Bức tường Berlin: biểu tượng của sự hòa giải nhân Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo

Hôm nay thứ tư ngày 18/1, đánh dấu khởi đầu Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô Giáo, chủ đề năm nay sẽ tập trung vào vấn đề ‘Hòa giải – Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi’.

tường Berlin

Lễ kỷ niệm hàng năm sẽ bế mạc tại Rome với giờ Kinh Chiều do ĐTC Phanxicô chủ sự tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành vào ngày 25/1.

Bối cảnh đại kết nhân Tuần Lễ Cầu Nguyện cho sự Hiệp Nhất Kitô Giáo năm nay là kỷ niệm 500 năm phong trào Cải Cách. Vì lý do đó, Hội đồng các Giáo Hội Kitô giáo tại Đức – nơi cuộc cải cách khởi sự – đã được đề nghị chuẩn bị tài liệu để sử dụng trong các cộng đồng địa phương trên khắp thế giới.

Để tìm hiểu thêm, Philippa Hitchen – cộng tác viên Vatican Radio – đã có buổi gặp gỡ nói chuyện với Cha Tony Currer – phụ trách quan hệ với Anh giáo và Methodist tại Hội đồng Giáo hoàng về Hiệp nhất Kitô giáo. Cha đã theo dõi chặt chẽ các công việc chuẩn bị cho tuần lễ cầu nguyện cho Hiệp nhất Kitô giáo này và Ngài cũng lưu ý rằng cũng như việc nhìn lại biến cố 500 năm, các nhóm của Đức cũng đã sử dụng một biểu tượng gần đây về sự chia rẽ – bức tường Berlin – để suy tư về ý nghĩa của sự hòa giải…

Cha Tony Currer giải thích rằng việc kỷ niệm Cuộc Cải cách không chỉ nhắc đến “sự chia rẽ đau đớn của đại gia đình Kitô giáo” mà còn nhắc đến”những hậu quả của thời điểm đó là do chúng ta và đặc biệt là đặt tâm điểm vào Chúa Kitô”.

Nhận định về chủ đề cho tuần lễ cầu nguyện năm nay, Cha Currer nói: “Không phải ngẫu nhiên mà Chúa Kitô được đặt làm tâm điểm của chủ đề – tình yêu Đức Kitô thúc bách chúng tôi. Việc tập trung vào một điều gì đó khiến tất cả chúng ta có thể được hiệp nhất nên một, tập trung vào Chúa Giêsu và một cam kết mới của các Kitô hữu tập trung vào Chúa Kitô và Ơn Cứu Chuộc, sự cứu rỗi mà Ngài đã giành cho chúng ta”.

Cha Currer cho biết các Giáo Hội tại Đức đã rất khéo léo khi lựa chọn hình ảnh bức tường Berlin như một dấu hiệu của sự chia rẽ. “Bức tường đó gây ra sự chia rẽ nơi các gia đình”, Cha Currer nói. “Vâng, sự chia rẽ của các Kitô hữu đã chia rẽ các gia đình và đó là một thực tế đau đớn đối với rất nhiều người, cũng giống như bức tường này đã gây ra cho họ”.

Các Giáo Hội tại Đức nhấn mạnh rằng ánh sáng của những ngọn nến sáng cùng với những lời cầu nguyện đã góp phần trong việc đánh sập bức tường ngăn cách ấy.

 “Đó là một hình ảnh tuyệt vời về sự chia rẽ cũng như những rào cản đã được đánh sập bởi những người dân rất đỗi bình thường, đã làm một điều gì đó mà không ai có thể ngăn cản họ được: trở về với Thiên Chúa cách sâu thẳm nơi tâm hồn bằng lời cầu nguyện và những ngọn nến sáng. Và do đó, lời cầu nguyện của chúng ta trong tuần lễ cầu nguyện cho sự Hiệp nhất Kitô giáo này dựa trên hình ảnh những ngọn nến rực sáng và những lời cầu nguyện trong niềm xác tín rằng chúng ta có thể làm suy yếu các bức tường này, chúng ta có thể đánh sập những bức tường ngăn cách ấy xuống, chúng ta rồi cũng sẽ có thể chấm dứt sự chia rẽ vốn đã chia cách biết bao gia đình và tách chúng ta ra khỏi anh chị em của chúng ta trong Chúa Kitô”.

Minh Tuệ chuyển ngữ  

 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube