Các Giáo hội EU nhấn mạnh công lý sinh thái, công lý xã hội và sự đóng góp là chìa khóa để phục hồi kinh tế hậu COVID-19

(Source: COMECE/CEC)

(Nguồn: COMECE/CEC)

Một phái đoàn đại kết bao gồm Ủy ban Hội đồng Giám mục Liên minh Châu Âu (COMECE), Hội đồng các Giáo hội Châu Âu (CEC)Giáo hội Tin lành ở Đức (EKD) đã có cuộc họp trực tuyến vào Thứ Ba ngày 27 tháng 10 năm 2020 với ông Michael Roth, Bộ trưởng các vấn đề Châu Âu tại Văn phòng Đối ngoại Liên bang Đức, để trao đổi về các ưu tiên của Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu của Đức.

Trong cuộc họp, phái đoàn đã trình bày những suy tư, đề xuất và khuyến nghị chính sách, đề cập đếnn hững ưu tiên cấp bách đối với Chủ tịch EU như quá trình khôi phục hậu COVID-19, các vấn đề về khí hậu, vấn đề di cư và tị nạn, và Hội nghị sắp tới về Tương lai của Châu Âu.

Trong bối cảnh hiện nay, được đánh dấu mạnh mẽ bởi đại dịch COVID-19, phái đoàn các Giáo hội EU nhấn mạnh sự cần thiết của Liên minh Châu Âu để khẳng định và thể hiện tinh thần liên đới bằng cách hỗ trợ mỗi Quốc gia thành viên trong việc phục hồi, thông qua công lý sinh thái, công lý xã hội và sự đóng góp, từ đó chuyển đổi cuộc khủng hoảng đầy kịch tính và đau khổ này trở thành một cơ hội.

Các Giáo hội đã khuyến khích Chủ tịch EU tạo điều kiện cho cuộc đối thoại hiệu quả giữa các Quốc gia Thành viên để tiến hành nhanh chóng hướng tới một thỏa thuận về Kế hoạch Phục hồi. “Sự chậm trễ – phái đoàn nhấn mạnh – sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các lĩnh vực phụ thuộc vào các quỹ của EU nhằm giảm thiểu tác động do cuộc khủng hoảng COVID-19 và ảnh hưởng tiêu cực đến những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong các xã hội của chúng ta”.

Trong khi hoan nghênh Thỏa thuận Xanh châu Âu như là một chiến lược đầy tham vọng, phái đoàn nhấn mạnh “tầm quan trọng cốt yếu của việc đạt được một quá trình chuyển đổi công bằng về mặt xã hội, dung hòa khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế với một nền kinh tế và xã hội bền vững”.

Dựa trên Hiệp ước Liên minh Châu Âu về Di cư và Tị nạn mới được thông qua gần đây do Ủy ban Châu Âu đề xuất vào tháng 9 năm 2020, các Giáo hội hoan nghênh ý tưởng thiết lập một khuôn khổ toàn diện mới, nhằm tạo ra một cơ chế quản lý di cư công bằng và có thể dự đoán được.

Phái đoàn đại kết cũng kêu gọi EU và các Quốc gia Thành viên hành động trong tinh thần liên đới và trách nhiệm cụ thể đối với những người di cư và những người tị nạn, đồng thời nhấn mạnh rằng việc cứu hộ những người gặp nạn trên biển là một nghĩa vụ luân lý và pháp lý cần được tất cả các Quốc gia và các tổ chức phi Nhà nước tôn trọng.

Cuộc gặp gỡ này cũng là cơ hội để trao đổi về Hội nghị về Tương lai của Châu Âu. Các Giáo hội EU bày tỏ sự sẵn sàng của mình trong việc “đóng góp và tham gia Hội nghị một cách tích cực và mang tính xây dựng” theo Điều 17 (3) TFEU và cùng với các bên liên quan khác, cung cấp đầu vào cho một cấu trúc thể chế phục vụ tốt hơn cho thiện ích chung, thúc đẩy việc đối thoại và các chính sách lấy con người làm trọng tâm.

Sự kiện này diễn ra sau cuộc họp trù bị đầu tiên được tổ chức vào tháng 7 năm 2020, trong đó các Giáo hội EU đã trình bày đóng góp chung của họ trong chương trình Chủ tịch EU của Đức cho ông Michael Clauss, Đại sứ tại Cơ quan đại diện thường trực của Đức tại EU.

Các cuộc họp với các Chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU là một phần của truyền thống lâu đời được hỗ trợ bởi Điều 17 của Hiệp ước về Chức năng của EU (TFEU), dự kiến một cuộc đối thoại cởi mở, minh bạch và thường xuyên giữa các thể chế và các Giáo hội của EU.

Cuộc họp được tổ chức bằng hội nghị truyền hình. Phái đoàn của các Giáo hội EU bao gồm:

– Đức Cha. Franz-Josef Overbeck, Giám mục Địa phận Essen và Phó Chủ tịch COMECE;

– Đức Giám mục Frank Otfried July, Giám đốc Ủy ban các vấn đề Châu Âu EKD;

– Linh mục Manuel Barrios Prieto, Tổng thư ký COMECE;

– Jørgen Skov Sørensen, Tổng thư ký CEC;

– Lena Kumlin, Cố vấn Chính sách cấp cao của CEC tại EU;

– Katrin Hatzinger, Giám đốc văn phòng EKD Brussels;

– Gabriela Schneider, Cố vấn Chính sách của Ủy ban Giám mục Đức, Văn phòng Công giáo;

– Oliver Thomas Rau, Cố vấn của Hội đồng Giám mục Đức;

– Friederike Ladenburger, Cố vấn Pháp lý COMECE về Đạo đức, Nghiên cứu và Y tế;

– Stephan Iro, Đại diện của Hội đồng EKD.

Minh Tuệ (theo Novena)

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube