ĐHY D'Rozario: ‘Chuyến viếng thăm Bangladesh của ĐTC Phanxicô đã làm cảm động nhiều người’

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện chuyến Tông du tới Á Châu vào tuần trước. Ngài đã viếng thăm Myanmar, từ ngày 27 đến 30 tháng Mười Một, sau đó bay sang nước láng giềng Bangladesh và trở về Rome vào ngày 3 tháng 12. Khẩu hiệu của chuyến viếng thăm Bangladesh từ ngày 30 Tháng Mười Một đến ngày 3 Tháng Mười Hai đó chính là “Hòa giải và Hòa bình”.

Sau chuyến viếng thăm, chúng tôi đã gọi điện cho Đức Hồng Y Patrick D’Rozario, Tổng Giám mục Địa phận Dhaka, để tìm hiểu về việc Ngài cảm thấy thế nào về chuyến viếng thăm này, và Ngài đã tỏ ra hào hứng với điều đó.

Đức Hồng Y D’Rozario bày tỏ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, đồng thời cảm ơn chính phủ Bangladesh và Vatican vì sự thành công của chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô. Cả hai quốc gia và Giáo hội, ĐHY D’Rozario nói, rất hài lòng với kết quả chuyến viếng thăm này.

Sứ giả của Tin Mừng

Trong một thông điệp video gửi đến quốc gia này trước chuyến viếng thăm của mình, ĐTC Phanxicô đã vạch ra ba mục tiêu chính của chuyến viếng thăm Dhaka, mà theo như ĐHY D’Rozario cho biết đã đạt được và đó là điều mà quốc gia này cũng đã trải qua. Trong thông điệp, ĐTC Phanxicô cho biết Ngài sẽ đến như “một sứ giả của Tin Mừng về sứ điệp của Đức Giêsu Kitô để loan truyền sứ điệp hòa giải, tha thứ và bình an”. ĐHY D’Rozario cho biết điều này có thể nhận thấy rõ ràng trong tất cả các sự kiện của Giáo Hoàng, đặc biệt trong các cuộc gặp gỡ liên tôn và đại kết của các nhà lãnh đạo tôn giáo mà Ngài miêu tả như là “một sự tán dương đối với sự hòa hợp” hòa bình và hòa giải vốn có thể cảm thấy một cách đặc biệt trong cuộc gặp gỡ với những người tị nạn Rohingya. Sự kiện này cũng chính là khoảnh khắc của việc cầu nguyện, mà trong đó đại diện của tất cả các tôn giáo đều tham gia.

Sự củng cố đối với đức tin của Giáo hội Công giáo

ĐHY D’Rozario cho biết rằng mục tiêu thứ hai của ĐTC Phanxicô đó chính là “củng cố đức tin của Giáo hội Công giáo” mà Ngài cho biết là điều này đã xảy ra. ĐHY D’Rozario nói, hơn 80.000 tín hữu cùng quy tụ với nhau có thể nhìn thấy và lắng nghe ĐTC Phanxicô và “đáng ngạc nhiên là Ngài đã đi xung quanh và rất nhiều người đã có thể chạm vào Ngài”. Mọi người rất đỗi vui mừng vì họ có thể nhìn thấy Ngài từ gần đó cũng như “cùng cầu nguyện và hiệp lòng hiệp ý với ĐTC Phanxicô”.

Vị Hồng y 74 tuổi cho biết rằng chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô cũng đã mang lại “một cảm thức về căn tính của mình” đối với người Công giáo Bangladesh, những người mà mặc dù chỉ là một nhóm thiểu số nhưng lại cảm thấy họ là “một ai đó” tại quốc gia của mình. ĐTC Phanxicô đã mang lại cho họ một “sự khích lệ lớn” khiến cho họ “cảm thấy mình là quan trọng”.

Đức Thánh Cha cũng đã vạch ra những ưu tiên mục vụ của Giáo Hội khi Ngài gặp gỡ các Giám mục của quốc gia. Vị Hồng y đầu tiên của Bangladesh, cũng như vị Hồng y đầu tiên của thế giới đến từ một trong số những dân tộc nói tiếng Bengal, lưu ý rằng Đức Thánh Cha rất hài lòng với tinh thần hiệp thông giữa các tín hữu, các tu sĩ và hàng giáo phẩm, và ĐTC Phanxicô cũng khuyến khích việc đề xướng người giáo dân.

AP4247410_Articolo

Rohingya – đỉnh cao của chuyến Tông du

Tuy nhiên, đỉnh cao của toàn bộ chuyến viếng thăm Bangladesh, theo ĐHY D’Rozario, đó là cuộc đối thoại liên tôn và hội nghị đại kết, vốn chính là “một sự tán dương đối với sự hòa hợp thực sự, các mối quan hệ văn hoá và tôn giáo”, vốn cũng bao gồm “cuộc đối thoại với người nghèo” và đặc biệt là việc gặp gỡ những người tị nạn Rohingya vào phần bế mạc. Tất cả mọi người đều có thể chứng kiến việc ĐTC Phanxicô tiếp đón những người tị nạn Rohingya, và tất cả các nhà lãnh đạo tôn giáo đều ôm chầm lấy những người tị nạn này. Vì vậy, đó chính là “một sự tán dương, một lễ hội” mà chính nó cũng là một cuộc đối thoại, ĐHY D’Rozario nói. Theo Ngài, chuyến viếng thăm của ĐTC Phanxicô là “vô cùng tuyệt vời” và nó đã để lại một “bằng chứng quan trọng” không chỉ trong số các Kitô hữu mà còn trong số các tín đồ thuộc các tôn giáo khác. ĐHY D’Rozario cho biết tất cả mọi người đều “vố cùng háo hức và tham gia” vào tất cả các sự kiện khác nhau; các phương tiện truyền thông đã rất tích cực về chuyến thăm này và việc sử dụng danh xưng Rohingya của ĐTC Phanxicô là “một món quà lớn đối với Bangladesh”.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube