Các Kitô hữu bị bách hại tại Miến Điện là những người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chính sách hạn chế tị nạn của Trump

Nhiều Kitô hữu bị bách hại tại Myanmar sẽ phải chờ đợi thị thực do quyết định giảm hiệu lực thị thực của Tổng thống Trump. “Chúng tôi không phải là những kẻ khủng bố, chúng tôi là những Kitô hữu. Chúng tôi sẽ không bao giờ gây ra những điều rắc rối tại Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ học hành, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ. Chúng tôi chỉ tìm kiếm sự an toàn cho mình”, một người tị nạn Miến Điện chia sẻ.

20170318 Miến ĐiệnCác Kitô hữu bị bách hại tại Myanmar có thể là những người đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chính sách giảm hiệu lực thị thực tị nạn của Tổng thống Donald Trump.

Tin, cùng với chồng và năm đứa con đã vượt qua nhiều trở ngại đối với những người tị nạn đến Hoa Kỳ như: việc xét nghiệm máu, các cuộc phỏng vấn, xét nghiệm DNA và dấu vân tay, kiểm tra lý lịch. Cô phải mang theo những vật dụng cần thiết, một cuốn Kinh Thánh cũ kĩ và luôn xạc đầy pin điện thoại để chờ đợi cuộc gọi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Lệnh cấm du lịch dài 16 trang của Tổng thống Donald Trump cản trở việc cấp thị thực mới đối với những người đến từ 6 quốc gia đa số là người Hồi giáo và ngừng chương trình tị nạn của Hoa Kỳ cho đến giữa tháng Bảy. Sắc lệnh của ông Trump có hiệu lực hôm thứ Năm vừa qua, nhưng một thẩm phán liên bang đã ngăn chặn sắc lệnh này trước khi nó được bắt đầu.

Sắc lệnh này cũng bao gồm việc cắt giảm tổng thể 55% đối với các thị thực tị nạn, theo như kế hoạch từ 110.000 còn 50.000 trong năm nay. Điều này có nghĩa là – tại một số nơi tuyệt vọng nhất trên thế giới – cuối cùng thì 60.000 thị thực tị nạn sẽ không được cấp.

Vậy ai sẽ là những người nằm trong con số 60.000 người có thể bị đánh mất cơ hội định cư tại Hoa Kỳ vào tháng Chín sắp tới? Một phân tích của Associated Press đối với những dữ liệu trong vòng 10 năm đối với những người tị nạn cho thấy rằng quốc gia xuất xứ phổ biến nhất của họ không nằm trong bất kỳ 6 quốc gia nào trong lệnh cấm đi lại, mà lại là Myanmar, còn được gọi là Miến Điện. Hàng ngàn người, giống như Tin và gia đình cô, là những Kitô hữu bị bức hại tại quê nhà của họ.

Họ dự kiến sẽ có thể được tái định cư trước tháng 9 tại đất nước Hoa Kỳ – nơi mà họ cho là quê hương thứ hai của họ. Hơn 160.000 công dân Miến Điện đã định cư tại Hoa Kỳ trong thập kỷ qua, nhiều hơn bất kỳ nhóm nào khác. Họ chiếm gần 25% trong số những người tị nạn mới tại Hoa Kỳ từ năm 2007.

“Hoa Kỳ mới thực sự là tổ quốc của chúng tôi nếu xét về mặt tôn giáo”, Tin – 38 tuổi – cho biết. “Họ đã gửi các nhà truyền giáo của họ đến đất nước chúng tôi và dạy dỗ chúng tôi trở thành những Kitô hữu. Và nay chúng tôi phải chạy trốn khỏi quê hương đất nước của mình. Điều chúng tôi cần trên hết chính là sự an toàn”.

Các Kitô hữu phải đối diện với sự phân biệt về tôn giáo và chính trị nơi đất nước Myanmar mà Phật giáo chiếm đa số. Nền dân chủ mới khởi sự tại nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi một quân đội trị vì trong cả nửa thế kỷ và vẫn đang xảy ra các cuộc chiến với một số nhóm sắc tộc, một số trong số đó phần đông là các Kitô hữu.

Tin và cộng đồng của cô đã phải rời bỏ tiểu bang Chin – nơi mà tổ chức Human Rights Watch cho biết hơn 90% cư dân đã tuân thủ giáo lý của Giáo hội Báp-tít Hoa Kỳ năm 2009, khiến họ chống lại chiến dịch quân sự nhằm nâng cao Phật giáo lên trên tất cả các tôn giáo khác.

Tin và những người khác cho biết khi họ cùng nhau quy tụ để đọc kinh chung gia đình, người ta ném đá vào họ. Quân lính ập vào nhà thờ trong khi cộng đoàn đang cử hành Thánh lễ. Họ phải cất giấu những quyển Kinh Thánh quý báu vì lo sợ sẽ bị tấn công.

Một giáo viên tên Sang, 29 tuổi, một người tị nạn Miến Điện và là một sinh viên thần học đang theo học tiếng Anh, hồi tuần trước đã đọc qua cách tỉ mỉ bản copy sắc lệnh của tổng thống Trump rồi gật gù tỏ vẻ tán thành.

Anh cho biết rằng trong khi anh đồng ý với nhu cầu loại những kẻ khủng bố ra khỏi Hoa Kỳ, “Chúng tôi không phải là những kẻ khủng bố, chúng tôi là những Kitô hữu. Chúng tôi sẽ không bao giờ gây ra bất kì rắc rối nào tại Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ được học hành, chúng tôi sẽ làm việc chăm chỉ. Chúng tôi chỉ tìm kiếm sự an toàn”.

Tin và Sang là một trong số hơn 100.000 người tị nạn Miến Điện đã bị buộc phải trốn chạy trong những năm gần đây. Họ phải lang thang vất vưởng trong cảnh nghèo nàn đến khốn khổ tại Malaysia. Con cái của họ không thể đến trường, và họ phải đối diện với nguy cơ bị trục xuất hoặc giam giữ nếu họ bị cáo buộc có liên quan đến bất kì một loại tội phạm nào.

Và đó không chỉ là các Kitô hữu. Hàng trăm ngàn người Hồi giáo Rohingya cũng bị buộc phải trốn khỏi đất nước với 51 triệu dân, nơi các binh lính đã ra tay thiêu rụi nhà cửa, hãm hiếp phụ nữ và giết hại thường dân trong một cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng Mười vừa qua.

“Sắc lệnh của tổng thống Trump bảo vệ quốc gia khỏi những tay khủng bố ngoại quốc nhập cư vào Hoa Kỳ”, đồng thời cho biết việc cắt giảm giới hạn là cần thiết vì lợi ích của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc cắt giảm cách đột ngột đối với các thị thực tị nạn làm gián đoạn công việc đang được tiến hành bởi các cơ quan thực thi pháp luật liên bang và các tổ chức phi chính phủ trên toàn thế giới trong việc tiến hành kiểm tra đối với 110.000 công dân vào năm 2017, đây là một con số cao nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đó là một nỗ lực nhằm thực hiện việc cắt giảm đối với con số 65 triệu người tị nạn, những người xin tị nạn và người di tản trong nước trên toàn thế giới.

Gần 38.000 người đã được cấp phép cho đến nay. 72,000 người khác đang chuẩn bị nhập cảnh trước khi năm tài khóa kết thúc vào tháng Chín. Thay vào đó, theo sắc lênh của ông Trump thì chỉ có 12.000 người sẽ được phép nhập cảnh. Những ngoại lệ này có thể được thực hiện nếu như Bộ trưởng An Ninh nội địa Hoa Kỳ đồng ý.

“Vấn đề an toàn cũng như an ninh của mọi công dân Hoa Kỳ là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, một quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Hoa Kỳ đã miêu tả những người tị nạn là những người có “mối bận tâm về nhân đạo cách đặc biệt” đã bị bách hại vì chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị hoặc là thành viên trong một nhóm xã hội cụ thể nào đó.

Một phân tích của Associated Press cho thấy gần một nửa số người tị nạn đã nhập cảnh trong năm tài chính 2017 đến từ bảy quốc gia đa số là những người Hồi giáo có tên trong một sắc lệnh trước đó. Đặc biệt, những người tị nạn đến từ Syria đã gia tăng trong 12 tháng qua. Sự góp phần của Miến Điện đã giảm từ 26% vào năm 2015 xuống chỉ còn 8% số người tị nạn cho đến nay trong năm tài chính này.

Associated Press cũng nhận thấy những người tị nạn từ Bhutan và Afghanistan chiếm tỷ lệ nhỏ hơn vào năm 2017 so với những năm trước.

Khoảng 210.000 người tị nạn, chủ yếu là người Việt Nam và người Campuchia, đã đến Hoa Kỳ vào năm 1980, một con số cao nhất so với những năm khác. Số người tị nạn giảm xuống còn dưới 30.000 người sau khi các quy định nhập cư nghiêm ngặt mới đã được đưa ra. Nhưng con số những người tị nạn đã tăng khá đều kể từ năm 2004, và tổng số người nhập cư tị nạn đạt con số 85.000 người vào năm ngoái.

Hành trình của những người tị nạn tại Miến Điện bắt đầu ở một số nơi nghèo nàn nhất trên trái đất: những làng mạc xa xôi ở những vùng chịu ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột nặng nề. Họ trả cho những kẻ buôn lậu lên tới 500 đô la cho cuộc hành trình hết sức bi thảm kéo dài suốt hai tuần lễ. Một số phải dừng chân tại Thái Lan – nơi có khoảng 100.000 người sống trong các trại tị nạn, được dân chúng địa phương biết đến như là “những nơi trú ẩn tạm thời”. Các quan chức Thái Lan đã không cho phép Associated Press tới thăm.

Tại Malaysia có khoảng 130.000 người tị nạn Miến Điện đang chờ để được tái định cư. Họ sống trong các khu phố nghèo nhất của Kuala Lumpur, những bức tường ván ép tạm thời đã phân chia các căn hộ 2 phòng ngủ bình thường thành nơi sinh sống cho mỗi gia đình khoảng 6 người hết sức ngột ngạt, một sự tương phản rõ ràng với những tòa nhà chọc trời lấp lánh của thành phố. Họ có thể sẽ phải ở lại đây trong nhiều năm, đồ đạc của họ được đóng trong hành lý để họ có thể ở gần Liên Hiệp Quốc và Đại sứ quán Hoa Kỳ nếu như được gọi để có được tem thị thực hoặc gặp gỡ các quan chức.

Đầu tuần này, Tin – một người mẹ đang chờ đợi để được Đại sứ quán gọi – đã bỏ lại đứa con út của mình tại một trường học tình nguyện. Một giáo viên đã viết vài từ trên bảng, và yêu cầu học sinh cho ba cụm từ mô tả.

Bauri Ram, 11 tuổi, nhìn chằm chằm vào dòng chữ của mình – Tổng thống.

“Donald Trump”, một học sinh khác viết. “Hãy giúp đỡ người khác”.

Bauri Ram đã chọn viết màu xanh và viết: “Họ giúp đỡ những người tị nạn”.

Hoyer báo cáo từ Washington. Maureen Linke – một nhà báo thuộc tổ chức Associated Press tại Washington đã đóng góp cho báo cáo này.

Minh Tuệ chuyển ngữ

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube