Đức Phanxicô: ‘Hãy tập trung vào sự tốt đẹp nơi tha nhân chứ không phải những sai sót’

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin Vatican, ngày 27 tháng 2 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin tại Vatican, ngày 27 tháng 2 năm 2022 (Ảnh: Truyền thông Vatican)

Trong giờ Kinh Truyền Tin hôm Chúa nhật ngày 27 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về xu hướng của con người tập trung vào những lỗi lầm của người khác, thay vì sai sót của chính bản thân chúng ta và những cách thức có hại mà chúng ta thường trò chuyện với nhau.

Trong bài chia sẻ trong giờ Kinh Truyền Tin hàng tuần của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã suy tư về bài Tin Mừng Chúa nhật, trong đó Chúa Giêsu đặt ra câu hỏi: ” Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của chính mình thì lại không để ý tới?” (Lu-ca 6:41.)

Ở đây, Chúa Giêsu trước hết mời gọi các môn đệ “dọn dẹp cái nhìn của chúng ta”, Đức Thánh Cha nói.

“Những điều Chúa Giêsu nói quả thực hết sức đúng đắn: Chúng ta luôn tìm thấy lý do để đổ lỗi cho người khác và biện minh cho bản thân. Và chúng ta thường xuyên phàn nàn về những điều sai lầm trong xã hội, trong Giáo hội, trên thế giới, nhưng trước hết không đặt vấn đề về bản thân và không nỗ lực để thay đổi chính mình trước”, Đức Thánh Cha nói.

Mỗi sự thay đổi có kết quả và tích cực phải bắt đầu từ chính chúng ta. Nếu không”, Đức Thánh Cha cho biết thêm, “sẽ không có sự thay đổi”.

Đức Thánh Cha lưu ý rằng bằng cách điều chỉnh quan điểm của chúng ta theo cách này, chúng ta noi gương bắt chước chính Thiên Chúa.

“Nếu thay vào đó chúng ta thừa nhận những sai lầm của bản thân và những sai sót của chính chúng ta, cánh cửa của lòng thương xót sẽ mở ra cho chúng ta. Và sau khi nhìn vào bản thân chúng ta, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta nhìn những người khác như chính Ngài – đây là điều bí mật, nhìn những người khác như Chúa Giêsu – trước hết, không phải là nhìn những điều sai trái, nhưng nhìn những điều tốt đẹp”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

cq5dam.web.800.800 (4) cq5dam.web.800.800

“Thiên Chúa nhìn chúng ta theo cách này: Ngài không nhìn những lỗi lầm không thể tha thứ nơi chúng ta, nhưng ngài nhìn chúng ta như những đứa trẻ mắc lỗi lầm. Đó là một sự thay đổi trong quan điểm: Thiên Chúa không tập trung vào những sai lầm, nhưng vào những đứa trẻ mắc lỗi lầm”.

“Thiên Chúa luôn phân biệt giữa con người với những lỗi lầm của anh ta. Thiên Chúa luôn cứu con người. Ngài luôn tin vào con người và luôn sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm. Chúng ta nhận thức được rằng Thiên Chúa luôn luôn tha thứ. Và Ngài mời gọi chúng ta làm như vậy: không tìm kiếm những khuyết điểm nơi người khác, nhưng tìm kiếm những điều tốt đẹp”.

Thứ hai, Đức Thánh Cha tiếp tục, Tin Mừng nhắc nhở chúng ta quan tâm đến những điều chúng ta nói. Như Chúa Giêsu nhận xét: “Lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Lc 6:45)

“Đó là thực tế, từ cách một người nói, bạn có thể tiết lộ ngay từ những điều chất chứa trong lòng. Những từ ngữ chúng ta sử dụng nói lên việc chúng ta là ai”, Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ.

Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta ít chú ý đến những lời nói của chúng ta và chúng ta sử dụng chúng một cách không kỹ lưỡng. Nhưng lời nói mang trọng lượng: chúng cho phép chúng ta thể hiện những suy nghĩ và cảm xúc, chia sẻ cảm xúc về những nỗi sợ hãi mà chúng ta đối diện và các kế hoạch chúng ta dự định thực hiện”, Đức Thánh Cha tiếp tục.

Đồng thời, những ngôn từ chúng ta sử dụng cũng có thể “nuôi dưỡng những định kiến, dựng lên những rào cản, gây tổn hại và thậm chí phá hủy; chúng ta có thể hủy hoaji anh em của chúng ta bằng ngôn từ của mình”, Đức Thánh Cha nói.

cq5dam.web.800.800 (1) cq5dam.web.800.800 (5)

“Thói ngồi lê đôi mách gây ra sự tổn thương và sự vu khống có thể sắc bén hơn một con dao! Những ngày này, đặc biệt là trong thế giới kỹ thuật số, ngôn từ di chuyển một cách nhanh chóng; nhưng quá nhiều ngôn từ trong số đó truyền đạt sự tức giận và sự gây hấn, nuôi dưỡng những tin giả và tận dụng những nỗi sợ tập thể để tuyên truyền những ý tưởng bị bóp méo”, Đức Thánh Cha nói.

Tại đây, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trích dẫn một trích lời cố Tổng thư ký LHQ Dag Hammarskjöld, vị Tổng thư ký lâu năm của Liên Hợp Quốc, người đã nhận xét rằng: “Lạm dụng ngôn từ chính là khinh miệt con người”.

Đức Thánh Cha tiếp tục đưa ra một thử thách, những ngày sắp tới trước khi bắt đầu Mùa Chay vào ngày 2 tháng 3.

“Kế đến, chúng ta hãy tự vấn bản thân về những loại ngôn từ nào mà chúng ta sử dụng: những ngôn từ thể hiện sự quan tâm chăm sóc, sự tôn trọng, sự cảm thông, sự gần gũi, lòng trắc ẩn, hoặc những ngôn từ chủ yếu nhắm đến việc làm cho chúng ta trông tốt lành hơn trước mặt người khác? Và kế đến, chúng ta có phát ngôn một cách hòa nhã hay làm vấy bẩn mọi người bằng cách lây lan nọc độc: của sự chỉ trích, sự phàn nàn, hay nuôi dưỡng thái độ gây hấn lan rộng?”.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài suy niệm của mình, trước khi bắt đầu nguyện Kinh Truyền Tin, bằng cách cầu xin sự chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria.

“Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng mà Thiên Chúa đã nhìn đến sự khiêm nhường của Mẹ, Đức Nữ Trinh của sự thinh lặng mà chúng ta đang chạy đến cầu nguyện, giúp chúng ta thanh tẩy mọi cái nhìn và lời nói của chúng ta”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube