Đức Hồng Y O’Malley tại Hội nghị thượng đỉnh về Bảo vệ trẻ vị thành niên: 'Những điều sai trái đối với Dân Chúa phải bị trừng trị'

Đức Hồng y Seán O’Malley cử hành Thánh lễ trong hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ an toàn ở Warsaw, Ba Lan, ngày 20 tháng 9 năm 2021./ epkopat.pl

Đức Hồng y Seán O’Malley cử hành Thánh lễ trong Hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương ở Warsaw, Ba Lan, ngày 20 tháng 9 năm 2021/ epkopat.pl

Đức Hồng Y Seán O’Malley đã phát biểu hội nghị thượng đỉnh về bảo vệ trẻ vị thành niên và những người dễ bị tổn thương đang diễn ra trong tuần này rằng “những điều sai trái đã gây ra cho Dân Chúa phải bị trừng trị”.

Chia sẻ trong Thánh lễ hôm 20 tháng 9 tại hội nghị được tổ chức ở Warsaw, Ba Lan, Đức Tổng giám mục Địa phận Boston kêu gọi chấm dứt vấn nạn giáo sĩ và bao che và lạm dụng tình dục.

“Chúng ta cùng nhau quy tụ ở đây vì rất nhiều anh chị em của chúng ta đã phải chịu đựng đau khổ dưới bàn tay của các giáo sĩ lạm dụng, những người đã thực hiện các hành vi xấu xa bằng cách lợi dụng chức vụ của họ để lạm dụng người khác hoặc bao che hành vi lạm dụng đó. Và nhiều lần, những người từng phải chịu đựng đau khổ đã bị khước từ trong đau khổ khi họ lên tiếng về vụ việc”, Đức Hồng Y O’Malley nói.

“Đây không thể là điều Chúa Giêsu mong muốn về Giáo hội của Người; đây không thể là Giáo hội của một Thiên Chúa yêu thương và hòa giải. Hành vi lạm dụng và sự bao che đối với hành vi này phải chấm dứt và những điều sai trái đã gây ra cho Dân Chúa phải bị trừng trị”.

Đức Hồng Y O’Malley, Chủ tịch của Ủy ban Giáo hoàng về Bảo vệ Trẻ vị thành niên, đã phát biểu tại hội nghị kéo dài 4 ngày, “Sứ mạng chung của chúng ta trong việc Bảo vệ Con cái của Thiên Chúa”, được hỗ trợ bởi ủy ban Giáo hoàng và Hội đồng Giám mục Trung và Đông Âu.

EEF0FAB8-ED45-43D0-981C-DAE35AF41CBB

Vị Hồng y 77 tuổi Dòng Capuchin ca ngợi “lòng can đảm và lời chứng” của những nạn nhân sống sót sau vụ lạm dụng, liên kết họ với các vị tử đạo như Thánh Anrê Kim Taegon người Hàn Quốc, người được mừng kình vào ngày 20 tháng 9, và Linh mục Chân phước Jerzy Popiełuszko người Ba Lan.

“Sự can đảm và lời chứng của rất nhiều nạn nhân sống sót và gia đình của họ cũng như mối bận tâm sâu sắc của họ để những người khác không bị tổn hại theo cách thức tương tự cần được ghi nhận và hoan nghênh. Chúng ta tạ ơn Chúa vì sự lời chứng của họ và sự hiện diện của họ giữa chúng ta”, Đức Hồng Y O’Malley nói.

“Theo một cách bất ngờ nào đó, họ đang viết nên chương tiếp theo trong lịch sử của những người chịu đau khổ vì đức tin. Họ bước vào vị thế của những nhân chứng can trường của đức tin, của Thánh Anrê Kim và các bạn tử đạo, của Linh mục Chân Phước Jerzy Popiełuszko và rất nhiều người khác phải chịu đau khổ nhân danh chân lý mà chỉ mình Thiên Chúa mới biết”.

051BC5E2-FD5B-4689-95B9-29DA0E848B82

Hội nghị tại Warsaw khai mạc với bài phát biểu của Đức Tổng Giám mục Stanisław Gądecki, Chủ tịch hội đồng giám mục Ba Lan, người cho biết rằng khối lượng các vụ việc từ Trung và Đông Âu làm “kinh ngạc” Văn phòng Giáo lý của Vatican, nơi giám sát các trường hợp giáo sĩ lạm dụng tình dục.

“Những thảm kịch mới đang được phanh phui, và số lượng các trường hợp từ khu vực của chúng tôi được chuyển đến Bộ Giáo lý Đức tin trong những năm gần đây khiến tổ chức kinh nghiệm này phải kinh ngạc”, Đức Tổng Giám mục Gądecki nói.

Đức Tổng Giám mục Gądecki đã mô tả các bước mà Giáo hội Ba Lan đã thực hiện để đối phó với một loạt các vụ bê bối lạm dụng, nhấn mạnh việc các Giám mục bổ nhiệm Đức Tổng giám mục Wojciech Polak làm đại biểu của họ để bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên, và việc thành lập Tổ chức ‘St. Joseph Foundation’ hỗ trợ những nạn nhân bị lạm dụng sống sót.

4016F5CB-424F-4E19-AFC3-ED08CE638A79

Đức Tổng giám mục Gądecki cũng lưu ý rằng Giáo hội đã thiết lập vai trò “người giám hộ” đối với các giáo sĩ bị cáo buộc và bị kết án.

“Chúng tôi cũng nhận ra rằng các giáo sĩ bị cáo buộc lạm dụng tình dục – cũng như khi bị kết án – rơi vào tình trạng cô đơn, tạo ra sự thất vọng gây nguy hiểm cho bị cáo hoặc vị linh mục bị kết án, cũng như các nạn nhân tiềm năng của họ”, Đức Tổng giám mục Gądecki giải thích.

“Đó là lý do tại sao chúng tôi đã thiết lập vai trò người giám hộ đối với các giáo sĩ bị cáo buộc hoặc bị kết án để giám sát những cá nhân này, yêu cầu họ tuân thủ tất cả các hạn chế được áp đặt và hỗ trợ họ trong những thời điểm chán nản hoặc tuyệt vọng”.

Đức Tổng giám mục Gądecki cho biết thêm rằng giáo dân đã thành lập một tổ chức có tên là ‘Wounded in the Church’ (Bị tổn thương trong Giáo hội), cung cấp một đường dây nóng cho các nạn nhân và việc tiếp cận với các nhà trị liệu và các luật sư.

C910E9E0-E758-46B2-B362-37CD43506D31
“Tôi đề cập đến những cá nhân và tổ chức này để thể hiện tầm quan trọng của nỗ lực mà Giáo hội ở Ba Lan đã thực hiện, và cũng để cảm ơn những người đã thực hiện rất nhiều điều tốt đẹp trong lĩnh vực này trong những năm qua”, Đức Tổng giám mục Gądecki nói.

“Chúng ta ghi nhớ lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trước hết đừng quan tâm đến hình ảnh của tổ chức, đến ‘vẻ bên ngoài của chén bát’, mà trước hết là quan tâm đến lợi ích của các nạn nhân”.

Nhưng Đức Tổng giám mục Gądecki cũng cho biết thêm rằng: “Cũng có nguy cơ là tất cả những hành động này sẽ khiến chúng ta đánh mất tinh thần trách nhiệm với sự tin tưởng rằng, rốt cuộc, chúng ta đã nỗ lực rất nhiều cho sự nghiệp chính nghĩa này”.

“Tuy nhiên, tiếp xúc với thảm kịch của rất nhiều người bị chụp mũ, như tôi đã có thể trải nghiệm cá nhân khi lắng nghe một số người trước Hội nghị thượng đỉnh Vatican vào năm 2019, cho thấy rằng khi đối mặt với sự nghiêm trọng của những tổn thương, nhiều nỗ lực vẫn không đủ”.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới các tham dự viên tham gia hội nghị ở Warsaw, trong đó ngài kêu gọi các nhà lãnh đạo đặt phúc lợi của các nạn nhân lên trước danh tiếng của Giáo hội.

“Những biểu hiện đau buồn của chúng ta phải được chuyển đổi thành những đường hướng cải cách cụ thể để vừa ngăn chặn các hành vi lạm dụng xảy ra thêm nữa, vừa tạo sự tin tưởng cho những người khác rằng những nỗ lực của chúng ta sẽ mang lại sự thay đổi thực sự và đáng tin cậy”, Đức Thánh Cha Phanxicô nói.

“Tôi khuyến khích anh chị em lắng nghe tiếng kêu của các nạn nhân và tự dấn thân, cùng với nhau và với xã hội theo nghĩa rộng hơn, trong các cuộc thảo luận quan trọng này vì chúng thực sự chạm đến tương lai của Giáo hội ở Trung và Đông Âu – chứ không chỉ tương lai của Giáo hội, nhưng cả tâm hồn của các Kitô hữu. Đây là trách nhiệm của chúng ta”.

Phát biểu vào ngày 20 tháng 9, Triết gia và Thần học gia người Séc, Đức Ông Tomáš Halík, cho biết rằng vấn nạn giáo sĩ lạm dụng tình dục là một khía cạnh của một cuộc khủng hoảng sâu sắc trong Giáo hội ngày nay. Ngài chỉ ra một số nguyên nhân sâu xa ở các quốc gia hậu cộng sản ở Trung và Đông Âu, bao gồm chủ nghĩa giáo quyền, chủ nghĩa hiếu thắng và lạm dụng quyền lực. Chỉ có cải cách triệt để mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này, Đức Ông Tomáš Halík nói.

Giáo sư Giáo luật Myriam Wijlens nhấn mạnh sự cần thiết đối với các Giám mục để có cách tiếp cận có trách nhiệm đối với các trường hợp lạm dụng. Bà lưu ý rằng trong quá khứ, một số vị chỉ tập trung vào danh tiếng của Giáo hội hơn là phúc lợi của các nạn nhân, gây ra khủng hoảng lòng tin và đánh mất thẩm quyền luân lý.

F2460EFC-022E-4C5D-8713-F0217BA4319E

Ngày 21 tháng 9 được dành riêng cho các tác động thần học của cuộc khủng hoảng lạm dụng. Linh mục người Ba Lan, Cha Grzegorz Strzelczyk, chia sẻ rằng suy tư thần học là một yếu tố thiết yếu trong phản ứng của Giáo hội, bên cạnh các phương pháp tiếp cận pháp lý, tâm lý và tâm linh.

Cha Strzelczyk nhấn mạnh rằng Giáo hội chỉ có thể đáng tin cậy nếu, đối mặt với sự dữ nghiêm trọng, Giáo hội có khả năng ăn năn hầu dẫn đến một sự thay đổi đích thực và sâu sắc trong con người.

Cha Strzelczyk cũng kêu gọi một nền thần học mới về quản trị Giáo hội, để Giáo hội không hành xử như một tập đoàn chỉ bận tâm đến hình ảnh của mình.

Vào ngày cuối cùng, Đức Tổng Giám mục Wojciech Polak, Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã phát biểu tại hội nghị, kêu gọi một phản ứng toàn diện đối với vấn nạn lạm dụng, với sự tham gia của các nhà tâm lý học, các nhà trị liệu, các bác sĩ tâm thần và các nhà thần học.

Đức Tổng Giám mục Polak phát biểu trong một cuộc họp bế mạc ngắn rằng “nếu không có sự hợp tác thực sự, chúng ta sẽ tiếp tục phải vật lộn với một tình huống liên quan đến các giáo sĩ mà chúng ta có nguy cơ rằng một số sẽ tiếp tục giữ im lặng về những vấn đề này và không cảm thấy rằng đây là vấn đề của toàn thể Giáo hội”.

Kết thúc bài giảng của mình vào ngày 20 tháng 9, Đức Hồng Y O’Malley nói: “Vì vậy, chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa để, theo những cách khôn ngoan của Thiên Chúa, những đau khổ này có thể trở thành hạt giống của một Giáo hội kiên cường hơn, yêu thương hơn và trung thành hơn, khiêm tốn thừa nhận những lỗi lầm của mình và kiên định đi tìm công lý, hòa giải với những người bị làm tổn hại”.

“Chỉ bằng cách can đảm nỗ lực làm việc để mang lại công lý và sự chữa lành cho các nạn nhân thì bản thân chúng ta mới có thể được chữa lành”.

Minh Tuệ (theo CNA)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube