Với sự cai trị kéo dài của Tập Cận Bình, các Kitô hữu sẽ tồn tại thế nào tại Trung Quốc?

  • Tin tức
  • Thứ Năm, 08-03-2018 | 14:41:07

Hội nghị vào tháng này của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc, được triệu tập vào ngày 5 tháng 3, có thể sẽ phê chuẩn một sự thay đổi hiến pháp nhằm loại bỏ giới hạn về thời hạn và đồng thời cho phép chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục nắm giữ quyền lực cho đến năm 2023.

Chinese_President_Xi_Jinping_at_a_press_conference_after_a_meeting_with_the_German_Chancellor_in_Berlin_July_5_2017_Credit_360b_Shutterstock_CNATập Cận Bình, người đảm nhiệm chức vụ vào tháng 3 năm 2013, đã giám sát một chiến dịch quốc gia nhằm phá hủy các nhà thờ và dỡ bỏ hơn 1000 cây Thánh giá khỏi các nhà thờ của Trung Quốc trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên của mình với tư cách là chủ tịch, khiến cho những người ủng hộ nhân quyền tự hỏi việc củng cố quyền lực mới nhất của ông có ý nghĩa gì đối với tương lai của vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc.

“Dưới thời chủ tịch Tập Cận Bình, mức độ tự do tôn giáo tổng thể trong nước đã suy giảm”, Benedict Rogers, trưởng nhóm Đông Á của Tổ chức Christian Solidarity Worldwide, phát biểu với CNA.

“Xu hướng đi xuống này phù hợp với một khuôn mẫu rộng lớn hơn đối với việc đàn áp nhân quyền ngày càng gia tăng dưới thời Tập Cận Bình, được đi kèm và thể hiện thông qua một không gian bị thu hẹp đối với xã hội dân sự, một sự nhạy cảm cao hơn đối với những thách thức được nhận thức đối với sự cai trị của Đảng, và việc đưa ra các đạo luật vốn cắt hạn chế các quyền về dân sự và chính trị nhân danh vấn đề an ninh quốc gia”, Rogers tiếp tục.

Chỉ một tuần trước Đại hội thường niên của Trung Quốc, các quan chức chính quyền địa phương đã cưỡng bức loại bỏ những cây Thánh giá, các bức tượng và tháp chuông khỏi các nhà thờ Công giáo tại thành phố Yining vào ngày 27 Tháng Hai, theo Hội Liên hiệp Thông tin Công giáo Á Châu (Union of Catholic Asia News – UCA News).

Vào ngày 27 tháng 12, một nhà thờ Công giáo khác cách đó 200 dặm ở tỉnh Thiểm Tây đã bị phá hủy hoàn toàn mặc dù trước đây đã nhận được giấy phép hợp pháp của Cục Tôn giáo, theo Asian News.

Cục Tôn giáo địa phương “đã cử hàng chục quan chức cùng với máy móc hạng nặng tới một nhà thờ Công giáo địa phương. Thánh giá bị phá hủy và các bức tượng bị tịch thu, Nhà tạm Thánh Thể, và các vật dụng tôn giáo khác như khăn trải bàn thờ và ghế ngồi cũng đã vị xúc phạm, họ đã phá hủy ngôi Thánh đường”, tổ chức China Aid đưa tin.

Việc loại bỏ và phá hủy Thánh giá là một phần của một chiến dịch quốc gia được đưa ra vào tháng 3 năm 2013 khi Tập Cận Bình lên nắm quyền lực ở Trung Quốc.

“Vào giữa năm 2016, những cây Thánh giá đã bị tháo dỡ khỏi tháp chuông hoặc mặt tiền của ít nhất 1.500 nhà thờ, và hơn 20 nhà thờ đã bị phá hủy”, Sarah Cook, một học giả thuộc Tổ chức Freedom House, đã viết trong một báo cáo đặc biệt “Cuộc chiến tâm linh của Trung Quốc: Sự phục hưng Tôn giáo, Cuộc đàn áp, và Cuộc phản kháng dưới thời Tập Cận Bình”, được xuất bản vào tháng 2 năm 2017.

Trong bài phát biểu về chính sách tôn giáo của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2016, Tập Cận Bình đã phát biểu với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ phải “kiên quyết bảo vệ chống lại sự xâm nhập của nước ngoài thông qua các phương tiện tôn giáo” và đồng thời nhấn mạnh rằng tôn giáo ở Trung Quốc cần phải được “hnas hóa” hoặc thích ứng với bản sắc Trung Quốc, theo tờ New York Times.

“Thực tế vẫn còn chưa rõ ràng về điều mà các nhà lãnh đạo đảng có ý nói tới bằng việc Hán hóa tôn giáo, nhưng một số thay đổi bề ngoài đã được quan sát thấy. Một trong số những tháy đổi đó liên quan đến việc “bản địa hoá” kiến trúc của các ngôi Thánh đường, có hiệu lực trong việc làm giảm tầm nhìn công cộng của họ”, bà Cook phân tích.

“Theo ông Tập … các cơ chế pháp lý mới đã hệ thống hóa những hạn chế không chính thức trước đây. Sự đàn áp không nương tay đối với những địa điểm thờ phượng chưa được đăng ký và thậm chí được nhà nước phê chuẩn cũng như các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng đã gia tăng, với việc một số giáo sĩ bị cầm tù trong thời gian dài”, bà Cook tiếp tục. “Những hạn chế đối với khả năng tham gia vào đời sống tôn giáo của trẻ em cũng đã tăng lên nhiều lần”.

Các nhà thờ ở Trung Quốc phải treo thông báo ở lối ra vào cấm trẻ em dưới 18 tuổi theo các quy định đã được đưa ra vào tháng Hai này.

“Vào ngày 1 tháng 2 năm 2018, các quy định sửa đổi về các vấn đề tôn giáo trở nên có hiệu lực đã được nhìn nhận rộng rãi như là những hạn chế hơn nữa đối với đời sống tôn giáo. Các quy định vẫn tiếp tục thực hiện việc bảo vệ chỉ những nhóm đã được đăng ký hợp pháp với các hiệp hội tôn giáo được nhà nước cấp phép. Việc đăng ký là bắt buộc, không có sự lựa chọn nào khác, khiến cho các nhóm tôn giáo chống lại sự giám sát của chính phủ trở thành “bất hợp pháp”. Những sửa đổi này dường như hệ thống hóa việc tăng cường kiểm soát và áp lực lên các hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc”, ông Rogers phát biểu với CNA.

Có khoảng 60 đến 80 triệu tín hữu Tin lành Trung Quốc và khoảng 12 triệu người Công giáo ở Trung Quốc, phân chia đều giữa các nhà thờ đã được đăng ký và không đăng ký ở cả hai nhóm, theo báo cáo năm 2017 của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc của Hoa Kỳ.

“Các lực lượng an ninh trên khắp đất nước đã bắt giữ, tra tấn, hoặc giết hại các tín hữu thuộc các tôn giáo khác nhau mỗi ngày. Cách thức một nhóm hoặc cá nhân được đối xử tùy thuộc phần lớn vào mức độ của sự đe dọa đã được nhận thức hoặc quyền lợi đối với lợi ích của đảng, cũng như quyền tùy ý định đoạt của các cán bộ địa phương”, theo nghiên cứu của Freedom House mà trong đó bà Cook đã kết luận như sau:

“Nhìn về tương lai, Tập Cận Bình và các đồng cấp của ông ta sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn quan trọng: Liệu họ có nhận ra những sai lầm của họ và nới lỏng việc kiểm soát tôn giáo, hoặc họ đang quyết tâm thực hiện một hình thức gia tăng dần dần việc đàn áp và cưỡng chế vốn có thể đe doạ tính hợp pháp và ổn định lâu dài của chế độ? Quyết định của họ sẽ rất quan trọng trong việc xác định cái giá phải trả sau cùng của cuộc chiến đang diễn ra đối với đời sống tâm linh tại Trung Quốc”.

Minh Tuệ chuyển ngữ 

Bài liên quan

Bài mới

Facebook

Youtube