Chủ nghĩa Giáo sĩ trị sẽ bóp méo hình ảnh Giáo Hội

Hôm thứ Ba 26/4, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng hàng giáo sĩ phải phục vụ giáo dân chứ không phải để được phục vụ, đồng thời Ngài lên tiếng chống lại Chủ nghĩa giáo sĩ trị, Ngài gọi đó là một trong những biến dạng lớn nhất ảnh hưởng đến Giáo Hội tại Châu Mỹ La Tinh. Những nhận định của Ngài được đưa ra trong một lá thư dài suy tư về vai trò của giáo dân đã được gửi đến Đức Hồng Y Marc Ouellet, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về châu Mỹ Latinh.

giaohoangthamMexico

Lá thư của Đức Thánh Cha được đưa ra ngay sau Hội Nghị Khoáng Đại của Hội đồng Giáo Hoàng gần đây với chủ đề là “vai trò không thể thiếu của các tín hữu giáo dân trong đời sống cộng đoàn của các nước châu Mỹ Latinh”.

Trong lá thư, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng Ngài muốn tiếp tục đào sâu những thảo luận và suy tư được đề cập đến trong Hội Nghị Khoáng Đại để tránh việc Hội Nghị này “không sinh hoa trái” cho Giáo Hội.

Ngài kêu gọi hàng giáo sĩ hãy trở nên gần gũi với giáo dân và quan tâm đến đời sống của người tín hữu hơn nữa để tránh rơi vào cái bẫy của việc áp dụng một vài khẩu hiệu nào đó, mặc dù khẩu hiệu đó có ý nghĩa rất tốt nhưng trong thực tế thì lại không đem lại hiều quả trong việc giúp đỡ cho đời sống của các cộng đoàn tín hữu chúng ta.  Đức Thánh Cha nhắc đến một câu nói nổi tiếng “đã đến thời của các giáo dân”, Ngài nói rằng trong trường hợp cụ thể này, cũng giống như một chiếc đồng phát ra những tiếng ken két vì đã đến lúc nó không thể hoạt động tốt và phải dừng lại.

Chúng ta phải ghi nhớ – Ngài nói – rằng tất cả chúng ta trong hàng ngũ các giáo sĩ đều bắt đầu đời sống của chúng ta với tư cách là những giáo dân và “phải nhớ rằng Giáo Hội không phải là một nhóm ưu tuyển của các Linh mục, Tu sĩ, Giám mục, mà tất cả chúng ta được mời gọi để trở nên Dân Thánh của Thiên Chúa”.

Quay trở lại vấn đề giáo sĩ trị, Đức Thánh Cha nói Ngài xem đó là kết quả của “một đường lối sai lầm trong việc sống các chiều kích của Giáo hội do Công Đồng Vatican II đề nghị”, và Ngài gọi chủ nghĩa giáo sĩ trị là “một trong những biến dạng lớn nhất ảnh hưởng đến Giáo Hội ở Châu Mỹ La Tinh”.

Ngài nói chủ nghĩa giáo sĩ trị có nhiều tác động tiêu cực chẳng hạn như nó xoá sạch những căn tính của người Kitô Hữu và tạo nên một não trạng xem nhẹ ân sủng nơi Bí tích Thánh Tẩy mà Chúa Thánh Thần đã đặt để nơi tâm hồn của người tín hữu.  

Chủ nghĩa giáo sĩ trị, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, “bỏ quên tính hữu hình và tính Bí tích của Giáo Hội vốn thuộc về tất cả mọi người trong dân Chúa chứ không phải chỉ dành riêng cho một số thành phần ưu tuyển trong Giáo Hội”.

Về mặt tích cực, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng Châu Mỹ La Tinh mang đậm nét đặc trưng bởi nhiều gương sáng về mục vụ và lòng mộ đạo, Ngài nói đây là một trong số rất ít nơi mà người giáo dân (kể cả các Linh mục) có thể đón nhận Chúa Thánh Thần mà không có tình trạng giáo sĩ trị là điều mà Ngài nói “tìm cách kiểm soát các giáo dân lãnh nhận Bí tích Xức dầu Thánh của Thiên Chúa”. Ngài cảnh báo rằng Chủ nghĩa giáo sĩ trị này “có những giới hạn” và có thể đôi khi nó sẽ bóp méo hình ảnh về Giáo Hội và Ngài nói nếu nó được “dẫn dắt cách đúng đắn”, sẽ tạo nên nhiều giá trị nhân bản tuyệt vời chẳng hạn như lòng quảng đại, sự tận hiến, hy sinh và tinh thần mở với tha nhân.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói về tầm quan trọng của việc cổ võ và hỗ trợ cho những nỗ lực của người tín hữu đang dấn thân trong các công việc mục vụ của Giáo Hội .Đồng thời, Ngài nhấn mạnh “Các Mục tử không được tỏ ‘thái độ giáo sĩ trị’ khi bắt các giáo dân của mình phải làm thế này thế kia”, nhưng trong những tính huống như vậy, Đức Thánh Cha nhắn nhủ “các con nên nhớ rằng trong một số lĩnh vực, nhiều khi giáo dân lại kinh nghiệm và biết rõ hơn chúng ta nhiều”.

“Sẽ là một việc phi lý và thậm chí không thể xảy ra được”, Ngài nói tiếp, “nếu chúng ta với tư cách là các Mục tử, tin rằng chúng ta có quyền độc đoán trong việc giải quyết vô vàn những thách đố đang được đặt ra trong đời sống thời hiện đại”.

Kết thúc lá thư, Đức Thánh Cha một lần nữa nhắc lại rằng các tín hữu là những nhân tố chính của Giáo Hội cũng như thế giới và Ngài cũng nhấn mạnh rằng “chúng ta được mời gọi để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ”.

Minh Tuệ (Nguồn: radiovaticana.va)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube