ĐHY Filoni: ‘Mỗi người đều là một nhân tố trong công cuộc truyền giáo’

Nhân dịp kỉ niệm Ngày Thế giới Truyền Giáo năm nay, trọng tâm đó chính là việc làm chứng và loan báo Chúa Kitô vốn được dẫn dắt bởi lòng yêu mến Thiên Chúa và con người. Vào năm 2019, tháng Truyền giáo ngoại thường do ĐTC Phanxicô công bố sẽ được tổ chức vào tháng 10 để kỷ niệm 100 năm bức Tông Thư “Maximum Illud” của Đức Giáo Hoàng Benedict XV, vốn đã thay đổi thái độ truyền giáo của Giáo Hội. 

cq5dam_

Chủ đề của Tháng Truyền giáo do ĐTC Phanxicô công bố vào tháng 10 năm 2019 đó chính là ‘Được Rửa Tội và được sai đi: Giáo Hội của Chúa Kitô đối với sứ mạng truyền giáo trên thế giới’ nhằm đánh dấu 100 năm bức Tông Thư ‘Maximum Illud’ do Đức Giáo Hoàng Benedict XV ban hành, vốn đã thay đổi thái độ truyền giáo của Giáo Hội.

Linh mục Fabrizio Meroni thuộc Hội truyền giáo PIME đã chia sẻ về vấn đề này trong buổi trình bày diễn ra sáng hôm thứ Sáu 19/10 về Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay. Linh mục Fabrizio cũng đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa Thượng Hội đồng Giám mục về khu vực Amazon và Tháng Truyền giáo ngoại thường vào tháng 10 năm 2019. ĐTC Phanxicô trên thực tế muốn cả hai sự kiện này phải đại diện cho tinh thần nhiệt huyết duy nhất của Giáo Hội đối với công cuộc truyền giáo.

Hôm 20 tháng Năm, ĐTC Phanxicô đã ban hành một thông điệp có tựa đề “Cùng với người trẻ, chúng ta hãy mang Tin Mừng đến cho tất cả mọi người” cùng với Thượng Hội Đồng về Giới Trẻ, ĐHY Fernando Filoni, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân tộc, cho biết.

ĐHY Filoni lưu ý rằng với những lời đầu tiên – “Các bạn trẻ thân mến, Cha muốn cùng với các con suy tư về sứ mạng truyền giáo mà chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa Kitô – ĐTC Phanxicô nhấn mạnh với các bạn trẻ rằng tất cả mọi người đều được giao phó sứ mạng truyền giáo và ơn gọi, và tất cả mọi người đều là một nhân tố trong sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội, vốn nhằm mục đích hướng đến việc loan báo Tin Mừng cho đến tận cùng thế giới.

Điều này có nghĩa là vượt qua tất cả mọi biên giới, vốn không chỉ là về mặt địa lý, ĐHY Filoni nhấn mạnh. Trên thực tế, nhiều người đã không được nghe lời rao giảng đầu tiên – thực tế là hai phần ba dân số thế giới trên – và nhiều cộng đồng cần một cuộc Phúc Âm hóa lần thứ hai. Do đó, sứ mạng của Giáo Hội không hề kết thúc.

Quả thực hết sức quan trọng, ĐHY Filoni trả lời câu hỏi của phóng viên, để hiểu được việc khái niệm truyền giáo đã dần hoàn thiện theo thời gian trong Giáo Hội. Từ một thái độ gần như ‘thực dân hóa’, nó đã trở thành một đề xuất vốn tôn trọng văn hóa và bản sắc của mỗi dân tộc.

Đó không phải là việc khiến ai đó từ bỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo của họ để theo một tín ngưỡng hoặc tôn giáo khác mà là về việc làm chứng và loan báo Chúa Kitô được hướng dẫn bởi lòng yêu mến đối với Thiên Chúa và con người.

Vị Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân tộc cũng lưu ý rằng Tin Mừng, thông qua Giáo Hội, chính là một tài sản lớn đối với những nơi mà nó nhận thấy những biểu hiện xã hội trong các trường học, bệnh viện, tiếp cận cộng đồng, đối thoại và việc cùng nhau tồn tại hòa bình.

Ở nhiều nơi trên thế giới, các Giáo hội đang trên đà phát triển, ý thức rằng họ hoạt động như những nhà truyền giáo cho các vùng lãnh thổ của họ thông qua sự hỗ trợ của Giáo Hội hoàn vũ cũng như Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân tộc.

Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay, Đức Cha Giampietro Dal Toso, Chủ tịch Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng, lưu ý sự hỗ trợ bằng hai phương tiện: trước hết là những lời cầu nguyện, bởi vì đức tin, tuy nhiên, luôn luôn là một món quà từ Thiên Chúa; và thứ hai là những khoản quyên góp thu được sau các Thánh lễ được của hành hôm Chúa Nhật Truyền giáo. Trong thực tế, công việc truyền giáo cần sự hỗ trợ cụ thể như vậy để tất cả mọi thứ được tiến triển tốt đẹp.

Về việc gây quỹ, Đức Cha Dal Toso giải thích về việc các Giáo hội non trẻ địa phương được khuyến khích để trở nên minh bạch về mặt hành chính để sử dụng tốt những khoản đóng góp tài chính mà họ nhận được.

Đối với vấn đề về những thành quả của một cuộc quyên góp như vậy, Chủ tịch Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng cho biết rằng nó tương ứng với sự phát triển ý thức liên kết của mọi người với Giáo Hội và đức tin.

Đồng thời, trong nhiều xã hội vốn đã trải qua sự tục hóa, việc đóng góp công đức đã bị suy giảm. Tuy nhiên, ngay cả ở một số nước châu Âu đã có một sự tăng trưởng gần đây. Và việc bỏ tiền thau trong Thánh lễ không phải là cách duy nhất để quyên tiền. Các kế hoạch đang được tiến hành để xem xét những cách thức khác chẳng hạn như Internet.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube