Đức Phanxicô bày tỏ hy vọng nơi những người trẻ nhân Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên của LHQ

ĐTC Phanxicô: những người trẻ có thể giúp tạo ra một thế giới công bằng và bình đẳng hơn.

ĐTC Phanxicô: Những người trẻ có thể giúp tạo ra một thế giới công bằng và bình đẳng hơn.

Hôm thứ Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đăng một dòng tweet nhân Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên Liên hợp quốc, nhấn mạnh rằng những người trẻ tuổi có thể giúp ước mơ về một thế giới công bằng hơn trở thành hiện thực.

Đức Thánh Cha Phanxicô đặt sự tin cậy lớn lao vào những người trẻ tuổi, những người với tinh thần trẻ trung, theo ngài, có thể mang lại một thế giới công bằng và bình đẳng hơn, đặc biệt là cho những người nghèo khổ và thiếu thốn. Đức Thánh Cha đã bày tỏ cảm xúc của mình trong một dòng tweet hôm thứ Năm, nhân Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên Liên Hiệp Quốc.

“Với sự giúp đỡ của những người trẻ tuổi và tinh thần đổi mới của họ, chúng ta có thể biến giấc mơ về một thế giới nơi thực phẩm, nước uống, thuốc men, công việc dồi dào và tiếp cận những người cần được được giúp đỡ nhất trước tiên trở thành hiện thực”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một một dòng tweet đăng trên tài khoản Twitter của mình.

Chủ đề: “Chuyển đổi Hệ thống Lương thực”

Được Đại hội đồng thông qua vào năm 1999, Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên của Liên hợp quốc đã được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng 8 kể từ năm 2000. Sự kiện kỷ niệm này đưa các vấn đề của giới trẻ thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và tôn vinh tiềm năng của giới trẻ với tư cách là những đối tác trong xã hội toàn cầu ngày nay.

Chủ đề của Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên năm 2021 là: “Chuyển đổi Hệ thống Lương thực: Sự sáng tạo của Giới trẻ vì Sức khỏe Con người và Hành tinh”. Sự kiện nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi thành công hệ thống lương thực không thể đạt được nếu không có sự tham gia có ý nghĩa của những người trẻ tuổi.

Đối tác của sự thay đổi

Trong thông điệp nhân Ngày Quốc tế Thanh thiếu niên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Antonio Guterres, cũng nhấn mạnh rằng “những người trẻ đang ở tiền tuyến của cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người”.

Ông Guterres chỉ ra rằng “Đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật nhu cầu cấp thiết về hình hức của sự thay đổi mang tính chuyển đổi mà họ tìm kiếm – và những người trẻ tuổi phải là đối tác chính thức trong nỗ lực đó”.

“Các giải pháp do các nhà cải cách trẻ tuổi triển khai nhằm giải quyết những thách thức đối với hệ thống lương thực của chúng ta”, ông Guterres nói, “đang giải quyết sự bất bình đẳng về vấn đề an ninh lương thực, tình trạng mất đa dạng sinh học, các mối đe dọa đối với môi trường của chúng ta và hơn thế nữa”. Động lực, sự sáng tạo và cam kết này cũng thể hiện rõ trong các lĩnh vực khác như bình đẳng giới đối với giáo dục và phát triển các kỹ năng.

Tuy nhiên, người đứng đầu LHQ chỉ ra rằng những người trẻ tuổi không thể tự mình làm điều này. “Họ cần các đồng minh để đảm bảo rằng họ được tham gia, bao gồm và thấu hiểu”. Về vấn đề này, LHQ đang tăng cường công tác của mình cho và với những người trẻ tuổi trên toàn thế giới, thông qua Chiến lược Thanh thiếu niên 2030 trên toàn hệ thống.

Tương lai của thế giới

Trong một thông điệp riêng, bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc, UNESCO, kêu gọi những người trẻ tuổi tiếp tục thực hiện cam kết của họ và đồng thời mời gọi tất cả xã hội dân sự khai thác tiềm năng to lớn về tính độc đáo, năng suất và khả năng đáng kinh ngạc của những người trẻ tuổi.

Bà Azoulay chỉ ra rằng ngay cả những người trẻ tuổi cũng dễ bị tổn thương và chịu sự bất ổn như đã được chứng minh bởi cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 mang lại. Số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, sau phụ nữ, thanh thiếu niên là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do mất việc làm. Việc làm của thanh thiếu niên giảm 8,7% vào năm 2020, so với mức giảm 3,7% ở những người trên 24 tuổi. Bà Azoulay cho biết cuộc khủng hoảng đại dịch cũng đã tạo ra một cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần và giáo dục cho những người trẻ tuổi, mà hậu quả của nó có thể kéo dài trong nhiều năm.

Bà Azoulay cam kết trách nhiệm của UNESCO trong việc hành động thay mặt cho những người trẻ này, đồng thời cũng cho biết rằng người trẻ chính là là tương lai của thế giới. Sáng kiến “Thanh thiếu niên với tư cách là các nhà nghiên cứu” (YAR), ra mắt vào năm 2020, khai thác khả năng phục hồi của thanh thiếu niên và nhằm hỗ trợ các dự án nghiên cứu do thanh thiếu niên lãnh đạo về đại dịch Covid-19.

UNESCO cũng dự định khám phá ý tưởng về một hệ thống tài trợ toàn cầu để tài trợ cho các dự án nghiên cứu và hành động cấp cơ sở do những người trẻ tuổi lãnh đạo, đặc biệt là thông qua hội nghị vào tháng tới. Về vấn đề này, bà Azoulay cho biết UNESCO đang tiếp cận thanh thiếu niên theo cách có ý nghĩa thông qua các sáng kiến, chẳng hạn như: Cộng đồng Thanh thiếu niên Toàn cầu, Mạng lưới Hành động vì Khí hậu của Thanh thiếu niên UNESCO (YoU-CAN) và các dự án ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Ngày Giới trẻ Thế giới của Giáo hội Công giáo

Giáo hội Công giáo cũng có Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) của riêng mình, được tổ chức hàng năm vào Chúa nhật Lễ Lá ở cấp Giáo phận và địa phương trên toàn thế giới. Đó là sáng kiến của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, người đã mời gọi các tín hữu đến Rôma để cử hành Năm Thánh Hồng Ân Cứu chuộc 1983-1984, đánh dấu kỷ niệm 1.950 năm Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô.

Năm 1984, hơn 300.000 thanh thiếu niên từ khắp nơi trên thế giới đã nhận lời mời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và đến Rôma tham dự Đại hội Giới trẻ Quốc tế vào Chúa nhật Lễ Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Năm sau, 1985, được LHQ tuyên bố là “Năm Quốc tế Thanh thiếu niên”, và các nhà tổ chức ở Vatican đã kêu gọi một cuộc đại hội khác như vậy của giới trẻ nhân dịp này. Hơn 250.000 người trẻ tuổi đã đáp lại lời mời của Đức Gioan Phaolô II và đã đến Rôma vào Chúa Nhật Lễ Lá năm đó. Sau đó, Đức Gioan Phaolô II đã công bố việc thiết lập Ngày Giới trẻ Thế giới vào ngày 20 tháng 12 năm 1985, và Đại hội Giới trẻ Thế giới chính thức đầu tiên được tổ chức vào năm 1986.

Bên cạnh việc được tổ chức tại địa phương hàng năm vào Chúa Nhật Lễ Lá, Đại hội Giới trẻ Thế giới còn được tổ chức quốc tế 3 năm một lần hoặc lâu hơn tại một địa điểm do Đức Giáo Hoàng chọn, nơi những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới đến để gặp gỡ Đức Thánh Cha. Kỳ Đại hội Giới trẻ Thế giới gần đây như vậy được tổ chức tại Thành phố Panama, Panama, vào tháng 1 năm 2019. Thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha sẽ tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới tiếp theo, dự kiến vào tháng 8 năm 2023.

Thiên Ân (theo Vatican News)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube