Đức Phanxicô: Hãy tự vấn bản thân ‘Tôi đang sống trong nỗi sợ hãi phải sa hỏa ngục hay sống trong tình yêu của Thiên Chúa?’

Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy tay chào trong buổi tiếp kiến chung của ông tại hội trường Paul VI của Vatican vào ngày 18 tháng 8 năm 2021. (Ảnh CNS / Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy tay chào các tín hữu trong buổi tiếp kiến chung tại Hội trường Phaolô VI tại Vatican vào ngày 18 tháng 8 năm 2021 (Ảnh: CNS / Truyền thông Vatican)

Dưới đây là nội dung bài chia sẻ trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư ngày 18 tháng 8 năm 2021 của Đức Thánh Cha Phanxicô:

Mến chào toàn thể anh chị em,

Thánh Phaolô, người yêu mến Chúa Giêsu và đã hiểu rõ ơn cứu độ là gì, đã dạy chúng ta rằng “những người con sinh ra do lời Thiên Chúa hứa” (Gl 4, 28) – tức là tất cả chúng ta, được nên công chính Chúa Giêsu Kitô – không còn bị ràng buộc bởi Lề luật, nhưng được mời gọi hướng đến lối sống đòi hỏi sự tự do của Tin Mừng. Tuy nhiên, Lề luật vẫn tồn tại. Nhưng tồn tại một cách khác: cùng một Lề luật, Mười Điều Răn, nhưng theo cách thức khác, bởi vì nó không còn có thể được biện minh bởi chính nó một khi Thiên Chúa đã xuất hiện. Và do đó, trong bài chia sẻ Giáo lý hôm nay, tôi muốn giải thích điều này. Và chúng ta tự hỏi: theo Thư gửi tín hữu Ga-lát, vai trò của Lề luật là gì? Trong phân đoạn chúng ta đã nghe, Thánh Phaolô nói rằng Lề luật giống như một người quản giáo. Đó là một hình ảnh đẹp, đó là hình ảnh về người quản giáo mà chúng ta đã nói đến trong buổi tiếp kiến lần trước, một hình ảnh đáng được hiểu theo đúng nghĩa của nó.

Thánh Phaolô dường như đề nghị các Kitô hữu chia lịch sử cứu độ thành hai phần, cũng như trong câu chuyện cá nhân của Ngài, có hai giai đoạn này: trước khi trở thành người tin vào Chúa Giêsu Kitô và sau khi đón nhận đức tin. Trung tâm điểm chính là sự kiện Chúa Giêsu chết và sống lại, mà Phaolô đã rao giảng nhằm khơi dậy đức tin nơi Con Thiên Chúa, nguồn mạch ơn cứu độ, và nhờ Đức Giêsu Kitô mà chúng ta được nên công chính. Vì vậy, bắt đầu từ đức tin nơi Đức Giêsu Kitô, có một thời điểm “trước” và “sau” đối với chính Lề luật, bởi vì Lề luật tồn tại, các Điều răn tồn tại, nhưng có một thái độ trước và sau sự xuất hiện của Chúa Giêsu. Lịch sử trước đó được xác định bởi việc “bị Lề luật giam giữ”. Và ai đi theo con đường của Lề luật thì được cứu độ, được nên công chính; lịch sử sau đó, sau khi Chúa Giêsu xuất hiện, được sống bằng cách tiến bước theo Chúa Thánh Thần (x. Gl 5,25). Đây là lần đầu tiên Thánh Phaolô sử dụng cách diễn đạt này: “bị Lề luật giam giữ”. Ý nghĩa cơ bản bao hàm ý tưởng về sự quy phục tiêu cực, điển hình của sự nô lệ: đó là “bị giam cầm”. Thánh Phaolô giải thích rõ điều đó bằng cách nói rằng khi một người “bị Lề luật giam giữ” thì giống như thể người ta bị “theo dõi” và “bị giam cầm”, một hình thức giam giữ nhằm ngăn chặn. Thời kỳ này, Thánh Phaolô nói, đã kéo dài trong một khoảng thời gian dài — từ Mô-sê, đến khi Chúa Giêsu tái xuất hiện — và kéo dài chừng nào người ta còn sống trong tội lỗi.

Mối tương quan hệ giữa Lề luật và tội lỗi sẽ được Thánh Phaolô giải thích một cách có hệ thống hơn trong Thư gửi tín hữu Rôma, được viết vài năm sau Thư gửi tín hữu Ga-lát. Tóm lại, Lề luật dẫn đến định nghĩa về sự vi phạm và làm cho mọi người nhận thức được tội lỗi của chính mình: “Bạn đã làm điều này, và Lề luật – Mười Điều Răn – nói rằng: bạn đang ở trong tội lỗi”. Hay đúng hơn, như kinh nghiệm thông thường đã dạy, luật lệ cuối cùng sẽ kích thích sự vi phạm. Trong Thư gửi tín hữu Rôma, Thánh Phaolô viết: “Vì trước đây, khi chúng ta còn bị tính xác thịt chi phối, thì các đam mê tội lỗi dùng Lề Luật mà hoạt động nơi các chi thể chúng ta, để chúng ta sinh hoa kết quả đưa tới cái chết. Nhưng nay, chúng ta không còn bị Lề Luật ràng buộc nữa, vì chúng ta đã chết đối với cái vẫn giam hãm chúng ta” (Rm, 7: 5-6).  Tại sao? Bởi vì ơn công chính hoá của Chúa Giêsu đã đến. Thánh Phaolô diễn tả nhãn quan của Ngài về Lề luật: “Tử thần có độc là vì tội lỗi, mà tội lỗi có mạnh cũng tại có Lề Luật” (1 Cr 15, 56). Một cuộc đối thoại: bạn bị Lề luật giam giữ, và bạn ở đó với cánh cửa mở ra với tội lỗi.

Trong bối cảnh này, việc đề cập đến vai trò giám hộ của Lề luật đạt được ý nghĩa trọn vẹn. Nhưng Lề luật là người quản giáo dẫn bạn đến đâu? Thưa đến với Chúa Giêsu. Trong hệ thống học thuật thời cổ đại, nhà quản giáo không có chức năng như ngày nay, đó là chức năng hỗ trợ việc giáo dục một bé trai hay bé gái. Trái lại, vào thời đó, nhà quản giáo là một nô lệ có nhiệm vụ đi cùng con của chủ nhân đến học với thầy giáo và sau đó đưa con của chủ về lại nhà. Bằng cách này, họ bảo vệ người được mình giám hộ khỏi nguy hiểm và trông chừng để đảm bảo đứa trẻ không cư xử không đúng mực. Chức năng của người giám hộ thiên về kỷ luật. Khi cậu bé trở thành người lớn, người giám hộ chấm dứt nhiệm vụ của mình. Người quản giáo mà Thánh Phaolô đề cập đến không phải là người thầy, mà là người đồng hành cùng đứa trẻ đến trường, người đã trông chừng cậu bé và đưa cậu trở về nhà.

Việc đề cập đến Lề luật theo những thuật ngữ này cho phép Thánh Phaolô làm sáng tỏ vai trò của Lề luật trong lịch sử của dân Israel. Torah, tức là Lề luật, là một hành động cao cả của Thiên Chúa đối với dân của Ngài. Sau khi chọn ông Áp-ra-ham, hành động vĩ đại khác của Thiên Chúa chính là ban Lề Luật: đặt ra đường lối phải tuân giữ. Chắc chắn nó có những chức năng hạn chế, nhưng đồng thời nó cũng đã bảo vệ dân Chúa, đã giáo dục họ, kỷ luật họ và trợ giúp họ khi họ yếu đuối, đặc biệt là bảo vệ họ khỏi theo các thần của dân ngoại; có nhiều thái độ ngoại giáo vào thời đó. Torah, Ngũ Thư, nói rằng: “Chỉ có một Thiên Chúa và Ngài đã dẫn đường cho chúng ta”. Một hành động nhân từ của Thiên Chúa. Và chắc chắn, như tôi đã nói, Lề luật có những chức năng hạn chế, nhưng đồng thời nó bảo vệ dân Chúa, nó đã giáo dục họ, nó đã kỷ luật họ và trợ giúp họ trong sự yếu đuối của họ. Và đây là lý do tại sao Thánh Phaolô tiếp tục mô tả giai đoạn của tuổi vị thành niên. Và Thánh Phaolô nói: “Bao lâu người thừa kế còn là thiếu niên thì không khác gì một nô lệ, mặc dù là chủ mọi tài sản. Nó phải ở dưới quyền những người giám hộ và quản lý, cho đến khi mãn hạn người cha đã định. Chúng ta cũng vậy, khi còn là thiếu niên, chúng ta phải làm nô lệ những yếu tố của vũ trụ” (Gl 4, 1-3). Tóm lại, Thánh Phaolô xác tín rằng Lề luật chắc chắn có một chức năng tích cực – giống như một người quản giáo khi đồng hành cùng người được mình giám hộ – nhưng đó là một chức năng bị giới hạn về thời gian. Nó không thể kéo dài thời hạn của nó quá mức, bởi vì nó có liên quan đến sự trưởng thành của các cá nhân và sự lựa chọn tự do của họ.

Một khi người ta đã có đức tin, Lề luật sẽ hết giá trị giám hộ của nó và phải nhường chỗ cho một thẩm quyền khác. Điều đó có nghĩa là gì? Phải chăng khi Lề luật kết thúc, chúng ta có thể nói, “Chúng tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô và làm những gì chúng tôi muốn?”. Thưa không! Các Điều Răn có đó, nhưng chúng không làm cho chúng ta được trở nên công chính. Đấng khiến chúng ta trở nên công chính là Chúa Giêsu Kitô.  Các Điều Răn phải được tuân giữ, nhưng chúng không ban cho chúng ta sự công chính; cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô cho chúng ta được ơn công chính cách nhưng không. Ơn ích của đức tin là đón nhận Chúa Giêsu. Công trạng duy nhất: mở lòng mình ra. Và chúng ta làm gì với các Điều Răn? Chúng ta phải tuân giữ, nhưng như một sự trợ giúp cho cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Kitô.

Giáo huấn này về giá trị của Lề luật là vô cùng quan trọng, và đáng được xem xét một cách cẩn thận, để chúng ta không hiểu lầm và thực hiện những bước đi sai lầm. Thật tốt biết bao nếu chúng ta tự hỏi mình xem chúng ta có còn sống trong thời kỳ mà chúng ta cần đến Lề luật hay không, hay ngược lại chúng ta hoàn toàn ý thức được mình đã nhận được ân sủng trở thành con cái của Thiên Chúa để được sống trong tình yêu thương. Tôi đang sống như thế nào? Có phải với nỗi sợ hãi rằng nếu không làm điều này, tôi sẽ phải sa hỏa ngục? Hay tôi cũng đang sống với niềm hy vọng, với niềm vui sướng về ơn cứu độ được ban cách nhưng không trong Chúa Giêsu Kitô? Đó là một câu hỏi hay. Và điểm thứ hai nữa: tôi có coi thường các Điều Răn không? Không. Tôi vẫn tuân giữ tất cả, nhưng không phải như những điều tuyệt đối, bởi vì tôi biết rằng chính Chúa Giêsu Kitô là Đấng làm cho tôi được trở nên công chính.

Minh Tuệ (theo America)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube