xảy ra trên lục địa này, và nó đã dẫn đến một thời kỳ hòa bình kéo dài 70 năm.” “Bây giờ, tất cả chúng ta phải cam kết chấm dứt cuộc chiến đáng sợ này, nơi, như thường lệ, một vài người quyền lực quyết định và gửi hàng ngàn người trẻ tuổi chiến đấu và chết. Trong những trường hợp như thế này, việc nổi loạn là hợp pháp!”

Đức Phanxicô cũng cho rằng sẽ không có nhiều cuộc chiến tranh như vậy nếu thế giới được cai trị bởi phụ nữ – “bởi vì những người có sứ mệnh thông ban sự sống không thể đưa ra lựa chọn cái chết” – điều tương tự cũng sẽ đúng nếu những người cai trị là những người trẻ tuổi, bởi vì họ sẽ không muốn tương lai đang chờ đợi họ bị vứt bỏ.

Đức Giáo hoàng đề cập đến Chân phước Franz Jägerstätter, một giáo dân người Áo, đã bị Đức quốc xã tra tấn và sát hại vì là một người phản đối theo lương tâm và không chịu thề trung thành với Hitler và tham chiến.

“Mặc dù bị hành hạ và tra tấn, Franz thà bị giết hơn là giết người,” Đức Phanxicô nói. “Ngài đã coi cuộc chiến là hoàn toàn không chính đáng. Nếu tất cả những người trẻ tuổi được kêu gọi sử dụng vũ khí đã làm như ngài đã làm, thì Hitler đã không thể thực hiện kế hoạch ma quỷ của mình. Để chiến thắng, cái ác cần đồng bọn”.

Trong thông điệp gửi đến giới trẻ châu Âu, Đức Phanxicô khuyến khích họ bước đi “với đôi chân vững chắc trên mặt đất”, nhưng với đôi mắt “mở ra cho thiên đường” và cũng mời gọi họ tham dự ĐHGTTG vào năm tới tại Lisbon. Ở đó, họ sẽ có thể chia sẻ “những giấc mơ đẹp nhất của mình với những người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới”.

Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7 tại Prague, Séc.

Trong lời kêu gọi giới trẻ châu Âu cố gắng biến “lục địa già” thành một “lục địa mới”, Đức Phanxicô khuyến khích họ tuân theo các đề xuất được nêu trong Hiệp ước Giáo dục Toàn cầu, một liên minh giữa các nhà giáo dục trên khắp thế giới được khởi động vào tháng 9 năm 2019.

“Hãy làm cho tiếng nói của các con được lắng nghe! Nếu họ không lắng nghe các con, hãy hét to hơn nữa, hãy gây ồn ào, các con có quyền có tiếng nói trong những gì liên quan đến tương lai của các con,” ngài nói với họ, sau đó mời họ đừng sợ “đòi hỏi”, bởi vì họ có quyền “nhận được những điều tốt nhất cho bản thân, vì các nhà giáo dục của các con có nghĩa vụ cống hiến những gì tốt nhất cho các con.”

Cứu hành tinh: Ăn ít thịt hơn

Đức Giáo hoàng cũng ca ngợi những người trẻ tuổi vì “có khả năng đưa ra các sáng kiến cụ thể” về các vấn đề mà các thế hệ trước “nói rất nhiều và kết luận rất ít”.

Điều này bao gồm việc chăm sóc công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đức Phanxicô lập luận rằng nếu các thế hệ trẻ không thành công trong việc xoay chuyển “xu hướng tự hủy hoại đang diễn ra của thế giới xung quanh, thì những người khác sẽ khó làm như vậy trong tương lai”.

Ngài nói: “Đừng để bản thân bị quyến rũ bởi những đề xuất về một cuộc sống xa hoa dành riêng cho một phần nhỏ của thế giới,” ngài nói và mời họ thay vào đó hãy có một “cái nhìn rộng lớn” có thể tiếp nhận tất cả phần còn lại của nhân loại, “lớn hơn nhiều so với lục địa nhỏ bé của chúng ta.”

Ngài mời họ sống một cuộc sống của “phẩm giá và tỉnh táo”, không có sự xa xỉ và lãng phí, để mọi người có thể có một cuộc sống xứng với phẩm giá.

Ngài nói: “Có một nhu cầu cấp thiết là giảm mức tiêu thụ không chỉ nhiên liệu hóa thạch mà còn của rất nhiều thứ thừa thãi.” “Ở một số khu vực nhất định trên thế giới cũng vậy, sẽ rất thích hợp nếu tiêu thụ ít thịt hơn: Điều này cũng có thể giúp bảo vệ môi trường.”

Mặc dù đã có một số tiếng nói hàng đầu ủng hộ việc giảm tiêu thụ thịt, đây là lần đầu tiên Đức Giáo hoàng người Argentina đưa ra đề xuất như vậy. Đề xuất này đã không được đưa ra, ví dụ, tròng tuyên ngôn môi trường Laudato Si’ của ngài.

Người Argentina ăn nhiều thịt nhất ở Nam Mỹ, khoảng 230 pound mỗi người mỗi năm và đứng thứ ba trên thế giới, chỉ sau người Úc, 260 pound và người Mỹ, những người ăn trung bình 270 pound thịt mỗi năm.

Theo Crux

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube