ĐTC Phanxicô hồi tưởng các chiến binh Lithuania đấu tranh cho tự do và các nạn nhân của các cuộc chiếm đóng

Tham quan Bảo tàng về các cuộc chiếm đóng và các cuộc đấu tranh cho Tự do tại Vilnius vào ngày 23 tháng 9, ĐTC Phanxicô đã đưa ra lời cầu nguyện tưởng nhớ đến tất cả những ai đã bất chấp sự thống trị của người khác.

Hôm Chúa Nhật 23/8, ĐTC Phanxicô đã kết thúc chuyến Tông du kéo dài hai ngày của mình tới Lithuania với chuyến thăm Bảo tàng KGB ở Vilnius, nơi mà Ngài đã lên án những đau khổ mang lại bởi sự thống trị hoàn toàn cũng như sự tham vọng vô độ trong ba cuộc chiếm đóng.

Sau sự sụp đổ của các chính thể quân chủ Nga và Phổ vào cuối Thế chiến I, Lithuania, Latvia và Estonia đã tuyên bố nền độc lập của mình vào năm 1918. Tuy nhiên vào năm 1940, hồng quân của Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic, đồng thời tuyên bố họ là những quốc gia Cộng hòa Liên Xô. Năm sau, Đức Quốc Xã đã giành quyền kiểm soát cho đến năm 1944, sau đó nước Nga Xô Viết lại tiếp tục chiếm đóng các quốc gia này. Với sự sụp đổ hoàn toàn của Liên Xô vào năm 1990, ba quốc gia này đã giành lại tự do của mình. Năm nay, các quốc gia vùng Baltic sẽ đánh dấu kỉ niệm 100 năm tuyên bố độc lập của họ.

Khi ĐTC Phanxicô cầu nguyện trước các bức tường vốn “hồi tưởng đến những đau khổ mà rất nhiều người dân Lithuania đã phải chịu đựng”, Ngài đã nài xin Thiên Chúa nâng đỡ Lithuania để nó có thể trở thành “ngọn hải đăng của hy vọng”, “một vùng đất của những kí ức và hành động, không ngừng cam kết chiến đấu chống lại tất cả mọi hình thức bất công”.

Dưới đây là Lời Cầu Nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô:

“Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27:46)

cq5dam.thumbnail.cropped.750.422-19Tiếng kêu của Ngài, lạy Chúa ơi, vẫn tiếp tục vang lên. Nó vang vọng trong những bức tường này gợi lại những đau khổ mà rất nhiều người con của dân tộc này phải chịu đựng. Những người dân Lithuania và những người dân đến từ các quốc gia khác đã trả giá bằng chính xương máu của họ, cái giá của cơn khát quyền lực tuyệt đối về phía của những kẻ tìm kiếm sự thống trị hoàn toàn.

Tiếng kêu của Ngài, lạy Chúa, được lặp lại trong tiếng kêu khóc của những người vô tội, trong sự hiệp nhất với Ngài, kêu thấu tới trời. Đó chính là Thứ Sáu Tuần Thánh của những sự đau buồn và cay đắng, của sự bỏ rơi và bất lực, của sự tàn nhẫn và vô nghĩa mà dân tộc Lithuania này đã phải trải qua như là kết quả của một sự tham vọng vô độ vốn đã làm chai đá và mù lòa tâm hồn.

Tại nơi tưởng niệm này, lạy Chúa, chúng con cầu nguyện để tiếng kêu của Ngài có thể khiến chúng con luôn thức tỉnh. Xin cho tiếng kêu của Ngài, lạy Chúa, có thể giải thoát chúng con khỏi căn bệnh tâm linh vốn vẫn tiếp lục là một sự cám dỗ liên tục đối với chúng con với tư cách là một con người: sự quên lãng đối với những kinh nghiệm và đau khổ của những người đã đi trước chúng con.

Nơi tiếng kêu của Ngài, cũng như nơi cuộc sống của tất cả những người đã phải chịu đựng nhiều đau khổ trong quá khứ, nguyện xin cho chúng con có thể tìm thấy sự can đảm để có thể tự cam kết với hiện tại và tương lai. Nguyện xin cho tiếng kêu đó khuyến khích chúng con đừng bao giờ để cho mình bị đè bẹp bởi những thói quen của thời đại,  bởi những khẩu hiệu đơn thuần, hoặc những nỗ lực nhằm hạ thấp hoặc tước đoạt khỏi bất kỳ người nào phẩm giá mà Ngài đã ban cho họ.

Lạy Chúa, nguyện xin cho Lithuania có thể trở thành một ngọn hải đăng của hy vọng. Nguyện xin cho nó có thể trở thành một vùng đất của những kí ức và hành động, liên tục cam kết chiến đấu chống lại tất cả mọi hình thức bất công. Nguyện xin cho nó có thể nó thúc đẩy những nỗ lực sáng tạo để bảo vệ quyền của tất cả mọi người, đặc biệt là những người không có khả năng tự vệ và dễ bị tổn thương nhất. Và nguyện xin cho Lithuania có thể trở thành thầy dạy cho tất cả mọi người trong việc hòa giải và hài hòa sự đa dạng.

Lạy Chúa, xin ban cho chúng con đừng bao giờ để cho mình trở nên câm điếc trước lời kêu xin của tất cả những anh chị em đã kêu lên tới tận trời trong thời đại của chúng con.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube