Con người phải là mối quan tâm chính trong sự phát triển, theo Vatican

Đức Hồng Y Gerhard Müller – Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, và Đức Hồng Y Peter Turkson – Tổng trưởng Thánh bộ Cổ võ sự Phát triển Con người toàn diện, đã khai mạc hội nghị kỷ niệm 50 năm Thông điệp “Populorum Progressio”, một thông điệp xã hội về sự phát triển của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI.

20170405 TurksonSự cam kết của Giáo hội Công giáo trong việc thúc đẩy công lý, bảo vệ phẩm giá con người, xây dựng hòa bình và cổ võ sự phát triển là một sự đáp trả đối với tầm nhìn của Kitô giáo về thế giới và kế hoạch của nó, các quan chức Vatican cho biết tại buổi họp báo.

Đức Hồng Y Gerhard Müller – Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, và Đức Hồng Y Peter Turkson – Tổng trưởng Thánh bộ Cổ võ sự Phát triển Con người toàn diện, đã khai mạc hội nghị kỷ niệm 50 năm Thông điệp “Populorum Progressio”, một thông điệp xã hội về sự phát triển của Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô VI.

“Chính trong thế giới này, chúng ta có thể cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta”, và cũng chính trong thế giới này, mỗi người chúng ta đều được mời gọi học hỏi để có thể nhận biết, yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa, và phụng sự Ngài cũng như anh chị em chúng ta – ĐHY Müller chia sẻ hôm 3/4 vừa qua. Do đó, người ta không thể biện hộ cho những sự tách biệt giữa những bận tâm đến những thụ tạo của Thiên Chúa và những bận tâm đến công trình sáng tạo của Ngài, đặc biệt là việc sáng tạo nên con người.

Sự thiếu chiều kích đức tin và thiếu tập trung vào mục đích siêu việt đối với sự sống con người, các quan niệm nặng tính ý thức hệ và chính trị đối với sự phát triển, sẽ dẫn đến sự thất bại, mặc dù chúng có thể đưa đến một số thành công ban đầu – ĐHY Müller nói. Các tầm nhìn về sự phát triển phi Kitô giáo bao gồm: ý tưởng “cộng sản” trong việc “tạo ra một thiên đường trên trái đất”, ý tưởng “thực dụng” trong việc tìm kiếm “hạnh phúc đối với hầu hết mọi người”, “thuyết tiến hóa Darwin” hoặc ý niệm “có toàn quyền” đối với sự sống còn và sự phát triển đối với những thứ vững chắc nhất, và tầm nhìn “tư bản” với sự bóc lột đối với thế giới cũng như các công nhân”.

“Nếu chúng ta sử dụng những phương tiện này, chúng ta đang vi phạm phẩm giá của con người” – ĐHY Müller nói. Tầm nhìn của Kitô giáo về sự phát triển khẳng định tất cả mọi người đều được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa trong việc thực hiện vương quốc của Ngài. Không được chỉ đơn thuần quan tâm đến “sự sống đời sau” hoặc chỉ đơn giản bận tâm về cuộc sống trần thế, nhưng cần nhận thức rằng đời sống con người phải bao gồm cả hai khía cạnh ấy.

Sự tin tưởng vào Thiên Chúa và trách nhiệm đối với thế giới “được nối kết không thể tách rời nơi Đức Kitô – Đấng đã đến thế gian không chỉ để giải thoát chúng ta ra khỏi thế gian, nhưng còn là để đưa thế gian trở lại kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa” – ĐHY Müller nói. Các Kitô hữu được mời gọi “phản chiếu Lòng thương xót của Thiên Chúa và tôn vinh Ngài qua các việc lành phúc đức của mình”.

Lời mời gọi của các Kitô hữu dấn thân giữa thế giới – ĐHY Müller nói – có nghĩa là phải dấn thân để cổ võ hòa bình, hạn chế các loại vũ khí vốn “có thể phá huỷ toàn bộ nhân loại”, đảm bảo khoa học và công nghệ phải được sử dụng cho sự tiến bộ và đồng thời không làm tổn hại đến phẩm giá con người, chống lại các hình thức nô lệ hiện đại và chăm sóc những người nhập cư cũng như những người tị nạn.

“Giáo hội không phải là một tổ chức vận động hành lang tìm kiếm sự ủng hộ những lợi ích của chính mình” – ĐHY Müller nói – nhưng là một cộng đồng bao gồm các tín hữu dấn thân cho việc bảo vệ nhân phẩm của tất cả mọi người vốn là những thụ tạo được Thiên Chúa dựng nên.

ĐHY Turkson cho biết tên của Thánh Bộ Cổ võ sự Phát triển Con người Toàn diện được rút ra trực tiếp từ giáo huấn của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI trong Thông điệp “Populorum Progressio”, nhấn mạnh rằng khái niệm phổ biến về sự phát triển, đặc biệt trong việc đề cập đến những nỗ lực quốc tế nhằm giúp đỡ các nước nghèo trên thế giới, đã quá hạn chế khi nó tập trung chủ yếu vào kinh tế hơn là vào con người.

Sự phát triển con người toàn diện chủ yếu tập trung “vào toàn bộ con người cũng như tất cả mọi người”, thừa nhận họ chính là những tác nhân đầu tiên trong sự phát triển và tiến bộ của chính họ, ĐHY Turkson cho biết. Định nghĩa về sự phát triển, Giáo hội Công giáo cho rằng đó chính là vượt qua khỏi một tình trạng sống trong đó phẩm giá con người bị tổn thương, đạt tới một tình trạng trong đó phẩm giá con người được củng cố.

“Tình yêu trở thành yếu tố cơ bản đẩy nhanh quá trình phát triển” – ĐHY Turkson nói. “Sự phát triển con người toàn diện”, bằng cách nhận ra tình yêu Thiên Chúa và muốn chia sẻ nó, cho thấy mối bận tâm đối với những người di cư cũng như những người tị nạn, những người đau yếu, các nạn nhân chiến tranh cũng như đối với tất cả những người phải đối diện với việc bị đẩy ra bên lề xã hội vì nghèo đói hoặc vì vấn đề sắc tộc.

Minh Tuệ (theo Crux)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube