Đức Phanxicô: Văn học nghệ thuật không được lợi dụng lao động nô lệ

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tác giả đảm bảo sách của họ không được in bằng lao động nô lệ (© yupachingping - stock.adobe.com)

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tác giả đảm bảo những cuốn sách của họ không được in bằng cách lợi dụng lao động nô lệ (© yupachingping – stock.adobe.com)

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời thư ngỏ của nhà văn người Ý Maurizio Maggiani, và đồng thời kêu gọi tất cả các tác giả đảm bảo những cuốn sách của họ không được in bằng cách lợi dụng lao động bóc lột hoặc nô lệ.

Maurizio Maggiani, một tác giả người Ý viết tiểu thuyết lãng mạn, gần đây đã phát hiện ra rằng những cuốn sách của ông được in bằng cách lợi dụng hoặc bóc lột những người trong những điều kiện giống như nô lệ ở Pakistan.

Sau đó, nhà văn vùng Liguria đã viết một bức thư ngỏ gửi cho Đức Thánh Cha Phanxicô — được đăng trên trang tin tức trực tuyến Il Secolo XIX — đặt hỏi rằng: “Liệu có đáng để tạo ra cái đẹp nhờ vào công việc của những người nô lệ?”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhận lời mời và viết một bức thư riêng, được công bố vào thứ Sáu trên cùng một trang web.

Đó không phải là câu hỏi vu vơ không căn cứ

Trong lá thư đề ngày 9 tháng 8, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bắt đầu câu hỏi mở của tác giả và ca ngợi tác giả vì đã can đảm đương đầu với một vấn đề mà “nhiều người sẽ giữ im lặng”.

“Tôi đã bị ấn tượng bởi những lời của bạn”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. “Câu hỏi hủa bạn không phải là câu hỏi vu vơ, bởi vì điều đang bị đe dọa là phẩm giá con người, phẩm giá mà ngày nay thường xuyên và dễ dàng bị chà đạp thông qua ‘lao động nô lệ’ và sự đồng lõa thầm lặng của nhiều người”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại những ngày đầu trong khoảng thời gian thực hiện cách ly xã hội do Covid-19 vào năm ngoái tiết lộ rằng nhiều thực phẩm đã được sản xuất bằng cách dựa vào những người lao động công nhật, những người thiếu các quyền cơ bản.

Bóc lột và tội lỗi

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết câu hỏi của tác giả Maggiani đã tiết lộ một điểm thậm chí còn nổi bật hơn. “Ngay cả văn học – tấm bánh của linh hồn và sự thể hiện của tinh thần con người – cũng bị tổn thương bởi sự bóc lột diễn ra trong bóng tối, xóa sạch những khuôn mặt và tên tuổi”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài nghĩ rằng “việc xuất bản những cuốn sách đẹp đẽ và có tính cách giáo dục trong khi tạo ra những bất công là một hành động không công bằng cố hữu”.

“Và đối với một Kitô hữu”, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết thêm, “mọi hình thức bóc lột đều là một điều tội lỗi”.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “việc từ bỏ những điều tốt đẹp sẽ là một hình thức rút lui cũng không công bằng, một sự thiếu sót đối với những điều tốt đẹp”.

Nghĩa vụ báo cáo

Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục thúc giục tác giả Maggiani, cùng với tất cả những người trong lĩnh vực văn học, hành động chống lại việc lợi dụng lao động nô lệ để in sách.

“Tuy nhiên, những ngòi bút – hay bàn phím máy tính – mang lại cho chúng ta một khả năng khác: đó là báo cáo và viết những điều chẳng mấy thoải mái có thể khiến chúng ta thoát khỏi sự thờ ơ, hầu đánh động lương tâm”.

Theo lá thư của tác giả người Ý, ông Maggiani cũng viết về “câu chuyện của những người thầm lặng, những người rốt hết, và những người bị hạ thấp phẩm giá”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi khuynh hướng này và hành động của tác Maggiani trong việc “đưa tiếng nói lương tâm bất cần vào những con chữ đen trắng”.

Từ bỏ hành động bóc lột

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng kêu gọi mọi người “từ bỏ” —không phải các tác phẩm văn hóa và văn học — mà là “những thái độ và lợi ích… mà chúng ta nhận thấy nó thúc đẩy các mưu đồ bóc lột đồi bại vốn làm tổn hại phẩm giá của anh chị em chúng ta”.

Và Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn tác giả người Ý đã đưa vấn đề quan trọng này đến sự chú ý của ngài và đồng thời cũng cám ơn vì “báo cáo hữu ích” của ông.

“Cảm ơn tất cả những ai thực hiện tốt việc từ bỏ và đưa ra sự phản đối lương tâm nhằm thúc đẩy phẩm giá con người”.

Minh Tuệ (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube